OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 22: Khái quát về vi sinh vật


Qua nội dung bài giảng Khái quát về vi sinh vật môn Sinh học lớp 10 chương trình Chân trời sáng tạo được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em tìm hiểu về Khái quát về vi sinh vật ... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm và đặc điểm của vi sinh vật

Hình 22.2. Kích thước các bậc cấu trúc của thế giới sống

Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước nhỏ thường được quan sát bằng kính hiển vi, một số là các đơn bào (nhân sơ hoặc nhân thực), một số khác là tập đoàn đơn bào.

Vi sinh vật có ở khắp mọi nơi như trong nước, trong đất, trong không khi và cả trên cơ thể sinh vật.

Vi sinh vật có khả năng hấp thụ và chuyển hoá nhanh các chất dinh dưỡng nên sinh trưởng và sinh sản rất nhanh.

Vi sinh vật là các sinh vật có kích thước rất nhỏ chỉ quan sát được dưới kính hiển vi, có mặt ở khắp mọi nơi, có khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh trong môi trường. Phần lớn vi sinh vật là đơn bào, một số là tập đoàn đơn bào

1.2. Các nhóm vi sinh vật

Sự tồn tại của các vi sinh vật đã được tiên đoán trong nhiều thế kỉ trước khi chúng được quan sát thấy lần đầu tiên. Vi sinh vật bao gồm vi khuẩn và vi khuẩn cổ thuộc nhóm đơn bào nhân sơ, còn vi nấm và nguyên sinh vật thuộc nhóm đơn bảo nhân thực hay tập đoàn đơn bào.

Hình 22.3. Một số đại diện vi sinh vật

Dựa vào đặc điểm cấu tạo tế bào, vi sinh vật có thể được phân loại thành hai nhóm gồm các đơn bào nhân sơ và đơn bảo hay tập đoàn đơn bào nhân thực (vi năm cùng động vật nguyên sinh).

1.3. Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật

Hình 22.4. Vì sinh vật tự dưỡng và vì sinh vật dị dưỡng

Tuỳ nhu cầu sử dụng nguồn carbon và năng lượng của vi sinh vật, mà vi sinh vật có bốn kiểu dinh dưỡng sau:

- Quang tự dưỡng: Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn carbon là CO2.

- Hóa tự dưỡng: Vì sinh vật sử dụng nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn carbon là CO

- Quang dị dưỡng: Vi sinh vật sử dụng nguồn năng lượng từ ánh minh hoạ. sáng và nguồn carbon là chất hữu cơ.

- Hóa dị dưỡng: Vì sinh vật sử dụng nguồn năng lượng từ chất hữu cơ và nguồn carbon là chất hữu cơ.

Kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật là cách sử dụng nguồn năng lượng và nguồn carbon để tổng hợp nên các chất sống cho tế bào. Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật gồm có quang tự dưỡng, hóa tự dưỡng, quang dị dưỡng và hóa dị dưỡng.

1.4. Một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

a. Các phương pháp nghiên cứu vi sinh vật

Hình 22.5. Nghiên cứu vi sinh vật

Để nghiên cứu vi sinh vật, người ta phải dùng nhiều công cụ, kĩ thuật và nhiều phương pháp khác nhau như

- Phương pháp quan sát bằng kinh hiển vi: Đề nghiên cứu hình dạng. Ví dụ: Vi khuẩn có hình cầu, vi sinh vật cho các mục tiêu nghiên cứu vi sinh vật như hình que, hình xoắn, hình dấu phẩy, hình sợi,..

- Phương pháp nuôi cấy: Để nghiên cứu khả năng hoạt động hiểu khí, kị khí của vi sinh vật và sản phẩm chúng tạo ra, người ta nuôi. cấy trên môi trường lỏng hay đặc. Ví dụ: Trong môi trường đặc, các vi khuẩn kị khí phát triển ở đáy của cột môi trường.

- Phương pháp phân lập vi sinh vật: Phân lập là khâu quan trọng trong quá trình nghiên cứu vi khuẩn. Mục đích của phân lập là tách riêng các vi khuẩn từ quần thể ban đầu tạo thành các dòng thuần khiết để khảo sát và định loại. Ví dụ: Vết cây có bề mặt và màu sắc đồng đều, thuần nhất chứng tỏ giống mới phân lập được là giống thuần khiết.

- Phương pháp định danh vi khuẩn: Là mô tả chính xác các khuẩn lạc đã tách rời. Khi vi khuẩn tăng trưởng và phát triển trên bề mặt môi trường rắn sẽ tạo ra những khuẩn lạc. Hình thái của các khuẩn lạc mang tính đặc trưng cho từng loài vi khuẩn. Trong việc định danh vi khuẩn, các nhà khoa học đã tiêu chuẩn hoá các miêu tả hình dáng, độ cao và bờ, rìa của khuẩn lạc. Ví dụ: Các vi khuẩn gây bệnh đa số có khuẩn lạc dạng S (Smooth) và M (Mocous). Những vi khuẩn có khuẩn lạc dạng R (Rough) thường không gây bệnh (trừ trực khuẩn lao và trực khuẩn than).

b. Các kĩ thuật nghiên cứu vi sinh vật

- Kĩ thuật cố định và nhuộm màu: Để nghiên cứu hình dạng, kích thước và một số cấu tạo trong tế bào vi sinh vật.

- Kĩ thuật siêu li tâm: Cho phép nhìn cấu trúc dưới mức tế bào.

- Kĩ thuật đồng vị phóng xạ: Để nghiên cứu cấu trúc không gian của những phân tử, theo dõi các quá trình tổng hợp sinh học bên trong tế bào ở mức độ phân tử.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1.

Vì sao khi để trái cây, sữa, cơm trong môi trường nóng ẩm thì dễ bị hư, thối?

Phương pháp giải:

- Các loại thực phẩm là nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển của vi sinh vật. Nhiều loại vi sinh vật phát triển rất tốt ở môi trường nóng, ấm.

Lời giải chi tiết:

Môi trường nóng ẩm là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại vi sinh vật và trong trái cây, sữa, cơm có chứa dinh dưỡng cung cấp cho sự phát triển của vi sinh vật, do đó khi để trái cây, sữa, cơm trong môi trường nóng ẩm thì dễ bị hư, thối.

Bài 2.

Vì sao chúng ta nên vệ sinh sạch đồ dùng đựng trái cây, sữa, cơm?

Phương pháp giải:

- Vi sinh vật có số lượng nhiều, phân bố trong tất cả các môi trường và các điều kiện nhiệt độ, áp suất,.. khác nhau, phát triển và sinh sản nhanh

Lời giải chi tiết:

Nếu không vệ sinh sạch đồ dùng đựng trái cây, sữa, cơm, các vi sinh vật sẽ phát triển trong các đồ dùng đó tạo nên các vết mốc, vết bẩn và có thể sinh ra các chất độc đến cơ thể con người nếu tiếp tục sử dụng các đồ dùng đó.

ADMICRO

Luyện tập Bài 22 Sinh học 10 CTST

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Nêu được khái niệm vi sinh vật; kể tên được các nhóm vi sinh vật.

- Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật.

- Trình bày được một số phương pháp nghiên cứu vi sinh vật.

3.1. Trắc nghiệm Bài 22 Sinh học 10 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 22 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Không có khả năng sinh trưởng khi nồng độ oxi thấp hơn nồng độ oxi bên ngoài
    • B. Có khă năng sinh trưởng chỉ khi môi trường có nồng độ oxi thấp hơn nồng độ oxi khí quyển
    • C. Chỉ có khả năng sinh trưởng khi nồng độ oxi môi trường cao hơn nồng độ oxi khí quyển
    • D. Chỉ có khả năng sinh trưởng khi nồng độ oxi môi trường bằng với nồng độ oxi khí quyển
    • A. Xám đến vàng lục
    • B. Xanh lục đen đến xanh lam
    • C. Xanh lục đến xám xanh
    • D. Tím đến nâu đỏ
    • A. Proteobacteria
    • B. Vi khuẩn lam
    • C. Methanobacterium
    • D. Bacteroides

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 22 Sinh học 10 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 22 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu 1 trang 106 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Mở đầu 2 trang 106 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 1 trang 106 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 2 trang 106 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập trang 107 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 3 trang 107 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 4 trang 107 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 5 trang 107 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 1 trang 108 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 2 trang 108 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 6 trang 108 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hình thành kiến thức mới 7 trang 108 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 3 trang 108 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 4 trang 108 Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Bài tập 1 trang 109 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Bài tập 2 trang 109 SGK Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 22.1 trang 66 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 22.2 trang 66 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 22.3 trang 66 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 22.4 trang 66 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 22.5 trang 66 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 22.6 trang 66 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 22.7 trang 67 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 22.8 trang 67 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 22.9 trang 67 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 22.10 trang 67 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 22.11 trang 67 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 22.12 trang 67 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 22.13 trang 68 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 22.14 trang 68 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 22.15 trang 68 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 22.16 trang 68 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 22.17 trang 68 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 22.18 trang 68 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 22.19 trang 68 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải bài 22.20 trang 68 SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 22 Sinh học 10 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 10 HỌC247

NONE
OFF