Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao Sinh học 11 Bài 8 Quang hợp ở thực vật giúp các em học sinh nắm vững và củng cố lại kiến thức môn Sinh.
-
Bài tập 1 trang 39 SGK Sinh học 11
Quang hợp ở thực vật là gì? Viết phương trình quang hợp tổng quát.
-
Bài tập 2 trang 39 SGK Sinh học 11
Vì sao quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên Trái Đất?
-
Bài tập 3 trang 39 SGK Sinh học 11
Nêu đặc điểm của lá cây xanh thích nghi với chức năng quang hợp?
-
Bài tập 4 trang 39 SGK Sinh học 11
Nêu thành phần của hệ sắc tố quang hợp trong lá xanh và chức năng của chúng.
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 5 trang 39 SGK Sinh học 11
Sắc tố tham gia trực tiếp vào chuyển hóa quang năng thành hóa năng trong sản phẩm quang hợp ở cây xanh là:
a. Diệp lục a.
b. Diệp lục b.
c. Diệp lục a, b.
d. Diệp lục a, b và carôtenôit.
-
Bài tập 3 trang 13 SBT Sinh học 11
Hệ số nhiệt Q10 đối với pha sáng là 1,1-1,4 ; còn hệ số nhiệt Q10 đối với pha tối là 2-3. Giải thích tại sao pha sáng là pha ít phụ thuộc vào nhiệt độ, còn pha tối là pha phụ thuộc vào nhiệt độ?
-
Bài tập 4 trang 13 SBT Sinh học 11
Ghi chú cho hình vẽ. Tại sao nói lá là cơ quan quang hợp của thực vật?
-
Bài tập 5 trang 14 SBT Sinh học 11
Quan sát, phân tích hình dưới đây và giải thích tại sao lá cây màu xanh lục?
-
Bài tập 8 trang 15 SBT Sinh học 11
Từ các thí nghiệm:
a) Chiết rút sắc tố:
- Lấy khoảng 2 - 3g lá tươi, cắt nhỏ, cho vào cối sứ, nghiền với một ít axêtôn 80% cho thật nhuyễn, thêm axêtôn, khuấy đều, lọc qua phễu lọc vào bình chiết, ta được một hỗn hợp sắc tô màu xanh lục.
b) Tách các sắc tố thành phần:
- Lấy một lượng benzen gấp đôi lượng dịch vừa chiết, đổ vào bình chiết, lắc đều rồi để yên. Vài phút sau quan sát bình chiết sẽ thấy dung dịch màu phân làm hai lớp. Lớp dưới có màu vàng là màu của carôten hoà tan trong benzen. Lớp trên có màu xanh lục là màu của clorophyl hoà tan trong axêtôn.
Trả lời các câu hỏi sau:
1. Vì sao phải tách chiết hỗn hợp sắc tố bằng dung môi hữu cơ ?
2. Dựa vào nguyên tắc nào để tách được các nhóm sắc tố ra khỏi hỗn hợp sắc tố?
-
Bài tập 15 trang 17 SBT Sinh học 11
Tại sao nếu cùng một cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím?
-
Bài tập 17 trang 20 SBT Sinh học 11
Câu nào sau đây không đúng với tính chất của chất diệp lục?
A. Hấp thụ ánh sáng ở phần đầu và cuối của ánh sáng nhìn thấy.
B. Có thể nhận năng lượng từ các sắc tố khác.
C. Khi được chiếu sáng có thể phát huỳnh quang.
D. Màu lục liên quan trực tiếp đến quang hợp.
-
Bài tập 22 trang 21 SBT Sinh học 11
Phần lớn các chất hữu cơ của thực vật được tạo thành từ
A. H2O. B. các chất khoáng
C. CO2. D.nitơ.
-
Bài tập 1 trang 34 SGK Sinh học 11 NC
Nêu vai trò của quá trình quang hợp?
-
Bài tập 2 trang 34 SGK Sinh học 11 NC
Nêu các đặc điểm về hình thái, cấu trúc của lá phù hợp với chức năng quang hợp?
-
Bài tập 3 trang 34 SGK Sinh học 11 NC
Nêu đặc điểm cấu trúc của hạt, chất nền trong lục lạp liên quan đến việc thực hiện pha sáng, pha tối của quang hợp?
-
Bài tập 4 trang 34 SGK Sinh học 11 NC
Những cây lá màu đỏ có quang hợp không? Tại sao?
-
Bài tập 5 trang 34 SGK Sinh học 11 NC
Hãy tính lượng C02 hấp thụ và lượng 02 giải phóng của 1 ha rừng với năng suất 15 tấn sinh khối/năm?
-
Bài tập 6 trang 34 SGK Sinh học 11 NC
Ý nào sau đây không đúng với tính chất của chất diệp lục?
A. Hấp thụ ánh sáng ở phần đầu và cuối của ánh sáng nhìn thấy.
B. Có thể nhận năng lượng từ các sắc tố khác.
C. Khi được chiếu sáng có thể phát huỳnh quang.
D. Màu lục liên quan trực tiếp đến quang hợp.