Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 456115
Đối tượng nghiên cứu của Vật lí gồm:
- A. các dạng vận động của vật chất và năng lượng.
- B. vật chất và năng lượng.
- C. vật chất.
- D. năng lượng.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 456123
Toán học có vai trò như thế nào đối với việc nghiên cứu Vật lí.
- A. Hỗ trợ tính toán.
- B. Đo đạc, xử lí số liệu trong thực nghiệm Vật lí.
- C. Mô hình hóa các lí thuyết vật lí dưới dạng các công thức.
- D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 456126
Vật lí ảnh hưởng tới lĩnh vực nào trong số các lĩnh vực sau:
- A. Nông nghiệp.
- B. Y học.
- C. Giao thông.
- D. Tất cả các lĩnh vực trên.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 456128
Đâu không phải là một ứng dụng của kĩ thuật Vật lí hiện đại trong đời sống.
- A. Máy tính lượng tử xử lí các dữ liệu lớn.
- B. Máy chụp cắt lớp dùng trong y học.
- C. Tàu vũ trụ mang theo vệ tinh địa tĩnh.
- D. Làm mắm bằng cách ngâm cá với muối.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 456129
Các đối tượng nghiên cứu sau: Hiện tượng phản xạ ánh sáng, hiện tượng tán sắc ánh sáng, các loại quang phổ, gương, lăng kính, thấu kính…. thuộc phân ngành Vật lí nào ?
- A. Quang học.
- B. Cơ học.
- C. Nhiệt học.
- D. Cơ học chất lưu.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 456133
Nguồn năng lượng chủ yếu được con người tiêu thụ để phục vụ đời sống xã hội, sản xuất công nghiệp trong thời đại ngày này là
- A. hóa năng.
- B. nhiệt năng.
- C. quang năng.
- D. điện năng.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 456139
Trong các vật thể sau, đâu không phải là hạt vi mô.
- A. Hạt electron.
- B. Hạt proton.
- C. Một hành tinh.
- D. Một nguyên tử Hidro.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 456142
Chọn đáp án không đúng: Khi làm việc với chất phóng xạ chúng ta cần
- A. mặc đồ bảo hộ chống phóng xạ.
- B. lưu ý không làm việc với chất phóng xạ trong thời gian dài.
- C. sử dụng các biện pháp phòng chống phóng xạ như tấm chắn, vật liệu ngăn phóng xạ.
- D. tiếp xúc trực tiếp với chất phóng xạ.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 456144
Đâu là hành động không phù hợp khi học sinh tiến hành làm việc trong phòng thí nghiệm của nhà trường ?
- A. Tắt điện khi ra khỏi phòng thí nghiệm.
- B. Để nguyên đồ thí nghiệm tại chỗ sau khi thực hành xong.
- C. Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng hoặc lắng nghe kĩ thầy cô hướng dẫn sử dụng dụng cụ.
- D. Không di chuyển, nô đùa trong phòng thí nghiệm
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 456147
Các bộ thí nghiệm dành cho trẻ em từ 9 đến 15 tuổi không nên sử dụng nguồn điện nào để tiến hành?
- A. Điện không đổi 5V.
- B. Điện không đổi 10V.
- C. Điện ba pha 220V.
- D. Điện không đổi 12V.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 456152
Đơn vị nào sau đây không thuộc thứ nguyên L [Chiều dài]?
- A. Dặm.
- B. Hải lí.
- C. Năm ánh sáng.
- D. Năm.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 456156
Trong các phép đo dưới đây, đâu là phép đo trực tiếp?
(1) Dùng thước đo chiều cao.
(2) Dùng cân đo cân nặng.
(3) Dùng cân và ca đong đo khối lượng riêng của nước.
(4) Dùng đồng hồ và cột cây số đo tốc độ của người lái xe.
- A. (1), (2).
- B. (1), (2), (4).
- C. (2), (3), (4).
- D. (2), (4).
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 456160
Một bánh xe có bán kính là R = 10,0 ± 0,5 cm. Sai số tương đối của chu vi bánh xe là:
- A. 0,05%.
- B. 5%.
- C. 10%.
- D. 25%.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 456164
Hệ quy chiếu bao gồm các yếu tố
- A. vật làm gốc, hệ trục tọa độ và đồng hồ đo thời gian.
- B. vật làm gốc, đồng hồ đo thời gian.
- C. hệ trục tọa độ và đồng hồ đo thời gian.
- D. vật làm gốc, hệ trục tọa độ .
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 456166
Một xe tải chạy với tốc độ 40 km/h và vượt qua một xe gắn máy đang chạy với tốc độ 30 km/h. Vận tốc của xe máy so với xe tải bằng bao nhiêu?
- A. 5 km/h.
- B. 10 km/h.
- C. – 5 km/h.
- D. – 10 km/h.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 456169
Một xe máy đang đứng yên, sau đó khởi động và bắt đầu tăng tốc. Nếu chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe, nhận xét nào sau đây là đúng?
- A. a > 0, v > 0.
- B. a < 0, v < 0.
- C. a > 0, v < 0.
- D. a < 0, v > 0.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 456170
Vật A có khối lượng gấp hai lần vật B. Ném hai vật theo phương ngang với cùng tốc độ đầu ở cùng một vị trí. Nếu bỏ qua mọi lực cản thì
- A. vị trí chạm đất của vật A xa hơn vị trí chạm đất của vật B.
- B. vị trí chạm đất của vật B xa hơn vị trí chạm đất của vật A.
- C. vật A và B rơi cùng vị trí.
- D. chưa đủ dữ kiện để đưa ra kết luận về vị trí của hai vật.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 456173
Phương trình tổng quát vận tốc của vật chuyển động thẳng biến đổi đều có dạng
- A. v=v0+at
- B. v=at
- C. v=v0-at
- D. v=v0+\(\frac{a}{t}\)
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 456174
Một đoàn tàu đang chuyển động với vận tốc 72 km/h thì vào ga Huế và hãm phanh chuyển động chậm dần đều, sau 10 giây vận tốc còn lại 54 km/h. Xác định quãng đường đoàn tàu đi được cho đến lúc dừng lại.
- A. 100 m.
- B. 400 m.
- C. 200 m.
- D. 300 m.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 456178
Một vận động viên đẩy tạ như hình dưới. Các vận động viên phải dùng hết sức để đẩy một quả tạ sao cho nó có tầm xa nhất. Yếu tố nào ảnh hưởng chính đến tầm xa.
- A. Vận tốc ném ban đầu.
- B. Góc ném (góc hợp bởi phương ngang và phương của vận tốc ban đầu).
- C. Độ cao của vị trí ném vật.
- D. Cả 3 yếu tố trên.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 456181
Trong chuyển động ném ngang không vận tốc đầu, phương trình chuyển động theo phương Oy của vật có dạng là
- A. một phương trình bậc nhất với thời gian.
- B. một phương trình bậc hai với thời gian.
- C. một phương trình không phụ thuộc vào thời gian.
- D. một phương trình không phụ thuộc vào thời gian.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 456183
Trong một số phương tiên giao thông như máy bay, xe đua, gia tốc tức thời được đo trực tiếp bằng dụng cụ nào?
- A. Tốc kế.
- B. Gia tốc kế.
- C. Đồng hồ.
- D. Tốc kế hoặc gia tốc kế.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 456186
Đường mà vật chuyển động vẽ ra trong không gian chúng ta sử dụng khái niệm nào?
- A. Vận tốc trung bình.
- B. Quỹ đạo.
- C. Độ dời.
- D. Thời gian.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 456190
Một phép đo 5 lần thời gian rơi của một vật thu được các kết quả như bảng sau, giá trị trung bình của thời gian rơi này là:
Thời gian rơi (s)
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lần 4
Lần 5
0,27
0,26
0,25
0,28
0,27
- A. 2,566 s.
- B. 0,256 s.
- C. 0,266 s.
- D. 0,176 s.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 456195
Nêu một số ảnh hưởng của vật lí đến một số lĩnh vực trong đời sống và kĩ thuật.
- A. Thông tin liên lạc.
- B. Y tế.
- C. Nông nghiệp, công nghiệp.
- D. Cả A, B và C.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 456199
Công nghệ cảm biến trong việc kiểm soát chất lượng nông sản là ứng dụng của vật lí vào ngành nào?
- A. Nông nghiệp.
- B. Y tế.
- C. Giao thông vận tải.
- D. Thông tin liên lạc.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 456202
Nêu những ảnh hưởng của vật lí đến lĩnh vực công nghiệp?
- A. Là động lực của cuộc cách mạng công nghiệp.
- B. Nhờ vật lí mà nền sản xuất thủ công nhỏ lẻ được chuyển thành nền sản xuất dây chuyền, tự động hóa.
- C. Giúp giải phóng sức lao động của con người.
- D. Cả A, B và C.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 456204
Nêu một số ứng dụng của chất phóng xạ trong đời sống?
- A. sử dụng trong y học để chuẩn đoán hình ảnh và điều trị ung thư.
- B. sử dụng trong nông nghiệp để tạo đột biến cải thiện giống cây trồng.
- C. sử dụng trong công nghiệp để phát hiện các khiếm khuyết trong vật liệu, sử dụng trong khảo cổ để xác định tuổi của các mẫu vật.
- D. Cả A, B và C.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 456207
Những hành động nào sau đây là đúng khi làm việc trong phòng thí nghiệm?
- A. Không cầm vào phích cắm điện mà cầm vào dây điện để rút phích điện.
- B. Để chất dễ cháy gần thí nghiệm mạch điện.
- C. Không đeo găng tay cao su chịu nhiệt khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao.
- D. Không có hành động nào đúng trong ba hành động trên.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 456219
Khi nghiên cứu và học tập vật lí ta cần phải
- A. nắm được thông tin liên quan đến các rủi ro và nguy hiểm có thể xảy ra.
- B. tuân thủ và áp dụng các biện pháp bảo vệ để đảm bảo an toàn cho bản thân và cộng đồng.
- C. quan tâm giữ gìn bảo vệ môi trường.
- D. Cả A, B và C.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 456222
Chọn đáp án có từ/ cụm từ thích hợp để hoàn thành các câu sau:
- Các số hạng trong phép cộng (hoặc trừ) phải có cùng (1) … và nên chuyển về cùng (2) ….
- (3) … của một biểu thức vật lí phải có cùng thứ nguyên.
- A. (1) đơn vị; (2) thứ nguyên; (3) Đại lượng.
- B. (1) thứ nguyên; (2) đại lượng; (3) Hai vế.
- C. (1) đơn vị; (2) đại lượng; (3) Hai vế.
- D. (1) thứ nguyên; (2) đơn vị; (3) Hai vế.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 456224
Chọn đáp án đúng
- A. quỹ đạo là đường nối những vị trí liên tiếp của vật theo thời gian trong quá trình chuyển động.
- B. tập hợp tất cả các vị trí của một vật chuyển động tạo ra một đường nhất định, đường đó gọi là quỹ đạo.
- C. chuyển động thẳng là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng.
- D. cả A, B và C đều đúng.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 456226
Tốc độ là đại lượng đặc trưng cho
- A. tính chất nhanh hay chậm của chuyển động.
- B. sự thay đổi hướng của chuyển động.
- C. khả năng duy trì chuyển động của vật.
- D. sự thay đổi vị trí của vật trong không gian.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 456230
Đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng đều là một đường thẳng
- A. đi qua gốc tọa độ.
- B. song song với trục hoành.
- C. bất kì.
- D. song song với trục tung.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 456233
Chọn phát biểu đúng.
- A. Vectơ độ dịch chuyển thay đổi phương liên tục khi vật chuyển động.
- B. Vectơ độ dịch chuyển có độ lớn luôn bằng quãng đường đi được của chất điểm.
- C. Khi vật chuyển động thẳng không đổi chiều, độ lớn của vectơ độ dịch chuyển bằng quãng đường đi được.
- D. Vận tốc tức thời cho ta biết chiều chuyển động nên luôn có giá trị dương.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 456243
Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?
(1) Chuyển động có tính chất tương đối.
(2) Hệ quy chiếu đứng yên là hệ quy chiếu gắn với vật làm gốc được quy ước là đứng yên.
(3) Độ lớn của vận tốc tuyệt đối luôn lớn hơn tổng độ lớn của vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo.
(4) Độ lớn của vận tốc tuyệt đối luôn nhỏ hơn độ lớn của vận tốc tương đối.
(5) Hình dạng quỹ đạo chuyển động của vật cũng có tính chất tương đối và phụ thuộc vào hệ quy chiếu của người quan sát.
- A. (1), (2), (5).
- B. (1), (3), (5).
- C. (2), (4), (5).
- D. (2), (3), (5).
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 456247
Trong chuyển động thẳng biến đổi đều, gia tốc
- A. có giá trị bằng 0.
- B. là một hằng số khác 0.
- C. có giá trị biến thiên theo thời gian.
- D. chỉ thay đổi hướng chứ không thay đổi về độ lớn.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 456255
Một diễn viên đóng thế phải thực hiện một pha hành động khi điều khiển chiếc mô tô nhảy khỏi vách đá cao 50 m. Xe máy phải rời khỏi vách đá với tốc độ bao nhiêu để tiếp đất tại vị trí cách chân vách đá 90 m. Lấy g = 9,8 m/s2, bỏ qua lực cản của không khí và xem chuyển động của mô tô khi rời vách đá là chuyển động ném ngang.
- A. v0=11,7 m/s .
- B. v0=28,2 m/s .
- C. v0=56,3 m/s .
- D. v0=23,3 m/s .
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 456259
Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A, B và C. Cho AB = 200 m, BC = 300 m. Một người xuất phát từ A qua B đến C rồi quay lại B và dừng lại ở B. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả chuyến đi là bao nhiêu? Chọn gốc tọa độ tại A.
- A. s = 800 m và d = 200m.
- B. s = 200 m và d = 200m.
- C. s = 500 m và d = 200m.
- D. s = 800 m và d = 300m.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 456262
Một chiếc thuyền chuyển động ngược dòng với vận tốc 14 km/h so với mặt nước. Nước chảy với vận tốc 9 km/h so với bờ. Vận tốc của thuyền so với bờ là
- A. v = 14 km/h.
- B. v = 21 km/h.
- C. v = 9 km/h
- D. v = 5 km/h.