Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 469778
Nguyên nhân chủ yếu nào làm cho tỉ lệ dân thành thị của Đông Nam Bộ cao nhất cả nước?
- A. Dân di cư vào thành thị nhiều
- B. Nông nghiệp kém phát triển
- C. Tốc độ công nghiệp hóa nhanh nhất
- D. Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn cao
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 469785
Cho biểu đồ:
Biểu đồ thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2000 – 2015
Nhận xét nào sau đây không đúng:
- A. Số dân thành thị đông, tăng nhanh và liên tục
- B. Tỉ lệ dân thành thị cao trên 80% và tăng liên tục
- C. Tỉ lệ dân thành thị có sự biến động nhẹ
- D. Giai đoạn 2000 – 2005, tỉ lệ dân thành thị tăng lên, giai đoạn sau giảm
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 469793
Đâu là đặc điểm dân cư – xã hội không đúng với Đông Nam Bộ?
- A. Là vùng đông dân
- B. Mật độ dân số cao nhất cả nước
- C. Người dân năng động, sáng tạo
- D. Có nhiều di tích lịch sử, văn hóa
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 469801
Thế mạnh của nguồn lao động ở vùng Đông Nam Bộ không phải là gì?
- A. Có kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai
- B. Nguồn lao động dồi dào
- C. Nhiều lao động lành nghề, có trình độ cao
- D. Năng động, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học - kĩ thuật
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 469803
Dòng sông nào có vai trò quan trọng nhất đối với Đông Nam Bộ?
- A. Sông Sài Gòn
- B. Sông Đồng Nai
- C. Sông Vàm Cỏ Đông
- D. Sông Bé
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 469826
Đâu là hạn chế về điều kiện tự nhiên đối với phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ?
- A. Đất đai kém màu mỡ, thời tiết diễn biến thất thường
- B. Trên đất liền ít khoáng sản, diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp
- C. Tài nguyên sinh vật hạn chế và có nguy cơ suy thoái
- D. Mùa khô kéo dài gây thiếu nước nghiêm trọng
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 469831
Vùng Đông Nam Bộ có thế mạnh trong khai thác thủy sản nhờ đâu?
- A. Mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt
- B. Có nhiều ao hồ, đầm
- C. Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú
- D. Các bãi triều, đầm phá, vũng vịnh
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 469832
Đâu là tài nguyên khoáng sản giàu có ở vùng thềm lục địa phía nam của Đông Nam Bộ?
- A. Titan
- B. Cát thủy tinh
- C. Muối khoáng
- D. Dầu khí
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 469836
Đâu là nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp của Đông Nam Bộ?
- A. Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng
- B. Tiếp tục tăng cường vai trò của thành phần kinh tế Nhà nước
- C. Đầu tư theo chiều sâu, có sự liên kết trên toàn vùng, kết hợp với bảo vệ môi trường
- D. Mở rộng thị trường, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 469852
Đâu là nguyên nhân làm cho thủy lợi trở thành vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong phát triển nông, lâm nghiệp theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ?
- A. Mùa khô kéo dài sâu sắc, nhiều vùng thấp bị ngập úng vào mùa mưa
- B. Chủ yếu là đất xám phù sa cổ, độ phì kém và khó giữ nước
- C. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp cần nhiều nước tưới
- D. Mạng lưới sông ngòi ít, chủ yếu sông nhỏ ít nước
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 469856
Mối liên hệ giữa việc khai thác dầu khí ở thềm lục địa phía Nam với nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trên biển Đông của Đông Nam Bộ, cần chú ý điều gì?
- A. Tránh rò rỉ, tràn dầu làm ô nhiễm môi trường biển ảnh hưởng đến ngành thủy sản
- B. Đầu tư phương tiện kĩ thuật khai thác hiện đại, tàu thuyền có công suất lớn
- C. Khai thác hợp lí, tránh làm cạn kiệt tài nguyên
- D. Gắn khai thác với chế biến đề mang lại giá trị xuất khẩu cao
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 469860
Đâu không phải là điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự phát triển của cây cao su ở Đông Nam Bộ?
- A. Đất badan, đất xám bạc màu tập trung với diện tích lớn
- B. Khí hậu xích đạo nóng ẩm, thời tiết ổn định, ít gió mạnh
- C. Nguồn nước dồi dào từ hệ thống sông, hồ
- D. Địa hình đồng bằng rộng lớn, thấp, bằng phẳng
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 469863
Nhận định nào sau đây không thể hiện đúng đặc điểm ngành công nghiệp Đông Nam Bộ?
- A. Công nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh
- B. Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng
- C. Cơ cấu sản xuất đa dạng nhưng chưa cân đối
- D. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và phát triển
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 469866
Đâu là nhiệm vụ quan trọng trong ngành lâm nghiệp đang được các địa phương ở Đông Nam Bộ đầu tư?
- A. Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn
- B. Tăng sản lượng khỗ khai thác
- C. Phát triển công nghiệp sản xuất gỗ giấy
- D. Tìm thị trường cho việc xuất khẩu gỗ
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 469870
Đâu là vấn đề có ý nghĩa hàng đầu trong việc đấy mạnh phát triển cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ?
- A. Giống
- B. Thị trường
- C. Vốn đầu tư
- D. Thủy lợi
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 469873
Chăn nuôi gia súc, gia cầm của vùng được chú trọng phát triển theo hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi nào?
- A. Nửa chuồng trại
- B. Chuồng trại
- C. Công nghiệp
- D. Bán thâm canh
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 469878
Cho bảng số liệu:
Tỉ trọng một số tiêu chí dịch vụ ở Đông Nam Bộ so với cả nước (cả nước =100%)
Nhận xét không đúng về một số tiêu chí dịch vụ của Đông Nam Bộ so với cả nước là:
- A. Tổng mức bán lẻ hàng hóa của vùng chiếm hơn 1/2 so với cả nước và tăng lên
- B. Tổng mức bán lẻ hàng hóa của vùng chiếm hơn 1/3 so với cả nước và giảm nhẹ
- C. Số lượng hành khách vận chuyển của vùng chiếm gần 1/3 cả nước và giảm nhẹ
- D. Khối lượng hàng hóa vận chuyển chiếm tỉ trọng khá lớn, nhìn chung có xu hướng giảm
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 469892
Cho bảng số liệu:
Diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tỉ trọng diện tích, dân số, GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước năm 2002 là:
- A. Biểu đồ đường
- B. Biểu đồ miền
- C. Biểu đồ tròn
- D. Biểu đồ cột chồng.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 469896
Đâu là nhân tố chủ yếu khiến lượng khách du lịch đến thành phố Hồ Chí Minh ngày một đông?
- A. Vị trí địa lí thuận lợi, có nhiều di tích văn hóa lịch sử, nhà hàng khách sạn
- B. Chính sách bảo hiểm du lịch cao và đảm bảo; không khí trong lành
- C. Vị trí nằm ở khu vực trung tâm của Đông Nam Á
- D. Đội ngũ lao động ngành du lịch có trình độ cao, hệ thống tiếp thị tốt
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 469900
Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài, nguyên nhân không phải vì sao?
- A. Vị trí địa lí thuận lợi cho giao thương trong nước và quốc tế
- B. Dân cư đông, có tay nghề cao; cơ sở hạ tầng – kĩ thuật khá đồng bộ
- C. Chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài
- D. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất cả nước
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 469903
Đâu là đặc điểm kinh tế thuận lợi nhất cho hoạt động xuất nhập khẩu của Đông Nam Bộ?
- A. Vị trí trung tâm của Đông Nam Á, gần các tuyến hàng không, hàng hải quốc tế
- B. Là vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta
- C. Dân cư đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn
- D. Nền kinh tế phát triển năng động nhất cả nước, đặc biệt là công nghiệp
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 469908
Đâu không phải là đặc điểm của khu vực dịch vụ ở Đông Nam Bộ?
- A. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của vùng
- B. Hoạt động xuất, nhập khẩu dẫn đầu cả nước
- C. TP. Hồ Chí Minh là trung tâm dịch vụ lớn nhất
- D. Dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 469911
Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?
- A. Bình Dương
- B. Đồng Nai
- C. Vĩnh Long
- D. Long An
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 469913
Ngành công nghiệp nào sử dụng lao động có trình độ kĩ thuật, tay nghề cao ở Đông Nam Bộ?
- A. Công nghiệp dầu khí
- B. Công nghiệp chế biến thực phẩm
- C. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
- D. Công nghiệp chế biến lâm sản
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 469918
Đâu là ý nghĩa lớn nhất về mặt kinh tế của rừng ngập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long?
- A. Cung cấp gỗ và chất đốt
- B. Bảo tồn nguồn gen sinh vật
- C. Chắn sóng, chắn gió, giữ đất
- D. Phát triển du lịch sinh thái
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 469921
Đâu không phải là thế mạnh về tự nhiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
- A. Đồng bằng rộng lớn, khá bằng phẳng, đất phù sa châu thổ màu mỡ
- B. Khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng ẩm quanh năm, lượng mưa dồi dào
- C. Biển và hải đảo có nguồn hải sản phong phú
- D. Khoáng sản đa dạng và giàu có, trữ lượng lớn
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 469924
Đâu là lợi thế lớn nhất cho phát triển thủy sản nước ngọt của đồng bằng sông Cửu Long?
- A. Vùng biển rộng, ấm, nhiều ngư trường lớn
- B. Nhiều vũng vịnh, đầm phá, cửa sông ven biển
- C. Các ao, hồ nước ngọt
- D. Sông, ngòi, kênh rạch chằng chịt, các vùng trũng ngập nước
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 469928
Đâu không phải là thế mạnh của dân cư – lao động ở Đồng bằng sông Cửu Long?
- A. Nguồn lao động dồi dào
- B. Cần cù, có nhiều kinh nghiệm sản xuất
- C. Trình độ lao động cao, có chuyên môn tốt
- D. Đem lại nguồn lao động dồi dào
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 469932
Nhận định nào sau đây không phải là đặc điểm dân cư - xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long?
- A. Trình độ dân trí thấp
- B. Nơi cư trú của người Chăm, Khơ-me, Hoa
- C. Dân cư đông, thị trường tiêu thụ lớn
- D. Tỉ lệ dân thành thị cao
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 469939
Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên thuận lợi để trồng lúa không phải do nguyên nhân nào?
- A. Sự đa dạng sinh học trên cạn và dưới nước
- B. Khí hậu cận xích đạo nóng quanh năm
- C. Địa hình thấp và bằng phẳng
- D. Diện tích đất nông nghiệp lớn
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 469944
Các thành phần dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long gồm người nào?
- A. Kinh, Khơ – me, Hoa, Chăm
- B. Kinh, Hoa, Tày, Thái
- C. Chăm, Mông, Khơ – me, Kinh
- D. Kinh, Gia-rai, Hoa, Khơ-me
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 469948
Để khai thác các lợi thế kinh tế do lũ mang lại ở Đồng bằng sông Cửu Long, phương hướng chủ yếu hiện nay là gì?
- A. Xây dựng hệ thống đê điều
- B. Chủ động sống chung với lũ
- C. Tăng cường công tác dự báo lũ
- D. Đầu tư cho các dự án thoát lũ
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 469953
Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 20, hãy cho biết tỉnh có sản lượng thủy sản khai thác lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long là:
- A. An Giang
- B. Kiên Giang
- C. Cà Mau
- D. Bạc Liêu
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 469971
Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long, nguyên nhân chủ yếu vì sao?
- A. Có thế mạnh về nguồn lao động dồi dào, không yêu cầu trình độ cao
- B. Nguyên liệu phong phú từ sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp
- C. Nhu cầu tiêu thụ lớn của thị trường trong và ngoài nước
- D. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 469975
Đâu là ý nghĩa xã hội của việc sản xuất lương lương thực thực phẩm ở đồng bằng sông Cửu Long?
- A. Đảm bảo vấn đề an ninh lương thực quốc gia
- B. Cung cấp mặt hàng lúa gạo xuất khẩu có giá trị, thu nhiều ngoại tệ
- C. Cung cấp nguồn phụ phẩm cho ngành chăn nuôi
- D. Góp phần sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 469980
Đâu là nguyên nhân quan trọng nhất khiến giao thông đường thủy giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long?
- A. Vùng xảy ra lũ lụt và ngập úng quanh năm
- B. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
- C. Địa hình thấp, nền đất yếu nên đường ô tô, đường sắt không phát triển
- D. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa cồng kềnh
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 469988
Đâu là nguyên nhân chủ yếu khiến đàn vịt phát triển mạnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long?
- A. Nguồn thức ăn từ ngành trồng trọt lớn, dịch vụ thú y phát triển
- B. Mặt nước nuôi thả và nguồn thức ăn từ trồng trọt, thủy sản lớn
- C. Khí hậu thuận lợi, thị trường tiêu thụ rộng lớn
- D. Nguồn thức ăn công nghiệp lớn và kinh nghiệm của người dân
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 469991
Nhận định nào sau đây không đúng khi nhận xét về ngành nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long?
- A. Diện tích và sản lượng lúa cao nhất
- B. Là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất
- C. Sản lượng thủy sản lớn nhất
- D. Năng suất lúa cao nhất
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 469994
Đâu là loại hình giao thông giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long?
- A. Đường ô tô
- B. Đường thủy
- C. Đường hàng không
- D. Đường biển
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 469997
Đâu là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đồng bằng sông Cửu Long?
- A. Gạo, thủy sản đông lạnh, than
- B. Gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả
- C. Gạo, hoa quả, hàng dệt may
- D. Gạo, gỗ, xi măng