OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA

Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Sinh học 7 năm 2020 - Trường THCS Lê Văn Tám

45 phút 30 câu 2 lượt thi

Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):

 

  • Câu 1: Mã câu hỏi: 171360

    Thủy tức có hình dạng như thế nào?

    • A. Dạng trụ dài.
    • B. Hình cầu.
    • C. Hình đĩa.
    • D. Hình nấm.
  • AMBIENT-ADSENSE/
    QUẢNG CÁO
     
  • Câu 2: Mã câu hỏi: 171363

    Thuỷ tức có di chuyển bằng cách nào?

    • A. Di chuyển kiểu lộn đầu.
    • B. Di chuyển kiểu sâu đo.
    • C. Di chuyển bằng cách hút và nhả nước.
    • D. Cả A và B đều đúng.
  • Câu 3: Mã câu hỏi: 171364

    Ở thuỷ tức, các tế bào mô bì – cơ có chức năng gì?

    • A. Bảo vệ cơ thể, liên kết nhau giúp cơ thể co duỗi theo chiều dọc.
    • B. Thu nhận, xử lí và trả lời kích thích từ môi trường ngoài.
    • C. Tiêu hoá thức ăn.
    • D. Không có đáp án đúng
  •  
     
  • Câu 4: Mã câu hỏi: 171365

    Loại tế bào nào chiếm phần lớn lớp ngoài của thành cơ thể?

    • A. Tế bào sinh sản.
    • B. Tế bào cảm giác.
    • C. Tế bào mô cơ – tiêu hoá.
    • D. Tế bào mô bì – cơ.
  • Câu 5: Mã câu hỏi: 171367

    Hình thức sinh sản vô tính của thuỷ tức là gì?

    • A. Tạo thành bào tử.
    • B. Mọc chồi.
    • C. Phân đôi.
    • D. Cả B và C đều đúng.
  • Câu 6: Mã câu hỏi: 171370

    Loài động vật nào được coi là “trường sinh bất tử”?

    • A. Gián
    • B. Thủy tức
    • C. Trùng biến hình
    • D. Trùng giày
  • VIDEO
    YOMEDIA
    Trắc nghiệm hay với App HOC247
    YOMEDIA
  • Câu 7: Mã câu hỏi: 171372

    Thủy tức là động vật đại diện cho ngành động vật nào?

    • A. Ngành động vật nguyên sinh
    • B. Ngành ruột khoang
    • C. Ngành thân mềm
    • D. Ngành chân khớp
  • Câu 8: Mã câu hỏi: 171374

    Môi trường sống của thủy tức ở đâu?

    • A. Nước lợ
    • B. Trên cạn
    • C. Nước ngọt
    • D. Nước mặn
  • Câu 9: Mã câu hỏi: 171376

    Thủy tức có hình dạng như thế nào? 

    • A. Hình đĩa.
    • B. Hình nấm.
    • C. Dạng trụ dài.
    • D. Hình cầu.
  • Câu 10: Mã câu hỏi: 171378

    Cơ thể thủy tức có kiểu đối xứng nào?

    • A. Đối xứng hai bên
    • B. Không có đối xứng
    • C. Không đối xứng
    • D. Đối xứng tỏa tròn
  • Câu 11: Mã câu hỏi: 171380

    Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau:

    Tua miệng thuỷ tức chứa nhiều …(1)… có chức năng …(2)….

    • A. (1): tế bào sinh sản; (2): sinh sản và di chuyển
    • B. (1): tế bào thần kinh; (2): di chuyển và tự vệ
    • C. (1): tế bào gai, (2): tự vệ và bắt mồi
    • D. (1): tế bào gai; (2): tự vệ và bắt mồi
  • Câu 12: Mã câu hỏi: 171383

    Loại tế bào nào chiếm phần lớn lớp ngoài của thành cơ thể?

    • A. Tế bào mô cơ – tiêu hoá.
    • B. Tế bào mô bì – cơ.
    • C. Tế bào sinh sản.
    • D. Tế bào cảm giác.
  • Câu 13: Mã câu hỏi: 171384

    Thủy tức thải chất bã ra khỏi cơ thể qua đâu?

    • A. Tế bào gai
    • B. Lỗ miệng
    • C. Màng tế bào
    • D. Không bào tiêu hóa
  • Câu 14: Mã câu hỏi: 171385

    Vì sao thủy tức trao đổi khí qua thành cơ thể?

    • A. Vì chúng không có hậu môn
    • B. Vì chưa có hệ thống tuần hoàn
    • C. Vì chúng có ruột dạng túi
    • D. Vì chúng không có cơ quan hô hấp
  • Câu 15: Mã câu hỏi: 171386

    Tế bào thần kinh của thuỷ tức có đặc điểm gì?

    • A. Chiếm phần lớn ở lớp ngoài.
    • B. Hình sao, có gai nhô ra ngoài, phía trong toả nhánh.
    • C. Hình túi, có gai cảm giác.
    • D. Chiếm chủ yếu lớp trong, có roi và không bào tiêu hoá.
  • Câu 16: Mã câu hỏi: 171388

    Đặc điểm của hệ thần kinh của thuỷ tức là gì?

    • A. Hệ thần kinh dạng ống.
    • B. Hệ thần kinh phân tán, chưa phát triển.
    • C. Hệ thần kinh hình lưới.
    • D. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch.
  • Câu 17: Mã câu hỏi: 171391

    Ruột khoang có vai trò gì đối với sinh giới và con người nói chung?

    • A. Một số loài ruột khoang có giá trị thực phẩm và dược phẩm.
    • B. Góp phần tạo sự cân bằng sinh thái, tạo cảnh quan độc đáo.
    • C. Nhiều loại san hô nguyên liệu làm đồ trang sức, trang trí, nguyên liệu xây dựng, …
    • D. Cả 3 phương án trên đều đúng.
  • Câu 18: Mã câu hỏi: 171393

    Các đại diện của ngành Ruột khoang không có đặc điểm nào sau đây?

    • A. Sống trong môi trường nước, đối xứng toả tròn.
    • B.

      Có khả năng kết bào xác.

    • C. Cấu tạo thành cơ thể gồm 2 lớp, ruột dạng túi.
    • D. Có tế bào gai để tự vệ và tấn công.
  • Câu 19: Mã câu hỏi: 171394

    Đảo ngầm san hô thường gây tổn hại gì cho con người?

    • A. Cản trở giao thông đường thuỷ.
    • B. Gây ngứa và độc cho người.
    • C. Tranh thức ăn với các loại hải sản con người nuôi.
    • D. Tiết chất độc làm hại cá và hải sản nuôi.
  • Câu 20: Mã câu hỏi: 171396

    Phương thức dinh dưỡng thường gặp ở ruột khoang là gì?

    • A. Dị dưỡng.
    • B. Dị dưỡng và tự dưỡng kết hợp.
    • C. Quang tự dưỡng.
    • D. Hoá tự dưỡng.
  • Câu 21: Mã câu hỏi: 171398

    Cơ thể ruột khoang có kiểu đối xứng nào?

    • A. Đối xứng lưng – bụng.
    • B. Đối xứng trước – sau.
    • C. Đối xứng toả tròn.
    • D. Đối xứng hai bên.
  • Câu 22: Mã câu hỏi: 171400

    Người ta khai thác san hô đen nhằm mục đích gì?

    • A. Thức ăn cho con người và động vật.
    • B. Vật trang trí, trang sức.
    • C. Cung cấp vật liệu xây dựng.
    • D. Nghiên cứu địa tầng.
  • Câu 23: Mã câu hỏi: 171403

    Phần lớn các loài ruột khoang sống ở đâu?

    • A. Sông
    • B. Hồ
    • C. Ao
    • D. Biển
  • Câu 24: Mã câu hỏi: 171404

    Ruột khoang nói chung thường tự vệ bằng gì?

    • A. Các xúc tu.
    • B. Các tế bào gai mang độc.
    • C. Lẩn trốn khỏi kẻ thù.
    • D. Trốn trong vỏ cứng.
  • Câu 25: Mã câu hỏi: 171405

    Độ sâu tối đa mà các loài san hô có thể sống là bao nhiêu?

    • A. 200m
    • B. 400m
    • C. 50m
    • D. 100m
  • Câu 26: Mã câu hỏi: 171406

    Thủy tức bắt mồi có hiệu quả nhờ đâu?

    • A. Di chuyển nhanh nhẹn
    • B. Phát hiện ra mồi nhanh
    • C. Có tua miệng dài trang bị các tế bào gai độc
    • D. Có miệng to và khoang ruột rộng
  • Câu 27: Mã câu hỏi: 171408

    Ở thuỷ tức đực, tinh trùng được hình thành từ đâu?

    • A. Tuyến hình vú.
    • B. Tuyến bã
    • C. Tuyến hình cầu.
    • D. Tuyến sữa.
  • Câu 28: Mã câu hỏi: 171409

    Phát biểu nào sau đây về thuỷ tức là đúng?

    • A. Sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp.
    • B. Sinh sản vô tính bằng cách tạo bào tử.
    • C. Lỗ hậu môn đối xứng với lỗ miệng.
    • D. Có khả năng tái sinh.
  • Câu 29: Mã câu hỏi: 171410

    Hình thức sinh sản vô tính của thuỷ tức là gì?

    • A. Phân đôi.
    • B. Mọc chồi
    • C. Tạo thành bào tử.
    • D. Cả A và B đều đúng.
  • Câu 30: Mã câu hỏi: 171411

    Ngành ruột khoang có khoảng bao nhiêu loài?

    • A. 20 nghìn loài
    • B. 5 nghìn loài
    • C. 10 nghìn loài
    • D. 15 nghìn loài

Đề thi nổi bật tuần

 
 
OFF