Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 413172
Đối tượng nghiên cứu nào sau đây thuộc lĩnh vực Vật Lí?
- A. Dòng điện không đổi.
- B. Hiện tượng quang hợp.
- C. Sự phát triển và sinh trưởng của các loài trong thế giới tự nhiên.
- D. Sự cấu tạo chất và sự biến đổi các chất.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 413174
Đối tượng nghiên cứu nào sau đây không thuộc lĩnh vực Vật Lí?
- A. Vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng trong tự nhiên.
- B. Các chất và sự biến đổi các chất, các phương trình phản ứng của các chất trong tự nhiên.
- C. Trái Đất.
- D. Vũ trụ (các hành tinh, các ngôi sao…).
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 413177
Các nhà triết học tìm hiểu thế giới tự nhiên dựa trên quan sát và suy luận chủ quan thể hiện ở nội dung nào sau đây?
- A. Vật nặng bao giờ cũng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
- B. Các quả tạ nặng khác nhau rơi đồng thời từ tầng cao của tòa tháp nghiêng ở thành phố Pi-da (Italia) nhận thấy chúng rơi đến mặt đất gần như cùng một lúc.
- C. Một cái lông chim và một hòn bi chì rơi nhanh như nhau khi được thả rơi cùng lúc trong một ống thủy tinh đã hút hết không khí.
- D. Hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 413179
Các lĩnh vực Vật lí mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở?
- A. Cơ học, điện học, quang học, nhiệt học, âm học.
- B. Cơ học, điện học, quang học, lịch sử.
- C. Cơ học, điện học, văn học, nhiệt động lực học.
- D. Cơ học, điện học, nhiệt học, địa lí.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 413180
Thiết bị nào sau đây không có ứng dụng các kiến thức về nhiệt?
- A. Đồng hồ đo nhiệt.
- B. Nhiệt kế điện tử.
- C. Máy đo nhiệt độ tiếp xúc.
- D. Kính lúp.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 413183
DC hoặc dấu - là kí hiệu mô tả đại lượng nào sau đây?
- A. Dòng điện xoay chiều.
- B. Dòng điện một chiều.
- C. Dòng điện không đổi.
- D. Máy biến áp.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 413184
AC hoặc dấu ~ là kí hiệu mô tả đại lượng nào sau đây?
- A. Dòng điện xoay chiều.
- B. Dòng điện một chiều.
- C. Dòng điện không đổi.
- D. Máy biến áp.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 413187
Khi sử dụng các thiết bị điện trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý điều gì?
- A. Cần quan sát kĩ các kí hiệu và nhãn thông số trên thiết bị để sử dụng đúng chức năng, đúng yêu cầu kĩ thuật.
- B. Khởi động luôn hệ thống và tiến hành thí nghiệm.
- C. Quan sát sơ bộ các kí hiệu rồi khởi động hệ thống để tiến hành thí nghiệm.
- D. Không cần sử dụng đúng chức năng của thiết bị.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 413189
Khi sử dụng các thiết bị nhiệt và thủy tinh trong phòng thí nghiệm Vật lí chúng ta cần lưu ý điều gì?
- A. Quan sát kĩ các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của dụng cụ thí nghiệm, chức năng của dụng cụ.
- B. Tiến hành thí nghiệm không cần quan sát vì tin tưởng vào dụng cụ phòng thí nghiệm.
- C. Quan sát các kí hiệu trên thiết bị, đặc điểm của các dụng cụ thí nghiệm, có thể dùng dụng cụ này thay thế cho dụng cụ khác.
- D. Có thể sử dụng mọi ống thủy tinh trong phòng thí nghiệm vào tất cả các thí nghiệm.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 413190
Những dụng cụ nào sau đây trong phòng thí nghiệm Vật lí thuộc loại dễ vỡ?
- A. đèn cồn, các hóa chất, những dụng cụ bằng nhựa như ca nhựa,...
- B. ống nghiệm, đũa thủy tinh, nhiệt kế, cốc thủy tinh, kính....
- C. lực kế, các bộ thí nghiệm như là ròng rọc, đòn bẩy....
- D. đèn cồn, hóa chất, ống nghiệm…
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 413192
Vật nào sau đây được coi là chất điểm?
- A. Một xe máy đi từ TP Hồ Chí Minh ra Hà Nội.
- B. Một xe ô tô khách loại 45 chỗ ngồi chuyển động từ giữa sân trường ra cổng trường.
- C. Một bạn học sinh đi từ nhà ra cổng.
- D. Một bạn học sinh đi từ cuối lớp lên bục giảng.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 413193
Trường hợp nào dưới đây không thể coi vật là chất điểm?
- A. Viên đạn đang chuyển động trong không khí.
- B. Trái Đất trong chuyển động quay quanh Mặt Trời.
- C. Viên bi trong sự rơi từ tầng thứ năm của một tòa nhà xuống đất.
- D. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 413195
‘‘Lúc 15 giờ 30 phút hôm qua, xe chúng tôi đang chạy trên quốc lộ 5, cách Hải Dương 10 km”. Việc xác định vị trí của ô tô như trên còn thiếu yếu tố gì?
- A. Vật làm mốc.
- B. Mốc thời gian.
- C. Thước đo và đồng hồ.
- D. Chiều dương trên đường đi.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 413196
Hệ quy chiếu bao gồm các yếu tố nào sau đây?
- A. Hệ tọa độ kết hợp với mốc thời gian và đồng hồ đo thời gian.
- B. Hệ tọa độ, đồng hồ đo.
- C. Hệ tọa độ, thước đo.
- D. Mốc thời gian và đồng hồ.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 413199
Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A là nhà, B là siêu thị và C là trạm xăng. Cho AB = 300 m, BC = 200 m. Một người xuất phát từ nhà qua siêu thị đến trạm xăng rồi quay lại siêu thị và dừng lại ở đây. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả quá trình chuyển động?
- A. s = 500 m và d = 200 m.
- B. s = 700 m và d = 300 m.
- C. s = 300 m và d = 200 m.
- D. s = 200 m và d = 300 m.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 413201
Người ta thường dùng quãng đường đi được trong cùng một đơn vị thời gian để xác định độ nhanh, chậm của chuyển động. Đại lượng này gọi là
- A. Tốc độ trung bình.
- B. Tốc độ tức thời.
- C. Vận tốc trung bình.
- D. Vận tốc tức thời.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 413202
Công thức nào sau đây là công thức tính tốc độ trung bình?
- A. \(v = \frac{{\rm{s}}}{{\rm{t}}}\)
- B. \(v = \frac{{\Delta s}}{{\Delta t}}\)
- C. \(\vec v\, = \frac{{\vec d}}{t}\)
- D. Cả đáp án A và B.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 413204
Tốc độ tức thời cho biết
- A. Mức độ nhanh chậm của chuyển động tại một thời điểm xác định.
- B. Tốc độ tại một thời điểm xác định.
- C. Độ nhanh, chậm của một chuyển động theo một hướng xác định.
- D. Cả A và B.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 413205
Vận tốc trung bình là đại lượng được đo bởi:
- A. Thương số của quãng đường đi được và khoảng thời gian đi hết quãng đường.
- B. Thương số của độ dịch chuyển và thời gian dịch chuyển.
- C. Tích của độ dịch chuyển và thời gian dịch chuyển.
- D. Tích của quãng đường đi được và thời gian dịch chuyển.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 413207
Hai xe ô tô chạy cùng chiều trên một đoạn đường thẳng với vận tốc 100 km/h và 80 km/h. Tính vận tốc của xe thứ nhất so với xe thứ 2. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của hai xe.
- A. 20 km/h.
- B. 180 km/h.
- C. - 20 km/h.
- D. - 180 km/h.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 413209
Trường hợp nào sau đây vận tốc và tốc độ có độ lớn như nhau?
- A. Vật chuyển động thẳng theo một chiều không đổi.
- B. Vật chuyển động thẳng.
- C. Vật chuyển động theo một chiều.
- D. Luôn luôn bằng nhau về độ lớn.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 413210
Hãy chỉ ra câu không đúng:
- A. Quỹ đạo của chuyển động thẳng đều là đường thẳng.
- B. Tốc độ trung bình của chuyển động thẳng đều trên mọi đoạn đường là như nhau.
- C. Trong chuyển động thẳng đều, quãng đường đi được của vật tỉ lệ thuận với khoảng thời gian chuyển động.
- D. Chuyển động đi lại của một pit-tông trong xi lanh là chuyển động thẳng đều.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 413213
Khi vật chuyển động thẳng với vận tốc không đổi (v > 0). Hình nào sao đây biểu diễn đồ thị độ dịch chuyển thời gian của vật?
- A.
- B.
- C.
- D.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 413215
Chọn câu SAI.
Một người đi bộ trên một con đường thẳng. Cứ đi được 10 m thì người đó lại nhìn đồng hồ và đo khoảng thời gian đã đi. Kết quả đo được ghi trong bảng sau:
- A. Vận tốc trung bình trên đoạn đường 10 m lần thứ 1 là 1,25 m/s.
- B. Vận tốc trung bình trên đoạn đường 10 m lần thứ 3 là 1,00 m/s.
- C. Vận tốc trung bình trên đoạn đường 10 m lần thứ 5 là 0,83 m/s.
- D. Vận tốc trung bình trên cả quãng đường là 0,91 m/s.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 413216
Chuyển động của một xe máy được mô tả bởi đồ thị
Xác định tốc độ và vận tốc của xe trong 20 s đầu tiên.
- A. 1 m/s và 1 m/s.
- B. 1 m/s và 2 m/s.
- C. 2 m/s và 1 m/s.
- D. -1 m/s và 2 m/s.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 413218
Chọn câu đúng: Gia tốc là đại lượng
- A. cho biết sự thay đổi nhanh hay chậm của sự thay đổi vận tốc.
- B. cho biết vật chuyển động nhanh hay chậm.
- C. cho biết độ nhanh hay chậm của chuyển động.
- D. cả đáp án B và C.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 413219
Đơn vị nào sau đây là đơn vị của gia tốc trong hệ SI?
- A. m/s.
- B. \({\rm{m/}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}\)
- C. \({\rm{m}}{\rm{.}}{{\rm{s}}^{\rm{2}}}\)
- D. m.s.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 413221
Vật chuyển động nhanh dần có đặc điểm nào sao đây?
- A. a.v = 0
- B. a.v > 0
- C. a.v < 0
- D. \(a.v \ne 0\)
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 413225
Chọn đáp án đúng biểu diễn biểu thức gia tốc?
- A. \(\overrightarrow a \frac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta {\rm{t}}}}\)
- B. \(a = \frac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta {\rm{t}}}}\)
- C. \(\overrightarrow a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta {\rm{t}}}}\)
- D. \(\overrightarrow a = \frac{{\Delta \overrightarrow d }}{{\Delta {\rm{t}}}}\)
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 413227
Chọn câu sai: Chất điểm chuyển động theo một chiều với gia tốc a = 4 m/s2 có nghĩa là
- A. Lúc đầu vận tốc bằng 0 thì sau 1s vận tốc của nó bằng 4 m/s.
- B. Lúc vận tốc bằng 2 m/s thì sau 1s vận tốc của nó bằng 6 m/s.
- C. Lúc vận tốc bằng 2 m/s thì sau 2s vận tốc của nó bằng 8 m/s.
- D. Lúc vận tốc bằng 4 m/s thì sau 2s vận tốc của nó bằng 12 m/s.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 413229
Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, véctơ gia tốc tức thời có đặc điểm:
- A. Hướng thay đổi, độ lớn không đổi.
- B. Hướng không đổi, độ lớn thay đổi.
- C. Hướng thay đổi, độ lớn thay đổi.
- D. Hướng không đổi, độ lớn không đổi.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 413231
Câu nào đúng?
- A. Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều.
- B. Chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc lớn thì có vận tốc lớn.
- C. Chuyển động thẳng biến đổi đều có gia tốc tăng, giảm đều theo thời gian.
- D. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều có hướng và độ lớn không đổi theo thời gian.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 413232
Công thức vận tốc tức thời trong chuyển động thẳng biến đổi đều
- A. \({\rm{v = }}{{\rm{v}}_{\rm{0}}}{\rm{ + a}}{{\rm{t}}^{\rm{2}}}\)
- B. \({\rm{v = }}{{\rm{v}}_{\rm{0}}}{\rm{ + a}}{\rm{.}}\Delta {\rm{t}}\)
- C. \({\rm{v = }}{{\rm{v}}_{\rm{0}}}{\rm{-- at}}\)
- D. \(v = - {v_0} + at\)
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 413234
Công thức vận tốc tức thời trong chuyển động thẳng biến đổi đều nếu thời điểm ban đầu vật mới bắt đầu chuyển động.
- A. \({\rm{v = }}{{\rm{v}}_{\rm{0}}}{\rm{ + a}}{{\rm{t}}^{\rm{2}}}\)
- B. \(v = a.t\)
- C. \({\rm{v = }}{{\rm{v}}_{\rm{0}}}{\rm{-- at}}\)
- D. \({\rm{v = - }}{{\rm{v}}_{\rm{0}}}{\rm{ + at}}\)
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 413239
Công thức nào sau đây là công thức tính độ dịch chuyển trong chuyển động thẳng biến đổi đều?
- A. \({\rm{d = }}{{\rm{v}}_{\rm{0}}}{\rm{.t + }}\frac{{\rm{1}}}{{\rm{2}}}{\rm{.a}}{\rm{.}}{{\rm{t}}^{\rm{2}}}\)
- B. \({\rm{d = }}\frac{{\rm{1}}}{{\rm{2}}}{\rm{.a}}{\rm{.}}{{\rm{t}}^{\rm{2}}}\)
- C. \({\rm{d = }}{{\rm{v}}_{\rm{0}}}{\rm{.t + 2}}{\rm{.a}}{\rm{.}}{{\rm{t}}^{\rm{2}}}\)
- D. \({\rm{d = 2}}{{\rm{v}}_{\rm{0}}}{\rm{.t + a}}{\rm{.}}{{\rm{t}}^{\rm{2}}}\)
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 413242
Chuyển động dưới đây được coi là sự rơi tự do nếu được thả rơi ?
- A. Một cái lá cây rụng.
- B. Một sợi chỉ.
- C. Một chiếc khăn tay.
- D. Một mẩu phấn.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 413245
Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của chuyển động rơi tự do của các vật?
- A. Chuyển động theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.
- B. Chuyển động thẳng, nhanh dần đều.
- C. Tại một nơi và ở gần mặt đất, mọi vật rơi tự do như nhau.
- D. Lúc t = 0 thì vận tốc ban đầu theo phương ngang khác không.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 413248
Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi là chuyển động rơi tự do?
- A. Một vận động viên nhảy dù đã buông dù và đang rơi trong không trung.
- B. Một quả táo rụng từ trên cây đang rơi xuống đất.
- C. Một chiếc lá rụng đang rơi từ trên cây xuống đất.
- D. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 413251
Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ độ cao h xuống đất, tại nơi có gia tốc trọng trường g. Công thức tính độ lớn v của vật khi chạm đất là:
- A. \(v = 2gh\)
- B. \(v = \sqrt {2gh} \)
- C. \(v = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)
- D. \(v = \sqrt {gh} \)
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 413253
Một vật rơi tự do không vận tốc ban đầu từ đỉnh tháp với gia tốc \(g = 10m/{s^2}\), sau 3s thì chạm đất. Chiều cao của tháp là?
- A. 35 m.
- B. 40 m.
- C. 45 m.
- D. 50 m.