Câu hỏi trắc nghiệm (40 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 404481
Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào là hiện tượng vật lí?
- A. Lưu huỳnh (sulfur) cháy trong không khí, tạo ra chất khí mùi hắc.
- B. Đốt cháy khí methane, thu được khí carbon dioxide và hơi nước.
- C. Hòa tan đường vào nước, thu được dung dịch nước đường.
- D. Nung đá vôi, thu được vôi sống và khí carbon dioxide.
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 404484
Nhận định nào sau đây không đúng?
- A. Nguyên tử có kích thước vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
- B. Lớp vỏ nguyên tử chứa electron mang điện tích âm.
- C. Khối lượng nguyên tử hầu hết tập trung ở hạt nhân.
- D. Tất cả các hạt nhân nguyên tử đều chứa proton và neutron.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 404486
Nguyên tử alminium (kí hiệu: Al) có số hạt mang điện tích dương là 13, số hạt không mang điện là 14. Số hạt electron trong Al là
- A. 27
- B. 26
- C. 13
- D. 14
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 404489
Hạt nhân của nguyên tử X có điện tích là +30,438.10-19 coulomb. Vậy nguyên tử X là
- A. Ar (Z = 18).
- B. K (Z = 19).
- C. Ca (Z = 20).
- D. Cl (Z = 17).
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 404492
Nguyên tử trung hòa về điện vì
- A. có tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron.
- B. có tổng số hạt electron bằng tổng số hạt neutron.
- C. tổng số hạt neutron bằng tổng số hạt proton.
- D. được tạo nên bởi các hạt không mang điện.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 404494
Nếu hạt nhân nguyên tử có Z hạt proton thì
- A. Số đơn vị điện tích hạt nhân là Z+.
- B. Điện tích hạt nhân là Z.
- C. Số hạt neutron là Z.
- D. Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử là 2Z.
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 404500
Một loại nến được làm bằng paraffin, khi đốt nến, xảy ra các quá trình sau:
(1) Paraffin nóng chảy;
(2) Paraffin lỏng chuyển thành hơi;
(3) Hơi paraffin cháy biến đổi thành khí CO2 và hơi nước.
Quá trình nào có sự biến đổi hoá học?
- A. (1).
- B. (2).
- C. (3).
- D. (1), (2), (3).
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 404504
Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
- A. electron và proton.
- B. proton và neutron.
- C. neutron và electron.
- D. electron, proton và neutron.
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 404506
Trong nguyên tử, loại hạt có khối lượng và mang điện tích âm là
- A. hạt nhân.
- B. hạt proton.
- C. hạt neutron.
- D. hạt electron.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 404507
Phát biểu nào sau đây không đúng?
- A. Điện tích của proton và electron có cùng độ lớn nhưng ngược dấu.
- B. Có những nguyên tử không có neutron.
- C. Có những nguyên tử không có proton.
- D. Khối lượng của proton và neutron xấp xỉ bằng nhau và lớn hơn nhiều khối lượng của electron.
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 404508
Thành phần nào bị lệch hướng trong trường điện?
- A. Neutron.
- B. Electron.
- C. Nguyên tử hydrogen.
- D. Nguyên tử oxygen.
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 404511
Nguyên tử X có 26 proton trong hạt nhân. Cho các phát biểu sau về X
(1) X có 26 neutron trong hạt nhân.
(2) X có 26 electron ở vỏ nguyên tử.
(3) X có điện tích hạt nhân là + 26.
(4) Khối lượng nguyên tử X là 26 amu.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
- A. 1
- B. 2
- C. 3
- D. 4
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 404514
Số hiệu nguyên tử cho biết
- A. số proton trong hạt nhân nguyên tử.
- B. điện tích hạt nhân nguyên tử.
- C. số electron trong nguyên tử.
- D. cả A, B, C đều đúng.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 404520
Một nguyên tử X gồm 16 proton, 16 electron và 16 neutron. Nguyên tử X có kí hiệu là
- A. \({}_{{\rm{16}}}^{{\rm{48}}}{\rm{S}}\)
- B. \({}_{{\rm{32}}}^{{\rm{16}}}{\rm{Ge}}\)
- C. \({}_{{\rm{16}}}^{32}{\rm{S}}\)
- D. \({}_{32}^{16}{\rm{S}}\)
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 404524
Số hạt mang điện trong nguyên tử \({}_{\rm{3}}^{\rm{7}}{\rm{Li}}\) là
- A. 3
- B. 7
- C. 6
- D. 4
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 404527
Đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có
- A. cùng số proton nhưng khác nhau về số neutron.
- B. cùng số neutron nhưng khác nhau về số proton.
- C. cùng tổng số proton và neutron nhưng khác nhau về số electron.
- D. cùng số electron nhưng khác nhau về tổng số proton và neutron.
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 404532
Thông tin nào sau đây không đúng về \({}_{{\rm{82}}}^{{\rm{206}}}{\rm{Pb}}\) ?
- A. Số đơn vị điện tích hạt nhân là 82.
- B. Số proton và neutron là 82.
- C. Số neutron là 124.
- D. ố khối là 206.
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 404566
Nhận định nào không đúng? Hai nguyên tử \({}_{{\rm{29}}}^{{\rm{63}}}{\rm{Cu}}\) và \({}_{{\rm{29}}}^{{\rm{65}}}{\rm{Cu}}\)
- A. là đồng vị của nhau.
- B. có cùng số electron.
- C. có cùng số neutron.
- D. có cùng số hiệu nguyên tử.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 404570
Số electron tối đa ở lớp thứ n (n ≤ 4) là
- A. n.
- B. 2n.
- C. 2n2.
- D. n2.
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 404574
Nguyên tử nào sau đây có 3 electron ở lớp ngoài cùng?
- A. N (Z = 7).
- B. Na (Z = 11).
- C. Al (Z = 13).
- D. C (Z = 6).
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 404578
Hầu hết các chu kì trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học đều bắt đầu bằng
- A. kim loại kiềm thổ.
- B. kim loại kiềm.
- C. halogen.
- D. khí hiếm.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 404580
Bảng tuần hoàn hiện nay có số cột là
- A. 8
- B. 16
- C. 9
- D. 18
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 404582
Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A trong bảng tuần hoàn sẽ có cùng
- A. số electron hóa trị.
- B. số hiệu nguyên tử.
- C. số lớp electron.
- D. số khối.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 404587
Hình ảnh dưới đây là hình dạng của những loại orbital nguyên tử nào?
- A. s, d.
- B. d, f.
- C. s, p.
- D. p, f.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 404591
Nguyên tử khối trung bình của nguyên tố X là 35,48. Biết trong tự nhiên, X có hai đồng vị, trong đó đồng vị 35X chiếm 75,77% số nguyên tử. Số khối của đồng vị còn lại là
- A. 36
- B. 37
- C. 38
- D. 39
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 404595
Chọn đáp án đúng. Orbital nguyên tử là
- A. khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron là nhỏ nhất.
- B. khu vực không gian xung quanh nguyên tử mà tại đó xác suất có mặt electron là lớn nhất.
- C. khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron khoảng 90%.
- D. quỹ đạo chuyển động của electron quay quanh hạt nhân có kích thước năng lượng xác định.
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 404598
Orbital s có dạng
- A. hình elip.
- B. hình cầu.
- C. hình số tám nổi.
- D. hình bầu dục.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 404600
Số electron tối đa trong phân lớp 3p là
- A. 8
- B. 6
- C. 3
- D. 2
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 404604
Cấu hình electron nguyên tử nitrogen (Z = 7) là
- A. 1s22s22p3.
- B. 1s22s32p4.
- C. 1s22s22p4.
- D. 1s12s12p5.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 404607
Lớp M có số electron tối đa bằng
- A. 3
- B. 4
- C. 9
- D. 18
-
Câu 31: Mã câu hỏi: 404610
Cho cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau:
X: 1s22s22p63s2;
Y: 1s22s22p63s23p64s1;
Z: 1s22s22p63s23p3;
T: 1s22s22p63s23p63d84s2.
Các nguyên tử của nguyên tố kim loại là
- A. X, Y, Z.
- B. X, Y, T.
- C. Y, Z, T.
- D. X, Z, T.
-
Câu 32: Mã câu hỏi: 404614
Mendeleev đã xây dựng bảng tuần hoàn bằng cách sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của
- A. số khối.
- B. số hiệu nguyên tử.
- C. khối lượng nguyên tử.
- D. bán kính nguyên tử.
-
Câu 33: Mã câu hỏi: 404617
Trong bảng hệ thống tuần hoàn, chu kì là dãy các nguyên tố mà
- A. nguyên tử của chúng có cùng số electron lớp vỏ ngoài cùng.
- B. cấu hình electron giống hệt nhau.
- C. nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron.
- D. cấu hình electron lớp vỏ giống hệt nhau.
-
Câu 34: Mã câu hỏi: 404619
Trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học hiện nay, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là
- A. 3 và 3.
- B. 3 và 4.
- C. 4 và 3.
- D. 4 và 4.
-
Câu 35: Mã câu hỏi: 404621
Đặc điểm của hạt electron là
- A. mang điện tích dương và có khối lượng.
- B. mang điện tích âm và có khối lượng.
- C. không mang điện và có khối lượng.
- D. mang điện tích âm và không có khối lượng.
-
Câu 36: Mã câu hỏi: 404627
Sự phân bố electron theo ô orbital nào dưới đây là đúng?
- A.
- B.
- C.
- D.
-
Câu 37: Mã câu hỏi: 404628
Cho biết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố X: 1s22s22p63s2; Y: 1s22s22p63s23p64s1; Z: 1s22s22p63s23p5. Nguyên tố nào là kim loại?
- A. X.
- B. Z.
- C. X và Y.
- D. Y.
-
Câu 38: Mã câu hỏi: 404630
Nguyên tử nguyên tố X có tổng các electron trên phân lớp p là 9. Vậy X thuộc loại nguyên tố nào sau đây?
- A. s
- B. d
- C. f
- D. p
-
Câu 39: Mã câu hỏi: 404633
Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố chlorine (kí hiệu: Cl) nằm ở chu kì 3, nhóm VIIA. Cấu hình electron của Cl là
- A. 1s22s22p5.
- B. 1s22s22p63s23p5.
- C. 1s22s22p63s2.
- D. 1s22s22p63s23p3.
-
Câu 40: Mã câu hỏi: 404636
Nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1 thuộc
- A. ô 19, chu kì 4, nhóm IA.
- B. ô 19, chu kì 4, nhóm IB.
- C. ô 19, chu kì 3, nhóm IVA.
- D. ô 19, chu kì 3, nhóm IA.