OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 11 Bài 23: Hướng động


Trong bài học này các em được tìm hiểu về dạng cảm ứng có định hướng ở thực vật là hướng động; bản chất của hướng động và các kiểu hướng động của thực vật để thấy được cơ chế của hiện tưởng thường xuyên xảy ra ở thực vật và chứng minh được vai trò thiết yếu của hướng động đối với thực vật.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cảm ứng ở thực vật

  • Cảm ứng ở thực vật: Là phản ứng của thực vật trước kích thích của môi trường .

  • Đặc điểm: phản ứng chậm, khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng.

  • Cảm ứng ở thực vật gồm 2 dạng: hướng động (có định hướng), ứng động (không định hướng).

1.2. Hướng động

a. Khái niệm hướng động

  • Hướng động là vận động sinh trưởng định hướng đối với kích thích từ một phía của tác nhân trong ngoại cảnh do sự sai khác về tốc độ sinh trưởng tại hai phía của cơ quan (thân, rễ).

  • Có 2 hình thức hướng động:

    • Hướng động dương: Khi vận động sinh trưởng hướng về phía tác nhân kích thích.

    • Hướng động âm: Khi vận động sinh trưởng tránh xa tác nhân kích thích.

  • Cơ chế: Hướng động xảy ra khi tốc độ sinh trưởng tại hai phía của cơ quan tiếp nhận kích thích không đều nhau.

    • Hướng động dương do các tế bào ở phía không được kích thích phân chia và sinh trưởng nhanh hơn phía có kích thích.

    • Hướng động âm do các tế bào phía được kích thích phân chia và sinh trưởng nhanh hơn phía không có kích thích.

  • Vai trò: Hướng động giúp cây sinh trưởng hướng tới tác nhân môi trường thuận lợi → giúp cây thích ứng với những biến động của điều kiện môi trường để tồn tại và phát triển.

b. Các kiểu hướng động

Hướng sáng:

Hướng sáng của thực vật

  • Tính hướng sáng của thân là sự sinh trưởng của thân, cành hướng về phía nguồn sáng → Hướng sáng dương. Rễ cây uốn cong theo hướng ngược lại → Hướng sáng âm.
  • Do phía tối nồng độ auxin cao hơn nên đã kích thích các tế bào sinh trưởng dài ra nhanh hơn làm cho cơ quan uốn cong về phía kích thích
  • Rễ cây mẫn cảm với auxin hơn thân cây vì vậy khi nồng độ auxin phía tối cao hơn gây ức chế sự sinh trưởng kéo dài tế bào làm cho rễ uốn cong xuống đất.

Vai trò của auxin đến hướng động

Tác động của auxin

Hướng trọng lực: 

Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp ứng lại tác động của trọng lực (hướng về tâm quả đất). Rễ hướng trọng lực dương, thân cành hướng hướng trọng lực âm.

Hướng trọng lực của thân và rễ ở thực vật

Hướng hóa

  • Phản ứng sinh trưởng của thực vật đáp lại tác động của hoá chất.
  • Rễ cây luôn hướng về nơi có nguồn dinh dưỡng thích hợp và cần thiết cho sự sinh trưởng, phát triển (hướng hoá dương) và tránh xa nơi có hoá chất độc hại với nó.

Hướng hóa của rễ

Hướng nước:

là phản ứng sinh trưởng của thực vật hướng tới nguồn nước

Hướng nước của thực vật

Hướng tiếp xúc:

  • Hướng tiếp xúc là phản ứng sinh trưởng đối với sự tiếp xúc.
  • Do phía kích thích (tiếp xúc) nồng độ auxin thấp, tế bào sinh trưởng kéo dài chậm vì vậy cây uốn cong theo cọc rào.

Hướng tiếp xúc

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO

2. Luyện tập Bài 23 Sinh học 11

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Trình bày được vai trò của cảm ứng đối với sự tồn tại của sinh vật.
  • Nêu được khái niệm hướng động, vai trò của hướng động.
  • Nhận biết được các loại hướng động: Hướng sáng, hướng nước, hướng hoá, hướng trọng lực, hướng nước, hướng tiếp xúc

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 23 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Bài 23 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 101 SGK Sinh học 11

Bài tập 2 trang 101 SGK Sinh học 11

Bài tập 3 trang 101 SGK Sinh học 11

Bài tập 4 trang 101 SGK Sinh học 11

Bài tập 5 trang 101 SGK Sinh học 11

Bài tập 1 trang 43 SBT Sinh học 11

Bài tập 4 trang 49 SBT Sinh học 11

Bài tập 5 trang 50 SBT Sinh học 11

Bài tập 3 trang 51 SBT Sinh học 11

Bài tập 4 trang 52 SBT Sinh học 11

Bài tập 5 trang 52 SBT Sinh học 11

Bài tập 6 trang 53 SBT Sinh học 11

Bài tập 7 trang 53 SBT Sinh học 11

Bài tập 9 trang 54 SBT Sinh học 11

Bài tập 10 trang 54 SBT Sinh học 11

Bài tập 11 trang 54 SBT Sinh học 11

Bài tập 12 trang 55 SBT Sinh học 11

Bài tập 1 trang 55 SBT Sinh học 11

Bài tập 2 trang 55 SBT Sinh học 11

Bài tập 3 trang 55 SBT Sinh học 11

Bài tập 4 trang 55 SBT Sinh học 11

Bài tập 5 trang 55 SBT Sinh học 11

Bài tập 1 trang 94 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 2 trang 94 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 3 trang 94 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 4 trang 94 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 5 trang 94 SGK Sinh học 11 NC

3. Hỏi đáp Bài 23 Chương 2 Sinh học 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 11 HỌC247

NONE
OFF