OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 11 Bài 45: Sinh sản hữu tính ở động vật


Trong bài học này các em được tìm hiểu kiến thức về: khái niệm sinh sản hữu tính, quá trình sinh sản hữu tính ở động vật, các hình thức thụ tinh. Giúp các em nhận thấy rõ hơn sự hoàn thiện trong sinh sản ở động vật từ vô tính đến hữu tính.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm sinh sản hữu tính ở động vật

  • Khái niệm: Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản tạo ra cá thể mới qua hình thành và hợp nhất giao tử đực đơn bội và giao tử đơn bội cái để tạo ra hợp tử lưỡng bội, hợp tử phát triển thành cá thể mới.
  • Đại diện: Côn trùng, động vật có vú, lưỡng cư, chim, bò sát...

1.2. Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật

Sinh sản hữu tính ở động vật gồm 3 giai đoạn:

a. Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng

  • Một tế bào sinh trứng giảm phân tạo thành 1 trứng (n) và 3 thể cực (n)
  • Một tế bào sinh tinh giảm phân tạo thành 4 tinh trùng

Quá trình hình thành tinh trùng và trứng

b. Giai đoạn thụ tinh

  • Thụ tinh là sự kết hợp giữa tinh trùng (n) và trứng (n) hình thành hợp tử (2n).

Quá trình thụ tinh

  • Các hình thức thụ tinh:
    • Thụ tinh trong:
      • Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ quan sinh dục của con cái.

      • Đại diện: Bò sát, chim và thú.

      • Đặc điểm: hiệu suất thụ tinh cao, tỉ lệ trứng nở và con non sống sót cao do cơ quan sinh sản hoàn thiện hơn, gặp ở cả nhóm đẻ trứng và nhóm đẻ con.

Thụ tinh trong ở ruồi

  • Thụ tinh ngoài:

    • Là hình thức thụ tinh mà trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ thể cái (ở môi trường nước)

    • Đại diện: cá, ếch nhái,...

    • Đặc điểm: hiệu suất thụ tinh thấp, tỉ lệ trứng nở và con non sống sót thấp, do cơ quan sinh sản chưa hoàn thiện, thuộc nhóm sinh vật đẻ trứng.

Thụ tinh ngoài ở ếch

c. Giai đoạn phát triển phôi thai

Hợp tử tiến hành nguyên phân nhiều lần liên tiếp để phát triển thành phôi thai và tiếp tực phát triển thành cơ thể.

Ví dụ: Sự phát triển phôi thai ở người

Sự phát triển phôi thai ở người

1.3. Các hình thức sinh sản

  • Đẻ trứng: trứng có thể được đẻ ra ngoài rồi thụ tinh (cá, ếch nhái,...) hoặc trứng được thụ tinh rồi đẻ ra ngoài (gà, cá sấu, rắn,...) → phôi → con non.

Đẻ trứng ở gàĐẻ trứng ở rùa

  • Đẻ con: trứng thụ tinh trong cơ quan sinh sản cá thể cái tạo hợp tử → phôi → con non → đẻ ra ngoài

Đẻ con ở chó

ADMICRO
ADMICRO

2. Luyện tập Bài 45 Sinh học 11

Sau khi học xong bài các em cần:

  • Nêu được định nghĩa sinh sản hữu tính ở động vật.
  • Nêu được 3 giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính.
  • Phân biệt thụ tinh ngoài với thụ tinh trong và nêu được ưu thế của thụ tinh trong với thụ tinh ngoài.
  • Nêu được các hình thức đẻ trứng và đẻ con ở động vật, bản chất của sinh sản hữu tính ở động vật.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 45 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
    • B. Thế hệ sau có sự đồng nhất về mặt di truyền tạo ra khả năng thích nghi đồng loạt trước sự thay đổi ủa điều kiện môi trường.
    • C. Thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có hại và tăng cường khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
    • D. Thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có lợi thích nghi với sự thay đổi của môi trường.
    • A. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.
    • B. Từ hữu tính đến vô tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.
    • C. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ trứng đến đẻ con.
    • D. Từ vô tính đến hữu tính, thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ con đến đẻ trứng.
    • A. Thụ tinh ngoài là sự kết hợp giữa hai giao tử đực và cái diễn ra bên ngoài cơ thể con cái.
    • B. Thụ tinh ngoài là sự kết hợp giữa hai giao tử đực và cái diễn ra bên trong cơ thể con cái.
    • C. Thụ tinh trong làm tăng tỷ lệ sống sót của con non. 
    • D. Thụ tinh ngoài làm tăng hiệu quả thụ tinh.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Bài 45 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 178 SGK Sinh học 11

Bài tập 2 trang 178 SGK Sinh học 11

Bài tập 3 trang 178 SGK Sinh học 11

Bài tập 4 trang 178 SGK Sinh học 11

Bài tập 3 trang 95 SBT Sinh học 11

Bài tập 4 trang 95 SBT Sinh học 11

Bài tập 5 trang 96 SBT Sinh học 11

Bài tập 6 trang 96 SBT Sinh học 11

Bài tập 7 trang 97 SBT Sinh học 11

Bài tập 8 trang 97 SBT Sinh học 11

Bài tập 9 trang 97 SBT Sinh học 11

Bài tập 15 trang 100 SBT Sinh học 11

Bài tập 2 trang 101 SBT Sinh học 11

Bài tập 9 trang 102 SBT Sinh học 11

Bài tập 10 trang 102 SBT Sinh học 11

Bài tập 7 trang 104 SBT Sinh học 11

Bài tập 9 trang 104 SBT Sinh học 11

Bài tập 1 trang 177 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 2 trang 177 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 3 trang 177 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 4 trang 177 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 5 trang 177 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 6 trang 177 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 7 trang 177 SGK Sinh học 11 NC

3. Hỏi đáp Bài 45 Sinh học 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 11 HỌC247

ZUNIA9
OFF