Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 456295
Bước nào sau đây không có trong phương pháp tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí.
- A. Quan sát, suy luận.
- B. Đề xuất vấn đề.
- C. Hình thành giả thuyết.
- D. Xây dựng kế hoạch kiểm tra giả thuyết.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 456298
Đâu là sai số ngẫu nhiên khi đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây và thước đo chiều dài?
- A. Thao tác bấm đồng hồ.
- B. Vị trí đặt mắt nhìn thước.
- C. Điều kiện thời tiết khi đo.
- D. Tất cả các phương án trên.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 456300
Hai đại lượng nào sau đây là đại lượng vectơ?
- A. Quãng đường và tốc độ.
- B. Độ dịch chuyển và vận tốc.
- C. Quãng đường và độ dịch chuyển.
- D. Tốc độ và vận tốc.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 456301
Một vật chuyển động trên một đường thẳng Ox, chiều dương là chiều Ox. Trong một khoảng thời gian xác định, trường hợp nào sau đây độ lớn vận tốc trung bình của vật có thể nhỏ hơn tốc độ trung bình của nó?
- A. Vật chuyển động theo chiều dương và không đổi chiều.
- B. Vật chuyển động theo chiều âm và không đổi chiều.
- C. Vật chuyển động theo chiều dương và sau đó đảo ngược chiều chuyển động của nó.
- D. Không có điều kiện nào thỏa mãn yêu cầu của đề bài.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 456303
Dùng một thước đo có chia độ đến milimét, đo 5 lần khoảng cách d giữa hai điểm A và B đều cho cùng một giá trị 1,245 m. Kết quả đo được viết
- A. d = (1245 ± 2) mm.
- B. d = (1,245 ± 0,001) m.
- C. d = (1245 ± 3) mm.
- D. d = (1,245 ± 0,0005) m.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 456304
Tốc độ trung bình được tính bằng
- A. quãng đường đi được chia cho khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.
- B. quãng đường đi được nhân với khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.
- C. độ dịch chuyển chia cho khoảng thời gian dịch chuyển.
- D. độ dịch chuyển nhân với khoảng thời gian dịch chuyển.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 456305
Vận tốc được tính bằng
- A. quãng đường đã đi chia cho khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.
- B. quãng đường đã đi nhân với khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.
- C. độ dịch chuyển chia cho khoảng thời gian dịch chuyển.
- D. độ dịch chuyển nhân với khoảng thời gian dịch chuyển.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 456306
Tốc độ trung bình là đại lượng
- A. đặc trưng cho độ nhanh, chậm của chuyển động.
- B. đặc trưng cho hướng của chuyển động.
- C. đặc trưng cho vị trí của chuyển động.
- D. đặc trưng cho mọi tính chất của chuyển động.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 456307
Một xe ô tô xuất phát từ tỉnh A, đi đến tỉnh B cách A 20 km; rồi lại trở về vị trí xuất phát ở tỉnh A. Kết luận nào dưới đây là đúng?
- A. Quãng đường mà ô tô đó đi được là 0 km. Độ dịch chuyển là 0 km.
- B. Quãng đường mà ô tô đó đi được là 40 km. Độ dịch chuyển là 0 km.
- C. Quãng đường mà ô tô đó đi được là 20 km. Độ dịch chuyển là 40 km.
- D. Quãng đường mà ô tô đó đi được là 20 km. Độ dịch chuyển là 20 km.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 456309
Một ca nô đi trên mặt nước yên lặng với vận tốc có độ lớn là 16 m/s, vận tốc của dòng nước có độ lớn là 2 m/s. Góc giữa vectơ vận tốc của ca nô và vectơ vận tốc của dòng nước là α (0 < α < 180o). Độ lớn vận tốc tổng hợp của ca nô có thể là
- A. 20 m/s.
- B. 16 m/s.
- C. 13 m/s.
- D. 2 m/s.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 456310
Độ dốc của đồ thị vận tốc – thời gian cho chúng ta biết đại lượng nào sau đây?
- A. Vận tốc.
- B. Độ dịch chuyển.
- C. Quãng đường.
- D. Gia tốc.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 456311
Diện tích khu vực dưới đồ thị vận tốc – thời gian cho chúng ta biết đại lượng nào sau đây?
- A. Thời gian.
- B. Gia tốc.
- C. Độ dịch chuyển.
- D. Vận tốc.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 456312
Từ trạng thái đứng yên, một vật chuyển động với gia tốc 4 m/s2 trong 3 s. Vận tốc của vật sau 3 s là
- A. 8 m/s.
- B. 10 m/s.
- C. 12 m/s.
- D. 14 m/s.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 456313
Một chiếc xe đang chạy trên đường thẳng thì tài xế tăng tốc độ với gia tốc bằng 2 m/s2 trong khoảng thời gian 10 s. Độ thay đổi vận tốc trong khoảng thời gian này là?
- A. 10 m/s.
- B. 20 m/s.
- C. 15 m/s.
- D. không xác định được vì thiếu dữ kiện.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 456315
Phát biểu nào dưới đây là sai.
- A. Vận tốc tức thời của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn tăng hoặc giảm đều theo thời gian.
- B. Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có độ lớn không đổi.
- C. Vectơ gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều có thể cùng chiều hoặc ngược chiều với vectơ vận tốc.
- D. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, quãng đường đi được trong những khoảng thời gian khác nhau thì bằng nhau.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 456317
Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga. Sau 20 s, ô tô đạt vận tốc 14 m/s. Gia tốc a và vận tốc v của ô tô sau 40 s kể từ lúc bắt đầu tăng ga là
- A. a = 0,7 m/s2; v = 38 m/s.
- B. a = 0,2 m/s2; v = 18 m/s.
- C. a = 0,2 m/s2; v = 8 m/s.
- D. a = 1,4 m/s2; v = 66 m/s.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 456318
Câu nào sau đây nói về sự rơi tự do là đúng?
- A. Khi không có lực cản, vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
- B. Ở cùng một nơi, mọi vật rơi tự do có cùng gia tốc
- C. Khi rơi tự do, vật nào ở độ cao lớn hơn sẽ rơi với gia tốc lớn hơn.
- D. Vận tốc của vật chạm đất, không phụ thuộc vào độ cao của vật khi rơi.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 456320
Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao h = 1,25 m. Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn L = 1,5 m (theo phương ngang)? Lấy g = 10 m/s2. Vận tốc của viên bi khi nó bắt đầu rời khỏi mép bàn là
- A. 1 m/s.
- B. 2 m/s.
- C. 3 m/s.
- D. 4 m/s.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 456322
Nguồn năng lượng chủ yếu được con người tiêu thụ để phục vụ đời sống xã hội, sản xuất công nghiệp trong thời đại ngày này là
- A. hóa năng.
- B. nhiệt năng.
- C. quang năng.
- D. điện năng.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 456324
Trong các vật thể sau, đâu không phải là hạt vi mô.
- A. Hạt electron.
- B. Hạt proton.
- C. Một hành tinh.
- D. Một nguyên tử Hidro.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 456326
Đối tượng nghiên cứu của Vật lí gồm các dạng vận động của
- A. thế giới vi mô và thế giới vĩ mô.
- B. con người và thế giới.
- C. không gian và thời gian.
- D. vật chất và năng lượng.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 456328
Đâu không phải là một ứng dụng của kĩ thuật Vật lí hiện đại trong đời sống.
- A. Máy tính lượng tử xử lí các dữ liệu lớn.
- B. Máy chụp cắt lớp dùng trong y học.
- C. Tàu vũ trụ mang theo vệ tinh địa tĩnh.
- D. Làm mắm bằng cách ngâm cá với muối.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 456329
Các đối tượng nghiên cứu sau: Hiện tượng phản xạ ánh sáng, hiện tượng tán sắc ánh sáng, các loại quang phổ, gương, lăng kính, thấu kính…. thuộc phân ngành Vật lí nào ?
- A. Quang học.
- B. Cơ học.
- C. Nhiệt học.
- D. Cơ học chất lưu.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 456338
Chọn đáp án không đúng: Khi làm việc với chất phóng xạ chúng ta cần
- A. mặc đồ bảo hộ chống phóng xạ.
- B. lưu ý không làm việc với chất phóng xạ trong thời gian dài.
- C. sử dụng các biện pháp phòng chống phóng xạ như tấm chắn, vật liệu ngăn phóng xạ.
- D. tiếp xúc trực tiếp với chất phóng xạ.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 456344
Một người chuyển động thẳng có độ dịch chuyển d1 tại thời điểm t1 và độ dịch chuyển d2 tại thời điểm t2. Vận tốc trung bình của vật trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 là:
- A. \({v_{tb}} = \frac{{{d_1} - {d_2}}}{{{t_1} + {t_2}}}\)
- B. \({v_{tb}} = \frac{{{d_2} - {d_1}}}{{{t_2} - {t_1}}}\)
- C. \({v_{tb}} = \frac{{{d_1} + {d_2}}}{{{t_2} - {t_1}}}\)
- D. \({v_{tb}} = \frac{1}{2}\left( {\frac{{{d_1}}}{{{t_1}}} + \frac{{{d_2}}}{{{t_2}}}} \right)\)
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 456347
Điều nào sau đây là đúng khi nói về tốc độ trung bình?
- A. Tốc độ trung bình là trung bình cộng của các vận tốc.
- B. Trong hệ SI, đơn vị của tốc độ trung bình là m/s2.
- C. Tốc độ trung bình cho biết tốc độ của vật tại một thời điểm nhất định.
- D. Tốc độ trung bình được xác định bằng thương số giữa quãng đường đi được và khoảng thời gian đi hết quãng đường đó.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 456350
Đặc điểm của đồ thị độ dịch chuyển – thời gian đối với một vật chuyển động thẳng theo một hướng với tốc độ không đổi là
- A. một đường thẳng qua gốc tọa độ.
- B. một đường song song với trục hoành Ot.
- C. một đường song song với trục tung Od.
- D. một đường parabol.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 456353
Câu nào sau đây không đúng?
- A. Gia tốc là một đại lượng vectơ, đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc.
- B. Trong chuyển động chậm dần đều, tích vận tốc và gia tốc của vật luôn âm.
- C. Trong chuyển động nhanh dần đều, tích vận tốc và gia tốc của vật luôn dương.
- D. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 456355
Một xe máy chuyển động thẳng đều với vận tốc 54 km/h thì hãm phanh và chuyển động chậm dần đều. Sau khi hãm phanh 4s tốc kế chỉ 18 km/h. Tính gia tốc của xe?
- A. 9 m/s2
- B. - 9 m/s2
- C. -2,5 m/s2
- D. 2,5 m/s2
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 456356
Từ phương trình vận tốc: v = -5 + 5t (m/s). Tại thời điểm t = 10s thì vận tốc của vật là
- A. – 5 m/s.
- B. 45 m/s.
- C. 50 m/s.
- D. 10 m/s.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 456359
Một đoàn tàu bắt đầu rời ga chuyển động nhanh dần đều, sau 30 s đạt đến vận tốc 36 km/h. Sau bao lâu tàu đạt đến vận tốc 54 km/h.
- A. 15 s.
- B. 20 s.
- C. 30 s.
- D. 40 s.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 456361
Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi như chuyển động rơi tự do?
- A. Một vận động viên nhảy dù đang rơi khi dù đã mở.
- B. Một viên gạch rơi từ độ cao 3 m xuống đất.
- C. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.
- D. Một chiếc lá đang rơi.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 456363
Cách sắp xếp nào sau đây trong 5 bước của phương pháp thực nghiệm là đúng?
- A. Xác định vấn đề cần nghiên cứu, dự đoán, quan sát, thí nghiệm, kết luận.
- B. Quan sát, xác định vấn đề cần nghiên cứu, thí nghiệm, dự đoán, kết luận.
- C. Xác định vấn đề cần nghiên cứu, quan sát, dự đoán, thí nghiệm, kết luận.
- D. Thí nghiệm, xác định vấn đề cần nghiên cứu, dự đoán, quan sát, kết luận.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 456365
Yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất dẫn tới việc Aristotle mắc sai lầm khi xác định nguyên nhân làm cho các vật rơi nhanh chậm khác nhau?
- A. Khoa học chưa phát triển.
- B. Ông quá tự tin vào suy luận của mình.
- C. Không có nhà khoa học nào giúp đỡ ông.
- D. Ông không làm thí nghiệm để kiểm tra quan điểm của mình.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 456367
Hiện nay, các nhà vật lý nghiên cứu chủ yếu bằng hình thức nào?
- A. Thực hiện các mô hình thí nghiệm.
- B. Khảo sát thực tiễn các hiện tượng vật lý trong đời sống.
- C. Xây dựng các mô hình lí thuyết tìm hiểu về thế giới vi mô và dùng thí nghiệm để kiểm chứng.
- D. Chế tạo các dụng cụ thí nghiệm hiện đại.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 456370
Thí nghiệm của Galilei tại tháp nghiêng Pisa có ý nghĩa gì?
- A. Bác bỏ nhận định của Aristole trước đó cho rằng vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
- B. Khẳng định một lần nữa về nhận định của Aristole trước đó cho rằng vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
- C. Phát hiện ra sự rơi của vật phụ thuộc vào khối lượng.
- D. Tìm ra cách tính khối lượng của vật.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 456372
Phương pháp mô hình ở trường phổ thông gồm những dạng nào?
- A. Mô hình vật chất, mô hình lý thuyết, mô hình thực nghiệm.
- B. Mô hình vật chất, mô hình toán học, mô hình thực nghiệm.
- C. Mô hình vật chất, mô hình toán học, mô hình lý thuyết.
- D. Mô hình lý thuyết, mô hình thực nghiệm, mô hình toán học.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 456374
Chọn câu sai. Khi sử dụng các thiết bị quang học cần chú ý đến những điều gì?
- A. Sử dụng các thiết bị nhẹ nhàng.
- B. Lau chùi cẩn thận thiết bị truớc khi sử dụng.
- C. Bảo quản thiết bị nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc.
- D. Khử trùng thiết bị trước khi sử dụng bằng việc chần qua nước sôi.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 456376
Điều nào sau đây gây mất an toàn khi sử dụng thiết bị thí nghiệm?
- A. Cầm vào phần vỏ nhựa của đầu phích cắm để cắm vào ổ điện.
- B. Nhìn vào đèn chiếu tia laser khi nó đang hoạt động.
- C. Đeo khẩu trang, găng tay khi thực hành thí nghiệm với hóa chất.
- D. Sắp xếp thiết bị vào đúng vị trí sau khi sử dụng.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 456377
Chọn câu đúng.
- A. Sốc điện là hiện tượng dòng điện vượt quá giá trị định mức.
- B. Sốc điện là hiện tượng dòng điện đi qua cơ thể người, có thể gây tổn thương các bộ phận hoặc tử vong.
- C. Sốc điện là hiện tượng dòng điện đi qua cơ thể người, không gây nguy hiểm cho con người.
- D. Sốc điện là hiện tượng dòng điện bị giảm đột ngột.