OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Giải bài 7.26 trang 43 SBT Sinh học 10 Cánh diều - CD

Giải bài 7.26 trang 43 SBT Sinh học 10 Cánh diều

Nêu những lỗi sai trong quá trình phân chia tế bào có thể dẫn đến ung thư.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết

Phương pháp giải:

Đột biến gen dẫn đến việc tổng hợp protein bị thay đổi đồng thời quá trình đột biến này không được sửa sai. Sau đó gen đột biến này vượt qua được các điểm kiểm soát trong phân bào dẫn đến biểu hiện protein khác đi và có thể dẫn đến ung thư.

Lời giải chi tiết:

- Mỗi pha của chu kì tế bào được giám sát bởi các điểm kiểm tra. Có ba điểm kiểm tra chính trong chu kì tế bào: một điểm ở gần cuối G1, điểm thứ hai ở quá trình chuyển đổi G2/M và điểm thứ ba trong pha M (chuyển đổi từ kì giữa sang kì sau). Các phân tử điều hòa dương tính (tích cực) cho phép chu kì tế bào chuyển sang giai đoạn tiếp theo. Các phân tử điều hòa âm tính giám sát các điều kiện tế bào và có thể tạm dừng chu kì cho đến khi các yêu cầu cụ thể được đáp ứng.

- Ung thư bao gồm nhiều bệnh khác nhau do một cơ chế chung gây ra: sự phân bào không kiểm soát của tế bào. Bất chấp mức độ dự phòng và chồng chéo của kiểm soát chu kì tế bào, lỗi vẫn xảy ra. Một trong những quá trình quan trọng được theo dõi bởi cơ chế giám sát điểm kiểm tra chu kì tế bào là sự sao chép thích hợp của DNA trong pha S. Ngay cả khi tất cả các quá trình kiểm soát chu kì tế bào hoạt động đầy đủ, một tỉ lệ nhỏ lỗi sao chép (đột biến) sẽ được chuyển sang các tế bào con. Nếu những thay đổi đối với trình tự nucleotide DNA xảy ra trong phần mã hóa của gen và không được sửa chữa thì một đột biến gen sẽ xảy ra. Tất cả các bệnh ung thư đều bắt đầu khi đột biến gen làm phát sinh một protein bị lỗi đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh sản tế bào.

-- Mod Sinh Học 10 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Giải bài 7.26 trang 43 SBT Sinh học 10 Cánh diều - CD HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

Chưa có câu hỏi nào. Em hãy trở thành người đầu tiên đặt câu hỏi.

NONE
OFF