Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và Nâng cao Sinh học 10 chương Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào Bài 17: Quang hợp giúp các em học sinh nắm vững và củng cố lại kiến thức môn Sinh.
-
Bài tập 1 trang 70 SGK Sinh học 10
Quang hợp được thực hiện ở những nhóm sinh vật nào?
-
Bài tập 2 trang 70 SGK Sinh học 10
Quang hợp thường được chia thành mấy pha là những pha nào?
-
Bài tập 3 trang 70 SGK Sinh học 10
Những phân tử nào chịu trách nhiệm hấp thụ năng lượng ánh sáng cho quang hợp?
-
Bài tập 4 trang 70 SGK Sinh học 10
Oxi được sinh ra từ chất nào và trong pha nào của quá trình quang hợp?
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 5 trang 70 SGK Sinh học 10
Ở thực vật, pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở đâu và tạo ra sản phẩm gì để cung cấp cho pha tối?
-
Bài tập 6 trang 70 SGK Sinh học 10
Pha tối của quang hợp diễn ra ở đâu? Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là gì? Tại sao người ta lại gọi con đường C3 là chu trình?
-
Bài tập 15 trang 87 SBT Sinh học 10
Cho sơ đồ quá trình quang hợp như sau:
Hãy cho biết A, B, C, D, E, F, X, Y là chất gì. Từ đó cho biết pha sáng và pha tối của quá trình quang hợp có mối quan hệ với nhau như thế nào?
-
Bài tập 16 trang 88 SBT Sinh học 10
Tại sao trong quang hợp pha tối lại phụ thuộc vào pha sáng? Pha sáng và pha tối xảy ra ở đâu trong lục lạp? Tại sao lại xảy ra ở đó?
-
Bài tập 17 trang 88 SBT Sinh học 10
Giải thích tại sao lá cây có màu xanh lục? Màu xanh lục này có liên quan trực tiếp đến chức năng quang hợp của lá không?
-
Bài tập 18 trang 89 SBT Sinh học 10
Mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quang hợp? Trình bày những diễn biến cơ bản của pha tối?
-
Bài tập 19 trang 90 SBT Sinh học 10
Trình bày vai trò của khí CO2 trong quá trình quang hợp của cây xanh? Nếu CO2 cạn kiệt thì có ảnh hưởng gì đến năng suất quang hợp?
-
Bài tập 20 trang 90 SBT Sinh học 10
Trong tế bào có 2 bào quan thực hiện chức năng tổng hợp ATP.
a) Đó là bào quan nào?
b) Điều kiện hình thành ATP trong 2 bào quan đó?
c) Trình bày sự khác nhau trong quá trình tổng hợp và sử dụng ATP ở hai bào quan đó?
-
Bài tập 21 trang 91 SBT Sinh học 10
So sánh quang hợp và hô hấp?
-
Bài tập 22 trang 92 SBT Sinh học 10
Viết phương trình tổng quát của pha sáng trong quang hợp ở cây xanh? Cho biết vai trò các sản phẩm của pha sáng trong pha tối và mối liên quan của các sản phẩm đó giữa 2 pha trong quang hợp?
-
Bài tập 10 trang 93 SBT Sinh học 10
Hãy viết phương trình tổng quát của quá trình quang hợp. Từ đó cho biêĩ quang hợp có phải là quá trình ôxi hoá khử không? Tại sao? Chất nào là chất ôxi hoá? Chất nào là chất khử?
-
Bài tập 11 trang 93 SBT Sinh học 10
Thế nào là sắc tố quang hợp? Mỗi sinh vật quang hợp có nhiều loại sắc tố quang hợp khác nhau mà không phải chỉ có một loại duy nhất thì có lợi gì?
-
Bài tập 12 trang 93 SBT Sinh học 10
Trình bày mối liên quan giữa hai pha của quang hợp?
-
Bài tập 13 trang 93 SBT Sinh học 10
Ôxi được sinh ra trong quang hợp nhờ quá trình nào? Từ nơi được tạo ra ôxi phải đi qua mấy lớp màng để ra khỏi tế bào?
-
Bài tập 14 trang 93 SBT Sinh học 10
Mô tả pha tối của quang hợp? Tại sao gọi pha tối của quang hợp là chu trình cố định CO2?
-
Bài tập 15 trang 93 SBT Sinh học 10
Lấy 4 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 2ml dung dịch tinh bột 1%. Đặt ống 1 trong nồi cách thuỷ đang sôi, ống 2 vào tủ ấm ở 37oC (nếu không có tủ ấm thì để ống nghiệm trong cốc nước), ống 3 vào nước đá, nhỏ vào ống 4 1ml dung dịch iôt 0,3% để xác định mức độ thuỷ phân tinh bột ở bốn ống. Quan sát màu sắc của các ống nghiệm và giải thích.
Ống 1
Ống 2
Ống 3
Ống 4
Điều kiện thí nghiệm
Kết quả (màu)
Giải thích
-
Bài tập 41 trang 103 SBT Sinh học 10
Trong quang hợp CO2 được sử dụng ở đâu và ở pha nào?
A. Ở grana, pha sáng.
B. Ở stroma, pha sáng.
C. Ở grana, pha tối.
D. Ở stroma, pha tối.
-
Bài tập 42 trang 103 SBT Sinh học 10
Nguyên liệu của pha sáng là:
A. H2O, năng lượng ánh sáng.
B. CO2, H2O.
C. CO2 năng lượng ánh sáng.
D. Năng lượng ánh sáng, H2O, CO2.
-
Bài tập 43 trang 104 SBT Sinh học 10
Sản phẩm của pha sáng quang hợp là:
A. NADP, FADH2, O2.
B. NADPH, ATP, O2.
C. NADPH2, FADH2.
D. NADH2, FADH2.
-
Bài tập 44 trang 104 SBT Sinh học 10
Sản phẩm của pha tối quang hợp là:
A. Cacbohiđrat.
B. CO2, cacbohiđrat.
C. O2, H2O, cacbohiđrat.
D. H2O, cacbohiđrat.
-
Bài tập 45 trang 104 SBT Sinh học 10
Trong quang hợp, cây giải phóng ôxi vào không khí. Hãy cho biết ôxi được giải phóng từ phân tử nào sau đây:
A. H2O
B. ATP.
C. CO2.
D. C6H12O6.
-
Bài tập 47 trang 104 SBT Sinh học 10
Quang hợp là
A. quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để biến đổi chất vô cơ thành chất hữu cơ.
B. quá trình sử dụng năng lượng hoá học để biến đổi C02 thành cacbohiđrat.
C. quá trình hấp thụ năng lượng mặt trời nhờ hoạt động của các sắc tố quang hợp.
D. quá trình đổng hoá, tổng hợp các chất hữu cơ của cơ thể thực vật.
-
Bài tập 48 trang 105 SBT Sinh học 10
Hãy chọn các ý (a, b, c, d, e) ở cột II tương ứng với các ý (1, 2, 3, 4, 5) ở cột I sau đây.
I
II
1. Quá trình quang hợp thường được
a) chất nền của lục lạp (strôma)
2. Pha tối của quang hợp diễn ra ở
b) ADP,NADP+,(CH2O).
3. Sản phẩm của pha sáng là
c) chia thành hai pha là pha sáng và pha tối
4. Sản phẩm của pha tối là
d) màng tilacôit
5. Pha sáng của quang hợp diễn ra ở
e) ATP, NADPH, O2
A. 1 - a, 2 - b, 3 - e, 4 - b, 5 - d.
B. 1 - c, 2 - a, 3 - e, 4 - b, 5 - d.
c. 1 – c, 2 - d, 3 - b, 4 - e, 5 - a.
D. 1 - c, 2 - d, 3 - e, 4 - b, 5 - a.
-
Bài tập 49 trang 105 SBT Sinh học 10
Nếu pha tối của quang hợp bị ức chế thì pha sáng cũng bị ảnh hưởng vì pha sáng cần phải lấy từ pha tối chất nào sau đây?
A. O2.
B. ADP và NADP+.
C. ADN và NAD+.
D. Glucôzơ.
-
Bài tập 1 trang 85 SGK Sinh học 10 NC
Hoá tổng hợp là gì? Viết phương trình tổng quát về hoá tổng hợp?
-
Bài tập 2 trang 85 SGK Sinh học 10 NC
Điểm khác nhau trong con đường tổng hợp chất hữu cơ ở các nhóm vi khuẩn hoá tổng hợp là gì?
-
Bài tập 3 trang 85 SGK Sinh học 10 NC
Quang hợp là gì? Viết phương trình tổng quát của quang hợp.
-
Bài tập 4 trang 85 SGK Sinh học 10 NC
Thế nào là sắc tố quang hợp? Tại sao mỗi cơ thể quang hợp lại có nhiều loại sắc tố quang hợp khác nhau mà không phải chỉ có một loại duy nhất?
-
Bài tập 1 trang 88 SGK Sinh học 10 NC
Nêu mối liên quan giữa hai pha của quang hợp?
-
Bài tập 2 trang 88 SGK Sinh học 10 NC
Ôxi được sinh ra trong quang hợp nhờ quá trình nào? Từ nơi được tạo ra, ôxi phải đi qua mấy lớp màng để ra khỏi tế bào?
-
Bài tập 3 trang 88 SGK Sinh học 10 NC
Mô tả pha tối của quang hợp? Tại sao gọi pha tối của quang hợp là chu trình cố định CO2?
-
Bài tập 4 trang 88 SGK Sinh học 10 NC
Hãy lựa chọn và ghép các chữ cái ở đầu câu (a, b, c,...) ở cột B vào các số thứ tự của các câu cột A trong bảng sau đây sao cho hợp nghĩa:
(chú ý số chữ cái nhiều hơn số thứ tự - nghĩa là có chữ cái không dùng đến)
Cột A
1. Pha sáng của quang hợp diễn ra ở
2. Các sắc tố quang hợp có nhiệm vụ
3. Ôxi được tạo ra trong quang hợp từ
4. Pha tối của quang hợp diễn ra ở
5. Cùng một giống cây trồng ở những điều kiện khác nhau có thể có
Cột B
a)… cường độ quang hợp khác nhau.
b)… tổng hợp glucôzơ.
c)… túi dẹp (màng tilacôit).
d)… hấp thu năng lượng ánh sáng.
e)… quá trình quang phân li nước.
f)… quá trình cố định CO2.
g)… cơ chất của lục lạp (strôma).