Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):
-
Câu 1: Mã câu hỏi: 171256
Trong các phương pháp sau, phương pháp nào được dùng để phòng chống bệnh sốt rét?
1. Ăn uống hợp vệ sinh.
2. Mắc màn khi ngủ.
3. Rửa tay sạch trước khi ăn.
4. Giữ vệ sinh nơi ở, phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh.
Phương án đúng là
- A. 1, 2
- B. 1, 4
- C. 2, 4
- D. 2, 3
-
Câu 2: Mã câu hỏi: 171262
Sự khác nhau về nhân của trùng giày và trùng biến hình là gì?
- A. Trùng biến hình có 1 nhân, trùng giày có 2 nhân.
- B. Trùng biến hình có 2 nhân, trùng giày có 3 nhân.
- C. Trùng biến hình có 2 nhân, trùng giày có 1 nhân.
- D. Trùng biến hình có 1 nhân, trùng giày có 3 nhân.
-
Câu 3: Mã câu hỏi: 171264
Lông bơi của trùng giày có những vai trò gì trong những vai trò sau?
1. Di chuyển.
2. Dồn thức ăn về lỗ miệng.
3. Tấn công con mồi.
4. Nhận biết các cá thể cùng loài.
Phương án đúng là
- A. 1, 2
- B. 2, 3
- C. 3, 4
- D. 1, 4
-
Câu 4: Mã câu hỏi: 171266
Trong các động vật nguyên sinh sau, động vật nào có cấu tạo đơn giản nhất?
- A. Trùng biến hình.
- B. Trùng bánh xe.
- C. Trùng giày.
- D. Trùng roi.
-
Câu 5: Mã câu hỏi: 171268
Trong các đặc điểm nào dưới đây có cả ở trùng giày, trùng roi và trùng biến hình?
- A. Có khả năng tự dưỡng.
- B. Di chuyển nhờ lông bơi.
- C. Cơ thể luôn biến đổi hình dạng.
- D. Cơ thể có cấu tạo đơn bào.
-
Câu 6: Mã câu hỏi: 171269
Trùng biến hình sinh sản bằng hình thức gì?
- A. Nảy chồi
- B. Phân đôi và tiếp hợp
- C. Phân đôi
- D. Tiếp hợp
-
Câu 7: Mã câu hỏi: 171271
Dưới đây là 4 giai đoạn trùng biến hình bắt mồi và tiêu hoá mồi:
1. Hai chân giả kéo dài nuốt mồi vào sâu trong chất nguyên sinh.
2. Lập tức hình thành chân giả thứ hai vây lấy mồi.
3. Không bào tiêu hoá tạo thành bao lấy mồi, tiêu hóa mồi nhờ dịch tiêu hoá.
4. Khi một chân giả tiếp cận mồi (tảo, vi khuẩn, vụn hữu cơ…).
Em hãy sắp xếp các giai đoạn trên theo trình tự hợp lý?
- A. (4) - (2) - (1) - (3).
- B. (4) - (1) - (2) - (3).
- C. (3) - (2) - (1) - (4).
- D. (4) - (3) - (1) - (2).
-
Câu 8: Mã câu hỏi: 171273
Hình thức dinh dưỡng của trùng biến hình là gì?
- A. Tự dưỡng và dị dưỡng
- B. Kí sinh
- C. Tự dưỡng
- D. Dị dưỡng
-
Câu 9: Mã câu hỏi: 171275
Trùng biến hình có tên gọi như vậy là do đâu?
- A. Di chuyển bằng chân giả làm cơ thể thay đổi hình dạng.
- B. Không nhìn thấy chúng bằng mắt thường.
- C. Cơ thể cấu tạo đơn giản nhất.
- D. Cơ thể trong suốt.
-
Câu 10: Mã câu hỏi: 171277
Trùng biến hình di chuyển như thế nào?
- A. Vừa tiến vừa xoay.
- B. Cách khác
- C. Thẳng tiến
- D. Xoay tròn
-
Câu 11: Mã câu hỏi: 171280
Trùng biến hình di chuyển được nhờ đâu?
- A. Chân giả
- B. Không bào co bóp
- C. Các lông bơi
- D. Roi dài
-
Câu 12: Mã câu hỏi: 171286
Trùng roi khác thực vật ở những điểm nào?
- A. Có khả năng di chuyển
- B. Có diệp lục
- C. Tự dưỡng
- D. Có cấu tạo tế bào
-
Câu 13: Mã câu hỏi: 171287
Bào quan nào của trùng roi có vai trò bài tiết và điều chỉnh áp suất thẩm thấu?
- A. Các hạt dự trữ.
- B. Nhân.
- C. Màng cơ thể.
- D. Không bào co bóp.
-
Câu 14: Mã câu hỏi: 171288
Hình thức sinh sản chủ yếu của trùng roi xanh là gì?
- A. Đẻ con.
- B. Tạo bào tử.
- C. Mọc chồi.
- D. Phân đôi.
-
Câu 15: Mã câu hỏi: 171289
Trùng roi nhận biết được ánh sáng là nhờ đâu?
- A. Có điểm mắt
- B. Có lông, roi
- C. Có hạt diệp lục
- D. Không bào co bóp.
-
Câu 16: Mã câu hỏi: 171293
Trùng roi di chuyển như thế nào?
- A. Đuôi đi trước.
- B. Đầu đi trước.
- C. Vừa tiến vừa xoay.
- D. Đi ngang
-
Câu 17: Mã câu hỏi: 171295
Khi trùng roi xanh sinh sản thì bộ phận phân đôi trước là gì?
- A. Điểm mắt
- B. Roi
- C. Nhân tế bào
- D. Không bào co bóp
-
Câu 18: Mã câu hỏi: 171297
Nhờ hoạt động của điểm mắt mà trùng roi có tính hướng gì?
- A. Hướng hoá.
- B. Hướng sáng.
- C. Hướng đất.
- D. Hướng nước.
-
Câu 19: Mã câu hỏi: 171299
Sinh sản của trùng roi là gì?
- A. Vừa vô tính vừa hữu tính
- B. Không sinh sản
- C. Vô tính
- D. Hữu tính
-
Câu 20: Mã câu hỏi: 171301
Hình thức sinh sản của tập đoàn trùng roi là gì?
- A. Vô tính
- B. Hữu tính
- C. Vừa vô tính vừa hữu tính
- D. Không sinh sản
-
Câu 21: Mã câu hỏi: 171302
Động vật nguyên sinh sống kí sinh thường có đặc điểm nào?
- A. Sinh sản vô tính với tốc độ nhanh.
- B. Dinh dưỡng theo kiểu hoại sinh.
- C. Cơ quan di chuyển thường tiêu giảm hoặc kém phát triển.
- D. Cả 3 phương án trên đều đúng.
-
Câu 22: Mã câu hỏi: 171303
Phát biểu nào sau đây về động vật nguyên sinh là đúng?
- A. Hình dạng luôn biến đổi.
- B. Không có khả năng sinh sản.
- C. Cơ thể có cấu tạo đơn bào.
- D. Chỉ sống kí sinh trong cơ thể người.
-
Câu 23: Mã câu hỏi: 171304
Động vật đơn bào nào dưới đây có lớp vỏ bằng đá vôi?
- A. Trùng sốt rét.
- B. Trùng kiết lị.
- C. Trùng lỗ.
- D. Trùng biến hình.
-
Câu 24: Mã câu hỏi: 171305
Đặc điểm nào dưới đây không phổ biến ở các loài động vật nguyên sinh?
- A. Sinh sản hữu tính.
- B. Cơ thể có cấu tạo từ một tế bào.
- C. Kích thước hiển vi.
- D. Di chuyển bằng chân giả, lông hoặc roi bơi.
-
Câu 25: Mã câu hỏi: 171306
Nhóm nào dưới đây gồm toàn những động vật nguyên sinh có chân giả?
- A. Trùng kiết lị, trùng roi xanh, trùng biến hình.
- B. Trùng giày, trùng kiết lị, trùng sốt rét.
- C. Trùng biến hình, trùng sốt rét, trùng lỗ.
- D. Trùng biến hình, trùng kiết lị, trùng lỗ.
-
Câu 26: Mã câu hỏi: 171307
Động vật đơn bào nào dưới đây sống tự do ngoài thiên nhiên?
- A. Trùng biến hình
- B. Trùng bệnh ngủ.
- C. Trùng sốt rét
- D. Trùng kiết lị
-
Câu 27: Mã câu hỏi: 171308
Nhóm nào sau đây gồm toàn những động vật đơn bào gây hại?
- A. Trùng bệnh ngủ, trùng sốt rét, cầu trùng.
- B. Trùng giày, trùng kiết lị, trùng lỗ.
- C. Trùng giày, trùng biến hình, trùng roi xanh.
- D. Trùng sốt rét, trùng roi xanh, trùng bệnh ngủ.
-
Câu 28: Mã câu hỏi: 171310
Động vật nguyên sinh có vai trò nào dưới đây?
- A. Thức ăn cho các động vật lớn.
- B. Chỉ thị độ sạch của môi trường nước.
- C. Chỉ thị địa tầng, góp phần cấu tạo vỏ Trái Đất.
- D. Cả 3 phương án trên đều đúng.
-
Câu 29: Mã câu hỏi: 171315
Phát biểu nào dưới đây không đúng về trùng lỗ?
- A. Sống phổ biến ở biển.
- B. Có vỏ bằng đá vôi.
- C. Có ý nghĩa về địa chất.
- D. Bắt mồi bằng lông bơi.
-
Câu 30: Mã câu hỏi: 171316
Phát biểu nào sau đây về động vật nguyên sinh là sai?
- A. Kích thước hiển vi.
- B. Không có khả năng sinh sản vô tính.
- C. Cấu tạo đơn bào.
- D. Sống trong nước, đất ẩm hoặc trong cơ thể sinh vật.