Giải bài 2 tr 65 sách GK Sinh lớp 11 NC
Trình bày sự tiêu hóa của nhóm động vật nhai lại?
Hướng dẫn giải chi tiết bài 2
Sự tiêu hóa ở động vật nhai lại: Dạ dày của các động vật nhai lại (trâu, bò, hươu, nai, dê, cừu) chia làm 4 ngăn là: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế (dạ dày chính thức).
- Thức ăn (cỏ, thân ngô hoặc rơm...) được thu nhận và nhai qua loa rồi nuốt vào dạ dày cỏ là ngăn lớn nhất (150dm3 ở bò), ở đây thức ăn được nhào trộn với nước bọt. Khi dạ dày cỏ đã đầy, con vật ngừng ăn và thức ăn từ dạ cỏ chuyển dần sang dạ tổ ong và ở đây từng búi thức ăn được "ợ lên" miệng để nhai kĩ lại (nhai lại).
- Đây là quá trình biến đổi cơ học chủ yếu và quan trọng đối với thức ăn xenlulôzơ.
- Chính thời gian thức ăn lưu lại tại dạ cỏ đã tạo điều kiện cho hệ vi sinh vật ở đây phát triển mạnh gây nên sự biến đổi sinh học đối với thức ăn giàu xenlulôzơ.
- Thức ăn sau khi đã được nhai kĩ với lượng nước bọt tiết ra dồi dào cùng với một lượng lớn vi sinh vật sẽ được chuyển thẳng xuống dạ lá sách để hấp thụ bớt nước và chuyển sang dạ múi khế. Ở dạ múi khế (là dạ dày chính thức) thức ăn cùng với vi sinh vật chịu tác dụng của HCl và enzim trong dịch vị.
- Chính vi sinh vật đã là nguồn cung cấp phần lớn prôtêin cho nhu cầu của cơ thể vật chủ.
→ Như vậy, quá trình tiêu hóa ở dạ dày của động vật nhai lại được bắt đầu bằng quá trình biến đổi cơ học và biến đổi sinh học, tiếp đó là quá trình biến đổi hóa học diễn ra ở dạ múi khế và ruột (giống các động vật khác).
-- Mod Sinh Học 11 HỌC247
Bài tập SGK khác
-
a. Có kích thước dài hơn
b. Có sự phân hóa rõ rệt giữa các phần
c. Có miệng và hậu môn phân biệt
d. Có sự phân hóa cao và hệ enzyme tiêu hóa đa dạng
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột non. Điều nào giải thích không đúng?
bởi thu thủy 25/01/2021
a. Hệ vi sinh vật phong phú ở ruột non giúp thức ăn được biến đổi hoàn toàn thành các chất đơn giản
b. Vì chỉ đến ruộn non thức ăn mới được biến đổi hoàn toàn thành các chất đơn giản
c. Ruột non có diện tích bề mặt hấp thụ rất lớn
d. Vì ruột non là phần dài nhất của ống tiêu hóa
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
a. đều tiêu hoá ngoại bào diễn ra trong ống tiêu hoá.
b. cấu tạo Ruột non và Manh tràng.
c. đều gồm 2 quá trình biến đổi: cơ học và hoá học.
d. cả A và C.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Động vật nào sau đây có dạ dày đơn?
bởi Phan Thị Trinh 22/01/2021
a. Bò
b. Trâu
c. Ngựa
d. Cừu
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
a. Có dạ dày tuyến
b. Có dạ dày 4 ngăn
c. Có dạ dày đơn
d. Có dạ dày cơ
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Động vật nào sau đây có dạ dày 4 ngăn?
bởi Nguyễn Bảo Trâm 22/01/2021
a. Chuột
b. Ngựa
c. Dê
d. Thỏ
Theo dõi (0) 2 Trả lời -
a. Động vật nhai lại có dạ dày 4 ngăn.
b. Dạ múi khế tiết ra enzim pepsin và HCl để tiêu hóa prôtêin.
c. Xenlulozơ trong có được biến đổi nhờ hệ vi sinh vật cộng sinh ở dạ cỏ.
d. Dạ tổ ong được coi là dạ dày chính thức của nhóm động vật này.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
a. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại
b. Vi sinh vật cộng sinh tiết enzim phá vỡ thành tế bào và tiêu hoá xellulôzơ
c. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin
d. Cả A và B
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
a. vi sinh vật cộng sinh trong dạ cỏ.
b. tuyến nước bọt.
c. tuyến tụy.
d. tuyến gan.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
a. dạ cỏ.
b. dạ múi khế.
c. dạ lá sách.
d. dạ tổ ong.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Trong dạ dày của động vật nhai lại, vi sinh vật cộng sinh tiết ra enzim tiêu hoá xenlulôzơ chủ yếu ở đâu?
bởi hoàng duy 23/01/2021
a. Dạ lá sách.
b. Dạ tổ ong.
c. Dạ cỏ.
d. Dạ múi khế.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tiêu hóa thức ăn ở dạ tổ ong diễn ra ra sao?
bởi Nhật Duy 23/01/2021
a. thức ăn được ợ lên miệng để nhai kĩ lại
b. tiết pepsin và HCl để tiêu hóa protein có ở vi sinh vật và cỏ
c. hấp thụ bớt nước trong thức ăn
d. thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulôzơ
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
a. Thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại.
b. Tiết pepsin và HCl để tiêu hoá prôtêin có ở vi sinh vật và cỏ
c. Hấp thụ bớt nước trong thức ăn.
d. Thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xellulôzơ.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
a. Dạ múi khế.
b. Dạ tổ ong.
c. Dạ cỏ
d. Dạ lá sách.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Ngăn dạ dày nào của trâu (bò) tiết axit HCl?
bởi Nguyen Ngoc 23/01/2021
a. Dạ cỏ
b. Dạ tổ ong
c. Dạ múi khế
d. Dạ lá sách
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Vì sao động vật nhai lại sao bữa ăn lại ợ lên nhai lại?Theo dõi (1) 0 Trả lời