OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 8 Bài 24: Tiêu hoá và các cơ quan tiêu hoá


Trong bài  này các em sẽ được tìm hiểu các kiến thức về tiêu hóa như các hoạt động của quá trình tiêu hóa, vai trò của tiêu hóa và các cơ quan tiêu hóa.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thức ăn và sự tiêu hóa

  • Hằng ngày trong cơ thể chúng ta diễn ra các quá trình oxi hóa các chất hữu cơ như prôtêin, lipit, gluxit để sinh ra năng lượng sống cần cho các hoạt động của tế bào. Vai trò của thức ăn chính là bù đắp lại sự hao hụt này. Ngoài ra thức ăn còn là nguyên liệu để xây dựng các tế bào mới thay thế cho các tế bào đã chết và giúp cơ thể lớn lên.

Tiêu hóa thức ăn

  • Thức ăn sau khi ăn sẽ được biến đổi thành các chất dinh dưỡng để hấp thụ.

Tiêu hóa thức ăn

  • Quá trình biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng gọi là quá trình tiêu hóa.
  • Thức ăn gồm chất hữu cơ và chất vô cơ
    • Chất hữu cơ:  prôtêin, lipit, gluxit.… : bị biến đổi hóa học trong quá trình tiêu hóa.
    • Chất vô cơ: Nước, muối khoáng: không bị biến đổi hóa học trong quá trình tiêu hóa.

Sơ đồ tiêu hóa thức ăn

  • Quá trình tiêu hóa gồm các hoạt động: Ăn và uống → đẩy thức ăn vào ống tiêu hóa → tiêu hóa thức ăn → hấp thụ chất dinh dưỡng → thải phân.
  • Vai trò của tiêu hóa: biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được và thải bỏ các chất cặn bã ra ngoài.

1.2. Các cơ quan tiêu hóa

Cơ quan tiêu hóa

Các cơ quan trong ống tiêu hóa Tuyến tiêu hóa 
  • Miệng
  • Hầu
  • Thực quản
  • Dạ dày
  • Ruột (Ruột non, ruột già, ruột thẳng)
  • Hậu môn
  • Tuyến nước bọt (có 3 đôi)
  • Tuyến vị
  • Tuyến gan
  • Tuyến tụy
  • Tuyến ruột
  • Khoang miệng gồm răng và lưỡi.
  • Hầu là đoạn thông giữa khoang miệng với thực quản.
  • Thực quản là đoạn đưa thức ăn từ hầu xuống dạ dày.
  • Dạ dày là phần rộng nhất của ống tiêu hóa, nằm giữa bụng hơi lệch về phía trái .
  • Ruột non dài từ 2.8 – 3m, nằm giữa khoang bụng.
  • Ruột già có hình dạng chữ U ngược.
  • Ruột thẳng là nơi trữ phân.
  • Ruột thừa ở bên phải phía dưới, là vết tích tiêu giảm của 1 cơ quan trong cơ thể động vật.
    • Ruột thừa không còn chức năng, có thể gây phiền toái.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO

2. Luyện tập Bài 24 Sinh học 8

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Trình bày được các giai đoạn của quá trình tiêu hóa.
  • Trình bày được vai trò của tiêu hóa.
  • Xác định được trên hình các cơ quan tiêu hóa ở người.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 8 Bài 24 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 8 Bài 24 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 80 SGK Sinh học 8

Bài tập 2 trang 80 SGK Sinh học 8

Bài tập 3 trang 80 SGK Sinh học 8

Bài tập 1 trang 49 SBT Sinh học 8

Bài tập 2 trang 49 SBT Sinh học 8

Bài tập 4 trang 50 SBT Sinh học 8

Bài tập 1 trang 50 SBT Sinh học 8

Bài tập 2 trang 50 SBT Sinh học 8

Bài tập 1 trang 51 SBT Sinh học 8

Bài tập 2 trang 51 SBT Sinh học 8

Bài tập 3-TN trang 51 SBT Sinh học 8

Bài tập 4-TN trang 51 SBT Sinh học 8

Bài tập 17 trang 53 SBT Sinh học 8

Bài tập 18 trang 53 SBT Sinh học 8

Bài tập 19 trang 54 SBT Sinh học 8

Bài tập 20 trang 54 SBT Sinh học 8

Bài tập 21 trang 54 SBT Sinh học 8

Bài tập 22 trang 54 SBT Sinh học 8

Bài tập 23 trang 55 SBT Sinh học 8

Bài tập 24 trang 55 SBT Sinh học 8

3. Hỏi đáp Bài 24 Chương 5 Sinh học 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 8 HỌC247

NONE
OFF