OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 8 Bài 3: Tế bào


Trong bài này các em được biết các kiến thức về tế bào như cấu tạo tế bào, các bộ phận, bào quanthành phần hoá học cấu tạo nên tế bào; cơ chế hoạt động sống của tế bào để duy trì sự sống và hoạt động bình thường của cơ thể

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cấu tạo tế bào

  • Tất cả các cơ quan ở người đều cấu tạo bằng tế bào. Cơ thể người có số lượng tế bào rất lớn khoảng 75 nghìn tỉ (75 × 10¹²).Có nhiều loại tế bào khác nhau về hình dạng, kích thước và chức năng.
  • Có tế bào hình cầu (tế bào trứng), hình đĩa (hồng cầu), hình khối (tế bào biểu bì), hình nón, hình que (tế bào võng mạc), hình thoi (tế bào cơ), hình sao (tế bào thần kinh — nơ-ron), hình sợi (tóc, lông) hoặc giống các sinh vật khác (bạch cầu, tinh trùng),...
  • Mặc dù khác nhau về nhiều mặt nhưng loại tế bào nào cũng có 3 phần cơ bản: màng sinh chất, chất tế bào và nhân.

Cấu tạo tế bào

1.2. Chức năng của các bộ phận trong tế bào

Các bộ phận Các bào quan Cấu tạo và chức năng
Màng sinh chất Là lớp ngoài của tế bào đặc lại, được cấu tạo từ prô-tê-in và li-pit, có nhiệm vụ thực hiện trao đổi chất với môi trường quanh tế bào
Chất tế bào
Lưới nội chất
Là một hệ thống các xoang và túi dẹp có màng, có thể mang các ri-bô-xôm (lưới nội chất hạt) hoặc không (lưới nội chất trơn). Đảm bảo mối liên hệ giữa các bào quan, tổng hợp và vận chuyển các chất
Ri-bô-xôm Gồm hai tiểu đơn vị chứa rARN (ARN ri-bô-xôm), đính trên lưới nội chất hạt hoặc trôi trong bào tương (ri-bô-xôm tự do), là nơi diễn ra tổng hợp prô-tê-in
Ti thể Gồm một màng ngoài và màng trong gấp nếp tạo thành mào chứa chất nền, tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng, tạo ATP (a-đê-nô-xin tri-phốt-phát)
Bộ máy Gôn-gi Là một hệ thống các túi màng dẹt xếp chồng lên nhau, có các nang nảy chồi từ chồng túi, thu nhận, hoàn thiện, phân phối, tích trữ sản phẩm.
Trung thể Là một trung tâm tổ chức các ống vi thể, gồm hai trung tử xếp thẳng góc, xung quanh là chất vô định hình, tham gia vào quá trình phân chia tế bào.
Nhân Chất nhiễm sắc Nằm trong dịch nhân. Ở một giai đoạn nhất định, khi tập trung lại làm thành nhiễm sắc thể, chứa ADN (a-xit đê-ô-xi-ri-bô-nu-clê-ic) đóng vai trò di truyền của cơ thể
Nhân con Chứa rARN (ARN ri-bô-xôm) cấu tạo nên ri-bô-xôm

1.3. Thành phần hoá học của tế bào

Tế bào gồm một hỗn hợp phức tạp gồm nhiều chất hữu cơ và các chất vô cơ. Các chất hữu cơ chính là prô-tê-in, glu-xit, li-pit.

  • Prô-tê-in, hay còn gọi là chất đạm, là một chất phức tạp gồm có cac-bon (C), hi-đrô (H), ô-xi (O), ni-tơ (N), lưu huỳnh (S) và một số nguyên tố khác. Phân tử của prô-tê-in rất lớn, chứa đến hàng nghìn các nguyên tử nên thuộc vào loại đại phân tử. Prô-tê-in là thành phần cơ bản của cơ thể, có trong tất cả các tế bào.

  • Glu-xit, hay còn gọi là chất đường bột, là những hợp chất loại đường và bột. Nó gồm có C, H và O trong đó tỉ lệ giữa H và O luôn là 2H ÷ 1O. Trong cơ thể, glu-xit ở dưới dạng đường glu-cô-zơ (có ở máu) và gli-cô-gen (có ở gan và cơ).

  • Li-pit, hay còn gọi là chất béo, có ở mặt dưới da và ở nhiều cơ quan, nó cũng gồm 3 nguyên tố chính là C, H, O nhưng tỉ lệ của các nguyên tố đó không giống như glu-xit. Tỉ lệ H ÷ O thay đổi tùy loại li-pit. Li-pit là chất dự trữ của cơ thể.

  • A-xit nu-clê-ic (ADN hay ARN) chủ yếu có trong nhân tế bào. Cả hai loại này đều là các đại phân tử, đóng vai trò quan trọng trong di truyền.

Ngoài các chất hữu cơ nói trên, trong tế bào còn có các chất vô cơ là muối khoáng.

1.4. Hoạt động sống của tế bào

  • Mỗi tế bào sống trên cơ thể luôn luôn được cung cấp các chất dinh dưỡng do dòng máu mang đến và luôn luôn xảy ra quá trình tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ phức tạp từ những chất đơn giản được thấm vào trong tế bào.
  • Đồng thời trong tế bào cũng luôn xảy ra quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ thành những chất đơn giản và giải phóng năng lượng cần thiết cho cơ thể. Quá trình tổng hợp và phân giải các chất hữu cơ trong tế bào gọi là quá trình đồng hóa và dị hóa. Đó là hai mặt cơ bản trong quá trình sống của tế bào.

Hoạt động sống của tế bào

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO

2. Luyện tập Bài 3 Sinh học 8

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Mô tả được thành phần cấu tạo của tế bào phù hợp với chức năng của chúng.
  • Chứng minh được tế bào là đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng của cơ thể.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 8 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 13 SGK Sinh học 8

Bài tập 2 trang 13 SGK Sinh học 8

Bài tập 1 trang 5 SBT Sinh học 8

Bài tập 1 trang 7 SBT Sinh học 8

Bài tập 2 trang 7 SBT Sinh học 8

Bài tập 1-TN trang 7 SBT Sinh học 8

Bài tập 2 trang 8 SBT Sinh học 8

Bài tập 6 trang 8 SBT Sinh học 8

Bài tập 23 trang 11 SBT Sinh học 8

Bài tập 28 trang 12 SBT Sinh học 8

Bài tập 31 trang 13 SBT Sinh học 8

Bài tập 32 trang 14 SBT Sinh học 8

3. Hỏi đáp Bài 3 Chương 1 Sinh học 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 8 HỌC247

NONE
OFF