OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 11 Bài 44: Sinh sản vô tính ở động vật


Trong bài học này, các em được tìm hiểu các kiến thức về sinh sản vô tính ở động vật như: khái niệm sinh sản vô tính ở động vật, các hình thức sinh sản vô tính và ứng dụng của các hình thức sinh sản vô tính ở động vật. Giúp các em mở rộng kiến thức về các hình thức sinh sản ở động vật trong thực tế.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sinh sản vô tính là gì?

a. Khái niệm sinh sản vô tính

  • Sinh sản vô tính là kiểu sinh sản mà một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.

b. Cơ sở tế bào học:

  • Sinh sản vô tính chủ yếu dựa trên cơ sở phân bào nguyên nhiễm để tạo ra các cá thể mới.
  • Các cá thể mới giống nhau và giống cá thể gốc.

c. Ưu điểm của sinh sản vô tính:

  • Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu, vì vậy có lợi trong từng hợp mật độ quần thể thấp.
  • Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về mặt di truyền.
  • Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn
  • Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trưởng sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh.

1.2. Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật

a. Phân đôi

  • Cơ thể mẹ tự co thắt tạo thành 2 phần giống nhau, mỗi phần sẽ phát triển thành một cá thể.
  • Sự phân đôi có thể theo chiều dọc, ngang hoặc nhiều chiều.
  • Đại diện: Động vật nguyên sinh, giun dẹp.
  • Ví dụ: Phân đôi ở trùng biến hình

Phân đôi ở động vật nguyên sinh

 

b. Nảy chồi

  • Một phần của cơ thể mẹ nguyên phân nhiều hơn các vùng lân cận và phát triển tạo thành cơ thể mới.
  • Cơ thể con có thể sống bám trên cơ thể mẹ hoặc sống tách độc lập.
  • Đại diện: Ruột khoang, bọt biển.

Nảy chồi ở ruột khoang

 

c. Phân mảnh

  • Cơ thể mẹ tách thành nhiều phần nhỏ, mỗi phần phát triển thành cơ thể mới.
  • Đại diện: Bọt biển.

Phân mảnh ở giun dẹp

 

d. Trinh sinh (trinh sản)

  • Hiện tượng giao tử cái không qua thụ tinh , nguyên phân nhiều lần phát triển thành cơ thể đơn bội (n).
  • Thường xen kẽ với sinh sản hữu tính.
  • Đại diện: Ong , rệp, kiến.

Trinh sinh ở ong

1.3. Ứng dụng

a. Nuôi cấy mô sống

  • Trong môi trường có đủ chất dinh dưỡng, vô trùng và nhiệt độ thích hợp, giúp mô đó tồn tại và phát triển.
  • Ứng dụng: chữa trị bệnh nhân bị bỏng da, ghép thận.

b. Nhân bản vô tính.

  • Chuyển nhân của một tế bào xôma (2n) vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng đó phát triển thành một phôi. Phôi này tiếp tục phát triển thành một cơ thể mới.
  • Ứng dụng:
    • Trong y học: tạo ra các mô, các cơ quan mong muốn từ đó thay thế các mô, cơ quan bị bệnh, bị hỏng ở người bệnh.
    • Trong nông nghiệp: khắc phục nguy cơ tuyệt chủng ở một số loài động vật hoang dã.
ADMICRO
ADMICRO

2. Luyện tập Bài 44 Sinh học 11

Sau khi học xong bài các em cần:

  • Nêu được định nghĩa sinh sản vô tính ở động vật.
  • Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính.
  • Nêu được bản chất của sinh sản vô tính, phân biệt sinh sản vô tính và tái sinh ở động vật.
  • Nêu được ưu điểm và nhược điểm của sinh sản vô tính.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 44 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Cá thể có thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn sinh sản bình thường.
    • B. Đảm bảo sự ổn định về mặt di truyền qua các thế hệ cơ thể.
    • C. Tạo ra số luợng lớn con cháu trong thời gian ngắn. 
    • D. Có khả năng thích nghỉ cao với sự thay đổi của điều kiện môi trường.
    • A. Một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể giống và khác mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng. 
    • B. Một cá thể luôn sinh ra nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
    • C. Một cá thể sinh ra một hay nhiều cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng. 
    • D. Một cá thể luôn sinh ra chỉ một cá thể giống mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.
    • A. Trực phân và giảm phân.
    • B. Giảm phân và nguyên phân.
    • C. Trực phân và nguyên phân. 
    • D. Trực phân, giảm phân và nguyên phân.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Bài 44 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 174 SGK Sinh học 11

Bài tập 2 trang 174 SGK Sinh học 11

Bài tập 3 trang 174 SGK Sinh học 11

Bài tập 1 trang 94 SBT Sinh học 11

Bài tập 14 trang 100 SBT Sinh học 11

Bài tập 4 trang 101 SBT Sinh học 11

Bài tập 5 trang 101 SBT Sinh học 11

Bài tập 16 trang 102 SBT Sinh học 11

Bài tập 6 trang 102 SBT Sinh học 11

Bài tập 7 trang 102 SBT Sinh học 11

Bài tập 8 trang 102 SBT Sinh học 11

Bài tập 13 trang 102 SBT Sinh học 11

Bài tập 1 trang 103 SBT Sinh học 11

Bài tập 2 trang 103 SBT Sinh học 11

Bài tập 3 trang 103 SBT Sinh học 11

Bài tập 4 trang 103 SBT Sinh học 11

Bài tập 5 trang 103 SBT Sinh học 11

Bài tập 6 trang 103 SBT Sinh học 11

Bài tập 8 trang 104 SBT Sinh học 11

Bài tập 1 trang 173 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 2 trang 173 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 3 trang 173 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 4 trang 173 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 5 trang 173 SGK Sinh học 11 NC

3. Hỏi đáp Bài 44 Sinh học 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 11 HỌC247

ZUNIA9
OFF