OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 11 Bài 28: Điện thế nghỉ


Trong bài học này các em sẽ được cơ chế hình thành điện thế nghỉ điện thế hoạt động (xung thần kinh), cơ chế truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh (không có và có myelin) từ đó mô tả được quá trình truyền xung thần kinh trong tổ chức thần kinh (trên một sợi truc thần kinh).

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Điện thế nghỉ

1.1.1. Khái niệm

a. Điện tĩnh (điện thế nghỉ hay điện thế màng)

Ở trạng thái nghỉ ngơi: mặt trong của màng neuron tích điện âm (-) và mặt ngoài tích điện dương (+).

b. Cách đo điện tĩnh trên neuron
  • Dùng 2 vi điện cực nối với một điện kế cực nhạy.
  • Đặt một điện cực gần mặt ngoài của màng neuron.
  • Điện cực thứ 2 đâm xuyên qua màng vào trong tế bào, gần mặt của màng .

* Kim của điện kế lệch đi một khoảng → có sự chênh lệch điện thế giữa trong và ngoài màng.

1.1.2. Cơ chế hình thành điện tĩnh

Có sự chênh lệch điện thế giữa trong và ngoài màng vì có sự khác nhau về nồng độ ion giữa dịch mô và dịch bào, (tính chất thấm có chọn lọc của màng sinh chất, lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu và bơm) Na+, K+  đã duy trì sự khác nhau đó.

Cơ chế hình thành điện thế nghỉ

Cơ chế hình thành điện thế nghỉ

1.2. Điện thế hoạt động

1.2.1. Khái niệm

  • Khi bị kích thích, tính thấm của màng thay đổi, màng chuyển từ trạng thái nghỉ sang trạng thái hoạt động (nơi tiếp nhận kích thích bị hưng phấn).
  • Cửa Na+ mở → Na+ tràn vào bên trong do chênh lệch građien nồng độ → (khử cực rồi đảo cực) → chênh lệch điện thế theo hướng ngược lại: trong (+) ngoà i(-).
  • Cửa Na+ mở trong khoảng khắc rồi đóng lại.
  • Cửa K+ mở à K+ tràn qua màng ngoài àtái phân cực: trong (-) ngoài (+).

→ Quá trình biến đổi trên là quá trình hình thành điện động hay xung điện (xung thần kinh).

  • Trong dịch bào chứa nhiều Na+ hơn ngoài dịch mô.
  • K+ trong dịch bào chứa ít hơn ngoài dịch mô.
  • Lập lại trật tự ban đầu bằng phân phối lại Na+, K+ giữa trong và ngoài màng nhờ bơm Na+ - K+ (Cứ 3Na+ được chuyển ra ngoài dịch mô, có 2K+ được chuyển trở lại dịch bào).

Cơ chế hình thành điện thế hoạt động

Cơ chế hình thành điện thế hoạt động

1.2.2. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục không có bao myelin

  • Xung thần kinh xuất hiện ở nơi bị kích thích được lan truyền dọc sợ trục.
  • Xung thần kinh không chạy trên sợi trục nó chỉ kích thích vùng màng kế tiếp ở phía trước→thay đổi tính thấm của màng ở vùng này→ xuất hiện xung thần kinh tiếp theo, cứ tiếp tục như vậy trên suốt dọc sợi trục.
  • Xung thần kinh chỉ gây lên sự thay đổi tính thấm ở vùng màng phía trước, còn ở phía sau nơi điện động vừa sinh ra , màngđang ở giai đoạn trơ tuyệt đối, nên không tiếp nhận kích thích do điện động vừa hình thành ở phía trước gây nên.
  • Nếu kích thích ở giữa sợi trục thì xung thần kinh truyền theo cả 2 chiều kể từ điểm xuất phát.

1.2.3. Sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao myelin

  • Thực hiện theo lối “nhảy cóc” từ eo Ranvier này sang eo Ranvier khác.
  • Giữa 2 eo Ranvier sợi trục được bao bằng bao myelin có tính chất cách điện.
  • Sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo.
ADMICRO
ADMICRO

2. Luyện tập Bài 28 Sinh học 11

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Phân biệt được điện thế nghỉ với điện thế hoạt động.

  • Phân biệt được cơ chế hình thành điện thế nghỉ với điện thế hoạt động.

  • Mô tả được quá trình truyền xung thần kinh trong tổ chức thần kinh (trên một sợi trục thần kinh).

  • Nêu được vai trò của ứng động đối với đời sống của cây và ứng dụng thực tiễn trong đời sống.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 28 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Sự phân bố ion đồng đều, sự di chuyển của ion và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion.
    • B. Sự phân bố ion không đều, sự di chuyển của ion và tính thấm không chọn lọc của màng tế bào với ion.
    • C. Sự phân bố ion không đều, sự di chuyển của ion theo hướng đi ra và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion.
    • D. Sự phân bố ion không đều, sự di chuyển của ion theo hướng đi vào và tính thấm có chọn lọc của màng tế bào với ion.
    • A. Do cổng K+ mở và nồng độ bên trong màng của K+ cao.
    • B. Do K+ có kích thước nhỏ.
    • C. Do K+ mang điện tích dương.
    • D. Do K+ bị lực đẩy cùng dấu của Na+.
    • A. Vận chuyển K+ từ trong ra ngoài màng giúp duy trì nồng độ K+ màng ngoài tế bào luôn cao và tiêu tốn năng lượng.
    • B. Vận chuyển K+ từ ngoài trả vào trong màng giúp duy trì nồng độ K+ ở trong tế bào luôn tế bào luôn cao và không tiêu tốn năng lượng.
    • C. Vận chuyển K+ từ ngoài trả vào trong màng giúp duy trì nồng độ K+ ở trong tế bào luôn tế bào luôn cao và tiêu tốn năng lượng.
    • D. Vận chuyển Na+ từ trong ra ngoài màng giúp duy trì nồng độ Na+ giáp màng ngoài tế bào luôn thấp và tiêu tốn năng lượng.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé! 

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Bài 28 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 116 SGK Sinh học 11

Bài tập 2 trang 116 SGK Sinh học 11

Bài tập 1 trang 112 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 2 trang 57 SBT Sinh học 11

Bài tập 2 trang 62 SBT Sinh học 11

Bài tập 3 trang 62 SBT Sinh học 11

Bài tập 14 trang 66 SBT Sinh học 11

3. Hỏi đáp Bài 28 Chương 2 Sinh học 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 11 HỌC247

ZUNIA9
OFF