Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao Sinh học 8 chương Hô hấp Bài 22: Hoạt động hô hấp giúp các em học sinh nắm vững và củng cố lại kiến thức môn Sinh.
-
Bài tập 1 trang 70 SGK Sinh học 8
Trình bày tóm tắt quá trình hô hấp ở cơ thể người.
-
Bài tập 2 trang 70 SGK Sinh học 8
Hô hấp ở cơ thể người và thỏ có gì giống và khác nhau?
-
Bài tập 3 trang 70 SGK Sinh học 8
Khi lao động hay chơi thể thao, nhu cầu trao đổi khí của cơ thể tăng cao, hoạt động hô hấp của cơ thể có biến đổi như thế nào để đáp ứng nhu cầu đó?
-
Bài tập 4 trang 70 SGK Sinh học 8
Thử nhìn đồng hồ và đếm nhịp thở của mình trong 1 phút lúc bình thường (thở nhẹ) và sau khi chạy tại chỗ 1 phút (thở mạnh). Nhận xét kết quả và giải thích.
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 3 trang 40 SBT Sinh học 8
So sánh sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào?
-
Bài tập 1 trang 40 SBT Sinh học 8
Nêu mối liên quan giữa các giai đoạn trong quá trình hô hấp?
-
Bài tập 2-TL trang 40 SBT Sinh học 8
Hoạt động hô hấp ở người diễn ra như thế nào?
-
Bài tập 2-TN trang 40 SBT Sinh học 8
Tốc độ vận chuyển máu ở các mao mạch phổi diễn ra chậm
A. Thuận lợi cho quá trình trao đổi khí.
B. Tăng khả năng hấp thụ các chất.
C. Giúp tăng hiệu quả hô hấp.
D. Cả A và B.
-
Bài tập 3 trang 41 SBT Sinh học 8
Hiệu quả hô hấp sẽ tăng khi
A. Thở sâu
B. Chở bình thường.
C. Tăng nhịp thở
D. Cả A và B.
-
Bài tập 4 trang 41 SBT Sinh học 8
Cách hô hấp đúng là
A. Thở bằng mũi
B. Thở bằng miệng.
C. Hít vào ngắn hơn thở ra
D. Cả A và B.
-
Bài tập 5 trang 41 SBT Sinh học 8
Sự trao đổi khí ở tế bào diễn ra theo cơ chế
A. Thẩm thấu.
B. Từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao.
C. Khuếch tán từ nơi có nồng độ khí cao đến nơi có nồng độ khí thấp.
D. Cả A và C.
-
Bài tập 7 trang 41 SBT Sinh học 8
Khí cặn là gì?
A. Là khí thường được đổi mới.
B. Là khí bẩn đọng lại ở đường dẫn khí.
C. Là khí còn lại trong phổi
D. Cả A và B
-
Bài tập 8 trang 41 SBT Sinh học 8
Không khí trong phổi cần thường xuyên đổi mới vì:
A. tế bào cần nhiều không khí.
B. cần có O2 cung cấp cho mọi hoạt động thường xuyên diễn ra trong cơ thể.
C. cần có CO2 cung cấp cho tế bào
D. cả A, B và C đều sai.
-
Bài tập 9 trang 41 SBT Sinh học 8
Chức năng của đường dẫn khí là
A. Dẫn không khí ra và vào phổi.
B. Làm sạch và làm ấm không khí.
C. Bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại.
D. Cả A, B và C.
-
Bài tập 10 trang 42 SBT Sinh học 8
Phần ngoài khoang mũi có nhiều lông có tác dụng
A. Dẫn không khí ra và vào phổi.
B. Làm sạch và làm ấm không khí.
C. Bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại.
D. Cả B và C.
-
Bài tập 11 trang 42 SBT Sinh học 8
Phản xạ ho có tác dụng
A. Dẫn không khí ra và vào phổi.
B. Làm sạch và làm ấm không khí.
C. Tống các chất bẩn hoặc các dị vật.
D. Ngăn cản bụi.
-
Bài tập 12 trang 42 SBT Sinh học 8
Hoạt động hô hấp có vai trò
A. Cung cấp O2 cho tế bào để phân giải các chất hữu cơ tạo năng lượng.
B. Thải loại khí CO2 ra khỏi cơ thể.
C. Bảo vệ phổi khỏi các tác nhân có hại.
D. Cả A và B.
-
Bài tập 14 trang 42 SBT Sinh học 8
Các giai đoạn trong hô hấp có vai trò chung là
A. Tăng nồng độ O2 và giảm nồng độ CO2 trong máu.
B. Cung cấp O2 cho tế bào của cơ thể và nhận CO2 do tế bào thải ra, đưa ra khỏi cơ thể.
C. Giúp không khí trong phổi thường xuyên đổi mới.
D. Cả A và B.
-
Bài tập 16 trang 43 SBT Sinh học 8
Hít vào và thở ra được thực hiện nhờ
A. Hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực.
B. Hoạt động co bóp của tim.
C. Hoạt động của lồng ngực.
D. Hoạt động của các cơ liên sườn.
-
Bài tập 22 trang 44 SBT Sinh học 8
Câu nào đúng ghi Đ và càu nào sai ghi S vào ô trống:
Câu Đúng Sai 1. Hít vào và thở ra nhịp nhàng giúp cho phổi được thông khí. 2. Hít vào chỉ nhờ hoạt động của lồng ngực. 3. Chỉ có trao đổi khí ở phổi mới diễn ra theo cơ chế khuếch tán. 4. Cử động hô hấp gồm 1 lần hít vào và 1 lần thở ra.