OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 11 Bài 12: Hô hấp ở thực vật


Trong bài học này các em được tìm hiểu chung về hô hấp ở thực vật bao gồm: Khái niệm hô hấp, phương trình hô hấp, vai trò của hô hấp đối với thực vật, các quá trình diễn ra hô hấp trong ti thể. Tìm hiểu mối quan hệ chặt chẽ giữa hô hấp và quang hợp với môi trường để thấy được sự thống nhất trong và ngoài cơ thể thực vật nói riêng và sinh vật nói chung.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái quát về hô hấp ở thực vật :

1.1.1. Hô hấp ở thực vật là gì?

  • Hô hấp ở thực vật là quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống. Trong đó, các phân tử cacbohidrat bị phân giải đến CO2 và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng đó được tích lũy trong ATP.
  • Phương trình tổng quát :

       C6H12O6 +6O2 → 6 CO2 + 6 H2O + Q

Phương trình tổng quát quá trình hô hấp

1.1.2. Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật.

  • Duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cây.
  • Cung cấp năng lượng dưới dạng ATP cho các hoạt động sống của cây.
  • Tạo ra các sản phẩm trung gian cho các quá trình tổng hợp các chất hữu cơ khác trong cơ thể.

1.2. Con đường hô hấp ở thực vật:

  • Thực vật không có cơ quan chuyên trách về hô hấp như động vật, hô hấp diễn ra ở tất cả các cơ quan của cơ thể đặc biệt xảy ra mạnh ở các cơ quan đang sinh trưởng, đang sinh sản và ở rễ.
  • Bào quan thực hiện chức năng hô hấp chính là ty thể

Quá trình hô hấp ở thực vật

1.2.1. Phân giải kị khí:

  • Điều kiện :

Xảy ra trong rễ cây khi bị ngập úng hay trong hạt khi ngâm vào nước hoặc trong các trường hợp cây ở điều kiện thiếu oxi.

  • Diễn ra ở tế bào chất gồm 2 quá trình:

Đường phân: Là quá trình phân giải Glucozo đến axit piruvic

Quá trình đường phân

Lên men: là axit piruvic lên men tạo thành rượu êtilic và CO2 hoặc tạo thành axit lactic.

Quá trình lên men

  • Kết quả: Từ 1 phân tử glucozo qua phân giải kị khí giải phóng 2 phân tử ATP

1.2.2. Phân giải hiếu khí:

  • Xảy ra mạnh trong các mô, cơ quan đang hoạt động sinh lí mạnh như: hạt đang nẩy mầm, hoa đang nở…
  • Hô hấp hiếu khí diễn ra trong chất nền của ti thể gồm 2 quá trình: Gồm chu trình Crep và chuỗi chuyền electron trong ti thể.

Chu trình Crep: diễn ra trong chất nền của ti thể. Khi có oxi, axit piruvic đi từ tbc vào ti thể. Tại đây axit piruvic chuyển hóa theo chu trình Crep và bị oxi hoá hoàn toàn.

Chu trình Krebs

Chuỗi chuyền electron: diễn ra ở màng trong ti thể. Hiđrô tách ra từ axit piruvic trong chu trình Crep được chuyền đến chuỗi chuyền electron đến oxi để tạo ra nước.

Chuỗi chuyền điện tử electron

  • Kết quả: Một phân tử glucozo qua phân giải hiếu khí giải phóng ra 38 ATP và nhiệt lượng.

1.2.3. Hô hấp sáng

  • Khái niệm: Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ oxi và giải phóng CO2 ngoài sáng, xảy ra đồng thời với quang hợp.
  • Điều kiện xảy ra:
    • Cường độ ánh sáng cao
    • Lượng CO2 cạn kiệt, O2 tích lũy nhiều trong lục lạp (cao gấp 10 lần CO2)
  • Nơi xảy ra: ở 3 bào quan bắt đầu là lục lạp, peroxixom và kết thúc tại ty thể
  • Diễn biễn

Quá trình hô hấp sáng

  • Ảnh hưởng:
    • Hô hấp sáng gây lãng phí sản phẩm quang hợp.
    • Thông qua hô hấp sáng đã hình thành 1 số axit amin cho cây (glixerin, serin)

1.3. Quan hệ giữa hô hấp với quang hợp và môi trường :

1.3.1. Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp:

  • Sản phẩm của quang hợp (C6H12O6 + O2) là nguyên liệu của hô hấp và chất oxi hoá trong hô hấp.
  • Sản phẩm của hô hấp (CO2 + H2O) là nguyên liệu để tổng hợp nên C6H12O6 và giải phóng oxi trong quang hợp.

Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp

1.3.2. Mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường: 

  • Nước  
    • Cần cho hô hấp, mất nước làm giảm cường độ hô hấp
    • Đối với các cơ quan ở trạng thái ngủ (hạt), tăng lượng nước thì hô hấp tăng.
    • Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong cơ thể.
  • Nhiệt độ 
    • Khi nhiệt độ tăng thì cường độ hô hấp tăng đến giới hạn chịu đựng của cây.
    • Sự phụ thuộc của hô hấp vào nhiệt độ tuân theo định luật Van –Hop: Q10 = 2 _ 3 (tăng nhiệt độ thêm 10oC thì tốc độ phản ứng tăng lên gấp 2 _ 3 lần)
    • Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp khoảng 30 → 35oC.
  • Nồng độ O2  

Trong không khí giảm xuống dưới 10% thì hô hấp bị ảnh hưởng, khi giảm xuống 5% thì cây chuyển sang phân giải kị khí → bất lợi cho cây trồng.

   d. Nồng độ CO2

Trong môi trường cao hơn 40% làm hô hấp bị ức chế. CO2 là sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí và lên men etilic. 

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO

2. Luyện tập Bài 12 Sinh học 11

Qua bài học này các em cần:

  • Nêu được bản chất của HH ở thực vật, viết được pttq và vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật.
  • Phân biệt được các con đường hô hấp ở thực vật liên quan với điều kiện có hay không có oxi.
  • Mô tả được mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp.
  • Nêu được ví dụ về ảnh hưởng của nhân tố môi trường đối với hô hấp.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé! 

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 6 trang 15 SBT Sinh học 11

Bài tập 7 trang 15 SBT Sinh học 11

Bài tập 23 trang 21 SBT Sinh học 11

Bài tập 1 trang 55 SGK Sinh học 11

Bài tập 2 trang 55 SGK Sinh học 11

Bài tập 3 trang 55 SGK Sinh học 11

Bài tập 4 trang 55 SGK Sinh học 11

Bài tập 1 trang 50 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 2 trang 50 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 3 trang 50 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 4 trang 50 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 5 trang 50 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 1 trang 53 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 2 trang 53 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 3 trang 53 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 4 trang 53 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 5 trang 53 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 3 trang 87 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 4 trang 88 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 6 trang 90 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 7 trang 90 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 8 trang 11 SBT Sinh học 11

Bài tập 9 trang 12 SBT Sinh học 11

3. Hỏi đáp Bài 12 Chương 1 Sinh học 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 11 HỌC247

NONE
OFF