OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 18: TH: Làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân và giảm phân


Xin giới thiệu đến các em bài giảng TH: Làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân và giảm phân môn Sinh học lớp 10 chương trình Kết nối tri thức được HOC247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em tìm hiểu tiến hành thực nghiệm nhận biết quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân và giảm phân... Cũng như các phương pháp học tập... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chuẩn bị

a. Dụng cụ

Kim mổ hay kim mũi mác, kéo nhỏ, panh, dao mổ hoặc dao lam, lam kinh, lamen, ống nhỏ giọt, giấy thấm, đĩa Petri, đèn cồn hoặc bếp điện.

b. Hoá chất

Nước cất, dung dịch cố định các kì của nguyên phân, thuốc nhuộm acetocarmine 2% glacial acetic acid 45%, dung dịch nhược trương KCI0,56 M.

Lưu ý: Dung dịch cố định các kì của nguyên phân được pha theo tỉ lệ 3 thể tích ethanol: 1 thể tích acetic acid (75 mL ethanol: 25 mL glacial acetic acid).

c. Mẫu vật

Rễ cây (hành tây, hành ta, tỏi, lay ơn, khoai môn).

Châu chấu lúa (Oxya chinensis): con đực (H.18.1).

Hình 18.1. Châu chấu lúa (Oxya chinensis) (Con đực nhỏ phía trên, con cái lớn phía dưới)

Tuỳ điều kiện, có thể chọn mẫu vật khác dễ kiếm, dễ làm, dễ quan sát NST như hoa hành...

1.2. Cách tiến hành thí nghiệm

a. Thực hành: làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân của tế bào

Bước 1: Cố định mẫu

- Cắt các đầu rễ hành (khoảng 5 mm từ đầu rễ).

- Ngâm đầu rễ hành trong dung dịch cố định camnoy ít nhất 24 giờ.

Bước 2: Nhuộm mẫu vật

- Dùng panh gấp đầu rễ hành sang ống nghiệm đựng thuốc nhuộm acetocarmine 2%. Đun nóng nhẹ (không đun sôi) ống nghiệm chứa rễ hành cùng thuốc nhuộm khoảng 5-8 phút

Bước 3: Làm tiêu bản

- Dùng panh gấp một đầu rễ hành đặt lên giữa làm kính.

- Dùng dao mổ hoặc dao lam cắt lấy một phần rễ (ở vị trí cách đầu chóp rễ khoảng 3mm – vị trí có nhiều tế bào phân chia).

- Nhỏ một giọt nước cất lên đầu rễ rồi đây lamen.

-.Đặt làm kính lên lớp giấy thấm, đặt vài tờ giấy thấm lên trên lamen.

- Một tay giữ một cạnh của lamen, tay kia dùng đầu bút chì hoặc chuỗi gỗ của kim mồ gõ nhẹ rồi ép nhẹ lên lamen để dàn mỏng tế bào.

Bước 4: Quan sát tiêu bản

- Đặt lam kính lên kính hiển vi và quan sát tiêu bản, ở vật kính 10x đề tìm vùng rễ có nhiều tế bào đang phân chia.

- Quan sát tiêu bản ở vật kính 40x để nhận dạng tế bào tại các kì khác nhau của nguyên phân.

- Quan sát, nhận biết và về các kì của nguyên phân vào với

Tiến hành làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân của tế bào vảy hành trên kính hiển vi

b. Thực hành: làm và quan sát tiêu bản quá trình giảm phân của tế bào

Bước 1: Mổ châu chấu Cắt bỏ cánh, mổ bụng từ phía lưng.

- Dùng kim mỗ/panh gặp các ống sinh tinh (các ống trắng đục) sang đĩa Petri chứa dung dịch nhược trương Kế.

- Loại bỏ các phần mở màu vàng bám xung quanh các ống sinh tinh.

Bước 2: Cố định mẫu

- Chuyển các ống sinh tinh vào ống nghiệm hoặc lọ đựng dung dịch cố định camoy và ngâm trong khoảng 24 giờ.

Bước 3: Làm tiêu bản

- Dùng panh gặp một đoạn ống sinh tinh từ dung dịch cố định, đặt lên giữa làm kính

- Nhỏ lên đó một giọt thuốc nhuộm acetocarmine 2% và một giọt glacial acetic acid để làm mềm môi rồi đây lamen.

- Đặt làm kinh lên lớp giấy thấm, đặt vài tờ giấy thấm lên trên lamen.

- Một tay giữ một cạnh của lamen, tay kia dùng đầu bút chì hoặc chuỗi gỗ của kim mỗ gỗ nhẹ rồi ép nhẹ lên lamen để dàn mỏng tế bào.

Bước 4: Quan sát tiêu bản Quan sát tiêu bản (cách quan sát tương tự như nguyên phân). Nhận biết và về các kì của giảm phân vào vớ.

Tiến hành làm và quan sát tiêu bản quá trình giảm phân của tế bào châu chấu trên kính hiển vi

1.3. Thu hoạch

Học sinh viết báo cáo thực hành theo các nội dung sau:

BÁO CÁO THỰC HÀNH

1. Mục đích

2. Cách tiến hành

3. Kết quả

a) Báo cáo kết quả làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phần.

b) Báo cáo kết quả làm và quan sát tiêu bản quá trình giảm phân.

4. Giải thích và kết luận 5. Trả lời câu hỏi:

a) Mục đích của bước nhuộm mẫu vật trong quy trình làm tiêu bản quá trình nguyên phân và giảm phân của tế bào là gì?

b) Giải thích vì sao ở bước nhuộm mẫu vật trong quy trình làm tiêu bản quá trình nguyên phân của tế bào lại cần phải đun nóng nhẹ ống nghiệm chứa rễ hành cùng thuốc nhuộm mà không được đun sôi?

c) Vì sao trong quy trình làm tiêu bản quá trình giảm phân của tế bào cần phải ngâm ống sinh tinh của châu chấu trong dung dịch nhược trương KCI và loại bỏ các phần mỡ bám xung quanh các ống sinh tinh?

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

BÁO CÁO THỰC HÀNH

1. Mục đích

- Thực hiện được các bước làm tiêu bản NST để quan sát quá trình nguyên phân và giảm phân.

- Quan sát và vẽ được các tế bào đang ở các giai đoạn khác nhau của quá trình nguyên phân và giảm phân.

- Rèn kĩ năng sử dụng kính hiển vi và làm tiêu bản hiển vi.

2. Cách tiến hành

a) Thực hành: làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân của tế bào

Bước 1: Cố định mẫu

- Cắt các đầu rễ hành (khoảng 5 mm từ đầu rễ).

- Ngâm đầu rễ hành trong dung dịch cố định carnoy ít nhất 24 giờ.

Bước 2: Nhuộm mẫu vật

- Dùng panh gắp đầu rễ hành sang ống nghiệm đựng thuốc nhuộm acetocarmine 2%.

- Đun nóng nhẹ (không đun sôi) ống nghiệm chứa rễ hành cùng thuốc nhuộm khoảng 5 – 8 phút.

Bước 3: Làm tiêu bản

- Dùng panh gắp một đầu rễ hành đặt lên giữa lam kính.

- Dùng dao mổ hoặc dao lam cắt lấy một phần rễ (ở vị trí cách đầu chóp rễ khoảng 3 mm – vị trí có nhiều tế bào phân chia).

- Nhỏ một giọt nước cất lên đầu rễ rồi đậy lamen. Đặt lam kính lên lớp giấy thấm, đặt vài tờ giấy thấm lên trên lamen.

- Một tay giữ một cạnh của lamen, tay kia dùng đầu bút chì hoặc chuôi gỗ của kim mổ gõ nhẹ rồi ép nhẹ lên lamen để dàn mỏng tế bào.

Bước 4: Quan sát tiêu bản

- Đặt lam kính lên kính hiển vi và quan sát tiêu bản, ở vật kính 10x để tìm vùng rễ có nhiều tế bào đang phân chia.

- Quan sát tiêu bản ở vật kính 40x để nhận dạng tế bào tại các kì khác nhau của nguyên phân.

- Quan sát, nhận biết và vẽ các kì của nguyên phân vào vở.

b) Thực hành: làm và quan sát tiêu bản quá trình giảm phân của tế bào

Bước 1: Mổ châu chấu

- Cắt bỏ cánh, mổ bụng từ phía lưng.

- Dùng kim mổ/panh gắp các ống sinh tinh (các ống trắng đục) sang đĩa Petri chứa dung dịch nhược trương KCl).

- Loại bỏ các phần mỡ màu vàng bám xung quanh các ống sinh tinh.

Bước 2: Cố định mẫu

- Chuyển các ống sinh tinh vào ống nghiệm hoặc lọ đựng dung dịch cố định camoy và ngân trong 24 giờ.

Bước 3: Làm tiêu bản

- Dùng panh gắp một đoạn ống sinh tinh từ dung dịch cố định, đặt lên giữa lam kính.

- Nhỏ lên đó một giọt thuốc nhuộm acetocarmine 2% và một giọt glacial acetic acid để làm mềm mô rồi đậy lamen.

- Đặt lam kính lên lớp giấy thấm, đặt vài tờ giấy thấm lên trên lamen.

- Một tay giữ một cạnh của lamen, tay kia dùng đầu bút chì hoặc chuôi gỗ của kim mổ gõ nhẹ rồi ép nhẹ lên lamen để dàn mỏng tế bào.

Bước 4: Quan sát tiêu bản

- Quan sát tiêu bản (cách quan sát tương tự như nguyên phân).

- Nhận biết và vẽ các kì của giảm phân vào vở.

3. Kết quả

a) Kết quả thực hành: làm và quan sát tiêu bản quá trình nguyên phân của tế bào

Kết quả quan sát quá trình nguyên phân trên tiêu bản rễ hành

A – Kì đầu: Các NST bắt đầu co xoắn, màng nhân tiêu biến.

B – Kì giữa: Các NST xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

D – Kì sau: Các NST đang phân li về hai cực của tế bào.

C – Kì cuối: Các NST nằm gọn trong nhân, màng nhân xuất hiện, tế bào chất phân chia tạo thành 2 tế bào con.

b) Kết quả thực hành: làm và quan sát tiêu bản quá trình giảm phân của tế bào

Kết quả quan sát quá trình giảm phân trên tiêu bản châu chấu

- Kì đầu I: Các NST bắt đầu co xoắn, các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp và có thể trao đổi chéo, màng nhân tiêu biến.

- Kì giữa I: Các NST tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

- Kì sau I: Các NST phân li về 2 cực của tế bào.

- Kì cuối I: Hai nhân nằm gọn ở hai cực tế bào, màng nhân bắt đầu xuất hiện, tế bào chất phân chia.

- Kì đầu II: Các NST bắt đầu co xoắn, màng nhân tiêu biến (kích thước tế bào nhỏ hơn ở kì đầu I).

- Kì giữa II: Các NST tập trung xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.

- Kì sau II: Các NST phân li về 2 cực của tế bào (kích thước tế bào nhỏ hơn ở kì sau I).

- Kì cuối II: Hai nhân nằm gọn ở hai cực tế bào, màng nhân bắt đầu xuất hiện, tế bào chất phân chia (kích thước tế bào nhỏ hơn ở kì cuối I).

4. Giải thích và kết luận

- Sự phân chia nhân trong nguyên phân diễn ra theo 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

- Sự phân chia nhân trong giảm phân diễn ra 2 lần phân chia: giảm phân I và giảm phân II. Mỗi lần phân chia đều diễn ra theo 4 kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

5. Trả lời câu hỏi

a) Mục đích của bước nhuộm mẫu vật trong quy trình làm tiêu bản quá trình nguyên phân và giảm phân của tế bào là gì?

b) Giải thích vì sao ở bước nhuộm mẫu vật trong quy trình làm tiêu bản quá trình nguyên phân của tế bào lại cần phải đun nóng nhẹ ống nghiệm chứa rễ hành cùng thuốc nhuộm mà không được đun sôi?

c) Vì sao trong quy trình làm tiêu bản quá trình giảm phân của tế bào cần phải ngâm ống sinh tinh của châu chấu trong dung dịch nhước trương KCl và loại bỏ các phần mỡ bám xung quanh các ống sinh tinh?

Trả lời:

a) Mục đích của bước nhuộm mẫu vật trong quy trình làm tiêu bản quá trình nguyên phân và giảm phân của tế bào là làm cho NST bắt màu, giúp dễ quan sát được hình dạng, hoạt động của NST và phán đoán được tế bào đang ở kì nào của phân bào.

b)

- Ở bước nhuộm mẫu vật trong quy trình làm tiêu bản quá trình nguyên phân của tế bào lại cần phải đun nóng nhẹ ống nghiệm chứa rễ hành cùng thuốc nhuộm vì: Tế bào thực vật có cấu trúc thành tế bào và màng tế bào cứng chắc, kém linh hoạt. Việc đun nóng nhẹ sẽ giúp cấu trúc thành và màng tế bào trở nên linh hoạt hơn, giúp thuốc nhuộm dễ dàng đi vào tế bào hơn, đảm bảo cho việc nhuộm NST được thành công.

- Không được đun sôi vì khi đun sôi có thể làm chết tế bào khiến tế bào biến dạng rất khó quan sát.

c)

- Phải ngâm ống sinh tinh của châu chấu trong dung dịch nhược trương KCL là bởi vì: Trong dung dịch nhược trương, nước sẽ đi từ môi trường ngoài vào bên trong tế bào, làm tế bào trương lên giúp các NST phân tán trong nhân, không bị chồng chéo lên nhau. Nhờ đó mà việc nhuộm cũng như quan sát NST trở nên dễ dàng hơn.

- Phải loại bỏ các phần mỡ bám xung quanh các ống sinh tinh vì để tránh các phần mỡ phủ lên tế bào làm cho việc quan sát NST trở nên khó khăn.

ADMICRO

Luyện tập Bài 18 Sinh học 10 KNTT

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Thực hiện được các bước làm tiêu bản NST để quan sát quá trình nguyên phân và giảm phân.

- Quan sát và vẽ được các tế bào đang ở các giai đoạn khác nhau của quá trình nguyên phân và giảm phân.

- Rèn kĩ năng sử dụng kính hiển vi và làm tiêu bản hiển vi.

3.1. Trắc nghiệm Bài 18 Sinh học 10 KNTT

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 18 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 18 Sinh học 10 KNTT

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 10 Kết nối tri thức Bài 18 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời câu hỏi a trang 109 SGK Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời câu hỏi b trang 109 SGK Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Trả lời câu hỏi c trang 109 SGK Sinh học 10 Kết nối tri thức - KNTT

Hỏi đáp Bài 18 Sinh học 10 KNTT

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 10 HỌC247

NONE
OFF