Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 453690
Hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất, tinh thần và có vai trò quyết định sự tồn tại phát triển của con người và xã hội được gọi là gì?
- A. Hoạt động tiêu dùng.
- B. Hoạt động sản xuất.
- C. Hoạt động trao đổi.
- D. Hoạt động phân phối.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 453696
Hoạt động nào của nền kinh tế có vai trò kết nối sản xuất với tiêu dùng?
- A. Hoạt động trao đổi.
- B. Hoạt động tiêu dùng.
- C. Hoạt động sản xuất.
- D. Hoạt động phân phối.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 453702
Các hoạt động phân chia những yếu tố sản xuất và sản phẩm cho các cá nhân tiêu dùng được gọi là gì?
- A. Hoạt động sản xuất.
- B. Hoạt động phân phối.
- C. Hoạt động trao đổi.
- D. Hoạt động tiêu dùng.
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 453708
Trong nền kinh tế thị trường, các hoạt động nào sử dụng các sản phẩm được sản xuất ra để thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người?
- A. Hoạt động sản xuất.
- B. Hoạt động phân phối.
- C. Hoạt động trao đổi.
- D. Hoạt động tiêu dùng.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 453711
Theo em, vì sao chúng ta cần tiêu dùng hợp lí và có kế hoạch?
- A. Tiêu dùng là mục đích, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.
- B. Tiêu dùng là kết quả của quá trình sản xuất.
- C. Tiêu dùng là kết quả của hoạt động phân phối.
- D. Tiêu dùng là mục đích, là động lực thúc đẩy hoạt động phân phối.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 453716
Hoạt động tiêu dùng bao gồm bao nhiêu hình thức chính?
- A. 2.
- B. 3.
- C. 4.
- D. 5.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 453720
Nội dung nào sau đây nói về ý nghĩa của hoạt động tiêu dùng?
- A. Thỏa mãn nhu cầu vật chất của mọi người.
- B. Thỏa mãn nhu cầu tinh thần của mọi người.
- C. Động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 453725
Nhận định nào sau đây thể hiện vai trò của hoạt động tiêu dùng đối với sản xuất?
- A. Thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
- B. Là động lực thúc đẩy sản xuất ngày càng phát triển.
- C. Đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người tiêu dùng.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 453729
Các hoạt động trao đổi có vai trò nào dưới đây?
- A. Kết nối sản xuất với tiêu dùng.
- B. Giúp người sản xuất bán được sản phẩm của mình.
- C. Giúp người tiêu dùng mua được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của bản thân.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 453733
Hoạt động nào dưới đây là hoạt động tiêu dùng?
- A. Tiêu dùng đồ gia dụng.
- B. Tiêu dùng thực phẩm hàng ngày.
- C. Tiêu dùng đồ dùng học tập.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 453737
Những người sản xuất và cung cấp hàng hoá, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội được gọi là gì?
- A. Chủ thể sản xuất.
- B. Chủ thể tiêu dùng.
- C. Chủ thể trung gian.
- D. Chủ thể nhà nước.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 453740
Một trong những trách nhiệm của các chủ thể sản xuất là gì?
- A. cung cấp thông tin trong các quan hệ mua - bản, sản xuất - tiêu dùng.
- B. cung cấp những hàng hoá, dịch vụ không làm tổn hại tới sức khoẻ và lợi ích của con người trong xã hội.
- C. có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.
- D. cung cấp những hàng hoá, dịch vụ.
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 453742
Các chủ thể tiêu dùng có vai trò như thế nào trong việc phát triển sản xuất?
- A. tác động.
- B. chi phối.
- C. định hướng, tạo động lực.
- D. quyết định.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 453746
"Việc lựa chọn tiêu dùng những hàng hóa thân thiện với môi trường, không sử dụng những sản phẩm chế biến từ động vật hoang dã, sản phẩm của những doanh nghiệp gây ô nhiễm, tàn phá môi trường, gây độc hại đến sức khỏe con người". Đây là nội dung gì của chủ thể tiêu dùng?
- A. Khái niệm.
- B. Bản chất.
- C. Vai trò.
- D. Trách nhiệm.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 453752
Trong trường hợp dưới đây, công ty B đang có vai trò chủ thể nào của nền kinh tế?
"Công ty môi giới việc làm B lựa chọn hồ sơ những người đăng kí để gửi cho các doanh nghiệp, cửa hàng cần người làm việc phù hợp với thông tin trên hồ sơ".
- A. Chủ thể sản xuất.
- B. Chủ thể trung gian.
- C. Chủ thể tiêu dùng.
- D. Chủ thể nhà nước.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 453756
Việc các nhà phân phối hàng hóa mua, trữ hàng và bán lại cho các đại lí hoặc nhà bán lẻ nhằm giúp lưu thông hàng hóa hiệu quả thể hiện đặc điểm của chủ thể nào trong nền kinh tế?
- A. Chủ thể nhà nước.
- B. Chủ thể tiêu dùng.
- C. Chủ thể trung gian.
- D. Chủ thể sản xuất.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 453760
Chủ thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có vai trò quản nền kinh tế thông qua thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế được gọi là gì?
- A. Chủ thể nhà nước.
- B. Chủ thể tiêu dùng.
- C. Chủ thể trung gian.
- D. Chủ thể sản xuất.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 453762
Nhận định nào dưới đây không phải chức năng quản lí nhà nước về kinh tế?
- A. Tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho phát triển kinh tế.
- B. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi và bảo đảm ổn định chính trị - xã hội cho sự phát triển kinh tế.
- C. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với lợi ích cá nhân, tổ chức.
- D. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 453764
Trong trường hợp dưới đây, chị C đóng vai trò là chủ thể gì của nền kinh tế?
"Chị C là nội trợ thường xuyên đi siêu thị để mua thực phẩm và các đồ gia dụng trong nhà".
- A. Chủ thể sản xuất.
- B. Chủ thể tiêu dùng.
- C. Chủ thể trung gian.
- D. Chủ thể nhà nước.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 453766
Trong trường hợp dưới đây, anh T tham gia vào nền kinh tế với vai trò là chủ thể gì?
"Anh T là chủ của một công ty chuyên sản xuất giày dép, hằng ngày anh đến công ty giám sát và hướng dẫn nhân viên cách làm ra sản phẩm chuẩn. Sản phẩm của công ty anh T được rất nhiều người tiêu dùng tin tưởng sử dụng".
- A. Chủ thể nhà nước.
- B. Chủ thể sản xuất.
- C. Chủ thể trung gian.
- D. Chủ thể tiêu dùng.
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 453769
Các lĩnh vực trao đổi và mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế có thể tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ được gọi là gì?
- A. Thị trường.
- B. Cơ chế thị trường.
- C. Kinh tế.
- D. Hoạt động mua bán.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 453771
Thị trường lúa gạo, thị trường dầu mỏ, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán,... thuộc loại thị trường nào dưới đây?
- A. Thị trường theo vai trò của các đối tượng mua bán, giao dịch.
- B. Thị trường theo phạm vi của quan hệ mua bán, giao dịch.
- C. Thị trường theo chức năng.
- D. Thị trường theo đối tượng giao dịch, mua bán.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 453774
Thị trường gồm có những chức năng cơ bản nào dưới đây?
- A. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế.
- B. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế, chức năng thừa nhận.
- C. Chức năng thừa nhận, chức năng thông tin, chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế.
- D. Chức năng thông tin, chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 453776
Đâu là ý kiến sai khi nói về thị trường?
- A. Thị trường là nơi thực hiện hoạt động mua và bán.
- B. Người mua, người bán là một trong những yếu tố cơ bản của thị trường.
- C. Chỉ có thể tìm đến thị trường thì con người mới thoả mãn được nhu cầu.
- D. Mua - bán không phải là quan hệ của thị trường.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 453777
Dựa trên phạm vi không gian, cà phê Việt Nam được bán ở những thị trường nào?
- A. Thị trường nước ngoài.
- B. Thị trường trong nước.
- C. Thị trường trong nước và nước ngoài.
- D. Thị trường một số vùng miền trong nước.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 453790
Việc thị trường thừa nhận công dụng của hàng hoá và lao động hao phí để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hoá có bán được hay không và bán với giá như thế nào thể hiện chức năng gì của thị trường?
- A. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế.
- B. Chức năng hạn chế.
- C. Chức năng thông tin.
- D. Chức năng thừa nhận.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 453793
Trong trường hợp dưới đây, các cơ sở sản xuất đã thực hiện chức năng gì của thị trường?
"Vào mùa khai trường, các cơ sở sản xuất đã đầu tư theo công nghệ in ấn mới để có thêm những sản phẩm văn phòng phẩm sinh động, hữu ích phục vụ thị trường sử dụng bút, thước, tập vở học sinh tại địa phương".
- A. Chức năng thừa nhận.
- B. Chức năng thông tin.
- C. Chức năng điều tiết kích thích.
- D. Chức năng điều tiết hạn chế.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 453797
Đâu là các yếu tố cấu thành thị trường?
- A. người mua - người bán.
- B. hàng hoá - tiền tệ.
- C. giá cả - giá trị.
- D. Cả ba đáp án A, B, C đều đúng.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 453800
Thị trường bao gồm bao nhiêu chức năng chủ yếu?
- A. 3.
- B. 4.
- C. 5.
- D. 6.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 453806
Thị trường là lĩnh vực trao đổi và mua bán mà ở đó các chủ thể kinh tế có thể tác động qua lại lẫn nhau nhằm mục đích gì?
- A. xác định số lượng người mua.
- B. xác định số lượng hàng hoá, dịch vụ.
- C. xác định giá cả và số lượng hàng hoá, dịch vụ.
- D. xác định giá cả các mặt hàng.
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 453809
Các chủ thể kinh tế có thể hoàn toàn được tự do mua, bán, trao đổi hàng hoá, dịch vụ thông qua những quy tắc chung trong các mối quan hệ nào dưới đây?
- A. cạnh tranh, cung - cầu, giá cả.
- B. cạnh tranh
- C. cung - cầu, giá cả.
- D. sản xuất - tiêu dùng.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 453814
Hệ thống những quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế như: quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá cả,... chi phối hoạt động của các chủ thể kinh tế được gọi là gì?
- A. Cơ chế thị trường.
- B. Thị trường.
- C. Giá cả thị trường.
- D. Giá cả hàng hóa.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 453818
Nội dung nào dưới đây không phải là ưu điểm của cơ chế thị trường?
- A. Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế, thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và tăng trưởng kinh tế.
- B. Phân bổ lại nguồn lực kinh tế, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu, lợi ích của các chủ thể kinh tế.
- C. Phát sinh những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho người sản xuất và người tiêu dùng.
- D. Thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của con người, từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 453821
Đâu là một trong những nhược điểm của cơ chế thị trường là gì?
- A. Luôn ổn định, bình ổn giá.
- B. Phát sinh những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh gây thiệt hại cho người sản xuất và người tiêu dùng.
- C. Phân bổ lại nguồn lực kinh tế.
- D. Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 453826
Giá cả thị trường được hiểu là gì?
- A. giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua và người bán.
- B. giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được quy định bởi người bán.
- C. số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất, lưu thông hàng hoá đó và giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua với người bán.
- D. số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 453829
Ý nào dưới đây không phải là chức năng của giá cả thị trường?
- A. Cung cấp thông tin, để các chủ thể kinh tế đưa ra những quyết định mở rộng hay thu hẹp sản xuất, tăng hay giảm tiêu dùng.
- B. Phân bổ nguồn lực, góp phần điều tiết quy mô sản xuất, cân đối cung - cầu.
- C. Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hoá và lao động đã hao phí để sản xuất ra nó.
- D. Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lí, kích thích, điều tiết nền kinh tế.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 453831
Giá bán thực tế của hàng hoá được bán trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua và người bán được gọi là gì?
- A. Lợi nhuận.
- B. Giá cạnh tranh.
- C. Giá cả hàng hóa.
- D. Giá cả thị trường.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 453834
Các doanh nghiệp sản xuất giấy ở Việt Nam luôn phải chú trọng cải tiến kĩ thuật và đổi mới công nghệ sản xuất nhằm đảm bảo cơ chế thị trường theo nguyên tắc của quy luật nào sau đây?
- A. cạnh tranh.
- B. cung - cầu.
- C. giá cả.
- D. lợi nhuận.
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 453838
Đâu là một trong những đặc trưng cơ bản nhất của cơ chế thị trường?
- A. cạnh tranh khắc nghiệt.
- B. giá cả biến động.
- C. giá cả bình ổn.
- D. động lực lợi nhuận.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 453841
Nếu doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường thì con đường cơ bản phải làm gì?
- A. Năng động, sáng tạo, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
- B. Chú trọng đến năng suất lao động.
- C. Chỉ cần bỏ vốn đầu tư nhiều.
- D. Kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài.