Giải bài 5 tr 94 sách BT Sinh lớp 7
Nêu cấu tạo và phân tích các đặc điểm thích nghi của hệ tiêu hóa ở chim với đời sống bay lượn?
Hướng dẫn giải chi tiết bài 5
- Ống tiêu hoá gồm các phần như:
- miệng không có răng làm đầu nhẹ, có mỏ bằng chất sừng làm nhiệm vụ gắp, lấy mồi.
- thực quản dài, trên thực quản có chỗ phình to gọi là diều là nơi tạm chứa thức ăn, diều tiết dịch làm mềm thức ăn (hạt) rồi chuyển vào dạ dày.
- dạ dày chia thành 2 phần: dạ dày tuyến giáp với thực quản có các tế bào tiết dịch vị, dạ dày cơ phía dưới gồm những sợi cơ phát triển mạnh, to cứng, khoẻ có thể nghiền nát các loại hạt một cách dễ dàng (gọi là mề) sau đó chuyển vào ruột non.
- đổ vào đầu ruột non là các ống dẫn mật do gan tiết ra và các ống dẫn tuỵ, gần cuối ruột già có 2 mẩu ruột tịt trước khi đổ vào huyệt.
- Có các tuyến tiêu hoá như tuyến vị, tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến ruột giúp tiêu hoá hoá học.
⇒ Hệ tiêu hoá ở chim có cấu tạo hoàn chỉnh nên tốc độ tiêu hoá cao hơn, phù hợp với cung cấp năng lượng cho đời sống bay lượn.
-- Mod Sinh Học 7 HỌC247
Bài tập SGK khác
-
Quan sát bộ xương chim đối chiếu với hình 42.1 SGK, lựa chọn các thông tin dưới đây để điền vào cột A tương ứng với các đặc điểm thích nghi ở cột B trong bảng dưới đây
bởi Hy Vũ 14/06/2020
1. Chi trước
2. Xương sọ
3. Các đốt sống lưng
4. Đốt sống hông
5. Xương ức
STT
Các thành phần của bộ xương (A)
Thích nghi với đời sống bay lượn (B)
1
Biến thành cánh
2
Phát triển là nơi bám của cơ ngực vận động cánh
3
Rỗng, xốp nên nhẹ nhưng khớp với nhau rất chắc
4
Nối liền không có đường khớp sọ
5
Làm chỗ dựa cho chi sau
Theo dõi (0) 1 Trả lời