Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao Sinh học 11 Bài 16 Tiêu hóa ở động vật tiếp giúp các em học sinh nắm vững và củng cố lại kiến thức môn Sinh.
-
Bài tập 1 trang 70 SGK Sinh học 11
Nêu sự khác nhau cơ bản về ống tiêu hóa quá trình tiêu hóa thức ăn của thú ăn thịt và thực vật?
-
Bài tập 2 trang 70 SGK Sinh học 11
Tại sao thú ăn thực vật lại thường ăn số lượng thức ăn rất lớn?
-
Bài tập 3 trang 70 SGK Sinh học 11
Đánh đấu X vào ô trống cho ý trả lời đúng về tiêu hóa xenlulozơ
Trong ống tiêu hóa cùa động vật nhai lại, Thành xenlulozơ của tế bào thực vật:
a) không được tiêu hóa nhưng được phá vỡ ra nhờ co hóp mạnh của dạ dày.
b) được nước bọt thủy phân thành các thành phần đơn giản.
c) được tiêu hóa nhờ các vi sinh vật cộng sinh trong manh tràng và dạ dày.
d) được tiêu hóa hóa học nhờ các enzim tiết ra từ ống tiêu hóa.
-
Bài tập 3 trang 24 SBT Sinh học 11
- Quan sát hình sau, hãy kể tên các cơ quan tiêu hoá của người.
- Điền vào bảng dưới đây quá trình tiêu hoá thức ăn trong các cơ quan tiêu hoá của người.
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 1 trang 38 SBT Sinh học 11
Trật tự di chuyển thức ăn trong ống tiêu hoá của người là
A. cổ họng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già.
B. thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, cổ họng,
C. thực quản, cổ họng, dạ dày, ruột già, ruột non.
D. cổ họng, dạ dày, thực quản, ruột non, ruột già.
E. cổ họng, thực quản, dạ dày, ruột già, ruột non.
-
Bài tập 2 trang 38 SBT Sinh học 11
Loài động vật có kiểu ăn hút dịch lỏng là
A. rệp vừng. B. trai.
C. cá voi. Dế giun đất.
E. nhện.
-
Bài tập 3 trang 38 SBT Sinh học 11
Chất nào sau đây không phải là chất dinh dưỡng thiết yếu trong khẩu phần của người?
A. Pepsin. B. Đường glucôzơ.
C. Tinh bột. D. Chất béo.
E. Vitamin A.
-
Bài tập 1 trang 65 SGK Sinh học 11 NC
Nêu rõ sự sai khác cơ bản trong tiêu hóa thức ăn của động vật ăn thực vật so với động vật ăn thịt và ăn tạp?
-
Bài tập 2 trang 65 SGK Sinh học 11 NC
Trình bày sự tiêu hóa của nhóm động vật nhai lại?
-
Bài tập 3 trang 65 SGK Sinh học 11 NC
Hãy chọn phương án trả lời đúng: Tại sao thức ăn của động vật ăn thực vật chứa hàm lượng prôtêin rất ít nhưng chúng vẫn phát triển và hoạt động bình thường?
A. Vì khối lượng thức ăn hàng ngày lớn.
B. Nhờ có sự biến đổi sinh học với sự tham gia của hệ vi sinh vật.
C. Vì hệ vi sinh vật phát triển sẽ là nguồn bổ sung prôtêin cho cơ thể.
D. Cả A, B và C.
-
Bài tập 4 trang 65 SGK Sinh học 11 NC
Nêu rõ đặc điểm cấu tạo cơ quan tiêu hoá và quá trình tiêu hóa ở gia cầm?
-
Bài tập 5 trang 65 SGK Sinh học 11 NC
Tại sao trong mề của gà hoặc chim bồ câu mổ ra thường thấy có những hạt sỏi nhỏ? Chúng có tác dụng gì?
-
Bài tập 3 trang 89 SGK Sinh học 11 NC
Sự hấp thụ các chất nào dưới đây sẽ bị giảm khi không có dịch mật?
A. Đipeptit.
B. Chất béo.
C. Tinh bột.
D. Glucôzơ.
E. Axit amin.
F. Galactôzơ.
-
Bài tập 4 trang 89 SGK Sinh học 11 NC
Trong quá trình quang hợp, cây lấy nước chủ yếu từ:
A. Hơi nước trong không khí được hấp thụ vào lá qua lỗ khí.
B. Nước được rễ cây hút từ đất đưa lên lá qua mạch gỗ của thân và gân lá.
C. Nước thoát ra ngoài qua các lỗ khí được hấp thụ lại.
D. Nước tưới lên lá được thẩm thấu qua lớp tế bào biểu bì vào lá.