OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Đề kiểm tra 1 tiết HK1 môn Công nghệ 10 năm 2020 Trường THPT An Nhơn

45 phút 30 câu 12 lượt thi

Câu hỏi trắc nghiệm (30 câu):

 

  • Câu 1: Mã câu hỏi: 172503

    Xói mòn đất thường xảy ra ở đâu?

    • A. Đồng bằng sông Cửu Long.
    • B. Vùng đồng bằng ven biển.
    • C. Đồng bằng sông Hồng.
    • D. Trung du và miền núi, nơi có địa hình dốc.
  • ADSENSE/
    QUẢNG CÁO
     
  • Câu 2: Mã câu hỏi: 172504

    Phản ứng của dung dịch đất do yếu tố nào quyết định?

    • A. Nồng độ H+ và OH-.
    • B. Nồng độ bazơ.
    • C. Nồng độ Na+.
    • D. Nồng độ a xít.
  • Câu 3: Mã câu hỏi: 172505

    Phát biểu nào là đúng?

    • A. Nếu [H+] > [OH-] thì đất có phản ứng chua.
    • B. Nếu [H+] > [OH-] thì đất có phản ứng kiềm.
    • C. Nếu [H+] < [OH-] thì đất có phản ứng trung tính.
    • D. Nếu [H+] < [OH-] thì đất có phản ứng chua.
  •  
     
  • Câu 4: Mã câu hỏi: 172506

    Nguyên nhân hình thành đất phèn là gì?

    • A. Đất bị ngập úng.
    • B. Đất có nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh.
    • C. Đất có nhiều muối.
    • D. Đất có nhiều H2SO4
  • Câu 5: Mã câu hỏi: 172507

    Người ta làm thí nghiệm xác định sức sống với 50 hạt giống thì thấy có 6 hạt bị nhuộm màu. Tỉ lệ hạt sống là?

    • A. 85%.
    • B. 86%.
    • C. 87%.
    • D. 88%.
  • Câu 6: Mã câu hỏi: 172508

    Nguyên nhân gây xói mòn đất là gì?

    • A. Địa hình dốc.
    • B. Mưa lớn.
    • C. Cả A, B đều đúng.
    • D. Cả A, B đều sai.
  • ADMICRO
  • Câu 7: Mã câu hỏi: 172509

    Thế nào là độ phì nhiêu của đất?

    • A. Là đất có nhiều muối tan và xác thực vật, động vật.
    • B. Là đất có dinh dưỡng.
    • C. Là khả năng cung cấp đồng thời,không ngừng  nước và dinh dưỡng cho cây.
    • D. Là đất có nhiều dinh dưỡng.
  • Câu 8: Mã câu hỏi: 172510

    Độ chua hoạt  tính của đất là do ion  nào gây nên?

    • A. OH-
    • B. Al3+ và H+
    • C. H+
    • D. Al3+
  • Câu 9: Mã câu hỏi: 172511

    Đất mặn sau khi bón vôi một thời gian cần tiến hành tiếp biện pháp gì?

    • A. Trồng cây chịu mặn.
    • B. Bón nhiều phân đạm và kali.
    • C. Bón bổ sung chất hữu cơ.
    • D. Tháo nước rửa mặn.
  • Câu 10: Mã câu hỏi: 172512

    Trong môi trường tạo rể nguời ta bổ sung chất gì?

    • A. BIA,αNAA.
    • B. BIA,αNAN.
    • C. IBA, αNAA.
    • D. BIA,αNNA.
  • Câu 11: Mã câu hỏi: 172513

    Hệ thống sản xuất giống cây trồng gồm mấy giai đoạn?

    • A. 3
    • B. 4
    • C. 5
    • D. 6
  • Câu 12: Mã câu hỏi: 172514

    Đất mặn có thành phần cơ giới nặng, có tỉ lệ sét bao nhiêu?

    • A. 60% - 80%.
    • B. 45% - 50%.
    • C. 30% - 40%.
    • D. 50% - 60%.
  • Câu 13: Mã câu hỏi: 172515

    Theo sơ đồ phục tráng, việc đánh giá dòng được tiến hành trong năm nào?

    • A. Năm thứ tư và năm thứ năm.
    • B. Năm thứ hai và năm thứ ba.
    • C. Năm thứ nhất và năm thứ hai.
    • D. Năm thứ ba và năm thứ tư.
  • Câu 14: Mã câu hỏi: 172516

    Vật liệu để nuôi cấy mô tế bào là gì?

    • A. Củ, quả đã chín.
    • B. Củ, quả còn non.
    • C. Mô phân sinh đỉnh của thân, cành, rễ.
    • D. Đồng ý với cả 3 phương án.
  • Câu 15: Mã câu hỏi: 172517

    Keo đất là gì?

    • A. Là những phần tử có kích thước trên 1 micromet, không tan trong nước mà ở tạng thái huyền phù.
    • B. Là những phần tư có kích thước nhỏ dưới 1micromet, không tan trong nước mà ở trạng thái huyền phù.
    • C. Là những phần từ có kích thước trên 1micromet tan trong nước.
    • D. Là những phần tử có kích thước nhỏ dưới 1micromet, tan trong nước.
  • Câu 16: Mã câu hỏi: 172518

    Tính chất nào sau đây là của đất xám bạc màu?

    • A. Đất có thành phần cơ giới nặng, tỉ lệ sét cao, nhiều muối tan.
    • B. Tầng đất mặt mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, thường bị khô hạn.
    • C. Hình thái phẫu diện đất không hoàn chỉnh.
    • D. Tầng đất mặt khô, cứng, nứt nẻ, nhiều chất độc hại.
  • Câu 17: Mã câu hỏi: 172519

    Quy trình sản xuất giống cây trồng nông nghiệp theo sơ đồ duy trì được tiến hành trong bao lâu?

    • A. Năm năm
    • B. Bốn vụ.
    • C. Bốn giai đoạn
    • D. Bốn năm.
  • Câu 18: Mã câu hỏi: 172520

    Ưu điểm của nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào là gì?

    • A. Hệ số nhân giống cao, nhân giống nhanh.
    • B. Cây được tạo ra sạch bệnh.
    • C. Duy trì được tính tốt của cây bố mẹ.
    • D. Cả A, B, C
  • Câu 19: Mã câu hỏi: 172521

    Quy trình sản xuất giống cây trồng theo sơ đồ duy trì xuất phát từ đâu? 

    • A. Hạt xác nhận.
    • B. Hạt nguyên chủng.
    • C. Hạt siêu nguyên chủng.
    • D. Vật liệu khởi đầu.
  • Câu 20: Mã câu hỏi: 172522

    Lớp ion nào trên hạt keo tham gia trao đổi ion?

    • A. Lớp ion quyết định điện.
    • B. Nhân hạt keo.
    • C. Lớp ion khuếch tán.
    • D. Lớp ion quyết bù.
  • Câu 21: Mã câu hỏi: 172523

    Nội dung của thí nghiệm so sánh là gì?

    • A. Bố trí sản xuất so sánh các giống với nhau.
    • B. Bố trí sản xuất với các chế độ phân bón khác nhau.
    • C. Bố trí sản xuất so sánh giống mới với giống đại trà.
    • D. Bố trí thí nghiệm trên diện.
  • Câu 22: Mã câu hỏi: 172524

    Giống được cấp giấy chứng nhận Giống Quốc Gia khi đã đạt yêu cầu của thí nghiệm nào?

    • A. Thí nghiệm so sánh giống.
    • B. Không cần thí nghiệm.
    • C. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo.
    • D. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật. 
  • Câu 23: Mã câu hỏi: 172525

    Trong hệ thống sản xuất giống cây trồng, mục đích tạo ra hạt giống xác nhận là gì?

    • A. Để cung cấp cho nông dân sản xuất đại trà.
    • B. Để nhân ra một số lượng hạt giống
    • C. Do hạt siêu nguyên chủng tạo ra
    • D. Do hạt nguyên chủng tạo ra
  • Câu 24: Mã câu hỏi: 172526

    Sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo vì sao phải chọn ruộng cách li?

    • A. Để đạt chất lượng tốt.
    • B. Khi thụ phấn sẽ bị tạp giao.
    • C. Hạt giống là SNC.
    • D. Hạt giống là hạt bị thoái hóa.
  • Câu 25: Mã câu hỏi: 172527

    Sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn theo sơ đồ duy trì nào?

    • A. Hạt SNC, hạt tác giả → đánh giá dòng → nhân giống nguyên chủng → nhân giống xác nhận.
    • B. Hạt SNC, hạt tác giả → nhân giống nguyên chủng → đánh giá dòng → nhân giống xác nhận.
    • C. Nhân giống nguyên chủng → hạt SNC, hạt tác giả → đánh giá dòng → nhân giống nguyên chủng → nhân giống xác nhận.
    • D. Đánh giá dòng → hạt SNC, hạt tác giả → nhân giống nguyên chủng → nhân giống xác nhận.
  • Câu 26: Mã câu hỏi: 172528

    Mục đích của công tác khảo nghiệm giống cây trồng?

    • A. Duy trì độ thuần chủng của giống.
    • B. Đánh giá khách quan, chính xác và công nhận kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với.
    • C. Cung cấp những thông tin về giống.
    • D. Tạo số lượng lớn hạt giống cung cấp cho đại trà.
  • Câu 27: Mã câu hỏi: 172529

    Khảo nghiệm giống cây trồng có ý nghĩa quan trọng trong việc đưa giống mới vào đâu?

    • A. Phổ biến trong thực tế.
    • B. Sản xuất đại trà.
    • C. Sản xuất.
    • D. Trồng, cấy.
  • Câu 28: Mã câu hỏi: 172530

    Thí nghiệm so sánh giống nhằm mục đích gì?

    • A. So sánh toàn diện giống mới nhập nội với giống đại trà.
    • B. Để mọi người biết về giống mới
    • C. Duy trì những đặc tính tốt của giống.
    • D. Kiểm tra những kỹ thuật của cơ quan chọn tạo giống về quy trình kỹ thuật.
  • Câu 29: Mã câu hỏi: 172531

    Một xã X mới nhập về một giống lúa mới đang được sản xuất phổ biến nơi đưa giống đi, để mọi người sử dụng giống này trước hết họ phải làm gì?

    • A. Làm thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật.
    • B. Làm thí nghiệm so sánh giống
    • C. Làm thí nghiệm quảng cáo.
    • D. Không cần làm thí nghiệm mà cho sản xuất đại trà ngay.
  • Câu 30: Mã câu hỏi: 172532

    Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật nhằm xác định gì?

    • A. Mật độ, thời vụ gieo trồng, chế độ phân bón.
    • B. Khả năng chống chịu.
    • C. Khả năng thích nghi.
    • D. Năng suất,chất lượng.

Đề thi nổi bật tuần

 
 
OFF