OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 3 trang 19 SBT Sinh học 12

Giải bài 3 tr 19 sách BT Sinh lớp 12

Trên một đôi NST thường ở ruồi giấm, có 1 cặp gen alen gồm: alen B quy định cánh bình thường trội hoàn toàn so với alen b đột biến cho kiểu hình cánh ngắn.

a) Thí nghiệm 1: Cho giao phối giữa một con ruồi giấm 9 cánh bình thường với một con ruồi giấm ♂ cánh ngắn thu được thế hệ lai F1 đồng loạt cánh bình thường. Cho các cá thể F1 giao phối ngẫu nhiên để thu được các cá thể thế hệ F2 với số lượng lớn. Dự đoán tỉ lệ phân li về kiểu gen và kiểu hình ở thế hệ F2 như thế nào?

b) Thí nghiêm 2: Cho giao phối giữa một con ruồi giấm ♂ cánh bình thường với một con ruồi giấm ♀ cánh ngắn thu được thế hệ lai F1 có 50% cánh bình

thường : 50% cánh ngắn. Khi cho các cá thể F1 ♀ cánh bình thường và ♂ cánh ngắn giao phối có thu được các cá thể thế hệ F2 đồng loạt cánh bình thường hay không? Tại sao?

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết bài 3

a)

  • Thế hệ F1 đồng loạt cánh bình thường chứng tỏ thế hệ p thuần chủng có kiểu gen BB x bb

—> F1 100% Bb về kiểu gen và 100% cánh bình thường về kiểu hình.

  • Cho giao phối các cá thể F1 với nhau (Bb X Bb)

—> F2 phân li về kiểu gen theo tỉ lệ 25% BB : 50% Bb : 25% bb và về kiểu hình là 75% cánh bình thường : 25% cánh ngắn.

b) Thế hệ F1 có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1 : 1. Đây là kết quả của phép lai phân tích -> cá thể có kiểu hình trội là thể dị hợp Bb.

  • Ta có phép lai Bb X bb --> 50% Bb : 50% bb.
  • Vì các cá thể F1 cánh bình thường không thuần chủng nên thế hệ lai thu được sẽ không có tỉ lệ kiểu hình 100% cánh bình thường như ở thí nghiệm 1.

-- Mod Sinh Học 12 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 3 trang 19 SBT Sinh học 12 HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

NONE
OFF