OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 10: Thực hành: Quan sát tế bào


Qua nội dung bài giảng Thực hành: Quan sát tế bào môn Sinh học lớp 10 chương trình Chân trời sáng tạo được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em tiến hành tìm hiểu, quan sát tế bào... Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chuẩn bị

Dụng cụ: Kinh hiển vi quang học, lam kính, lamen, kim mũi mác, kim mũi nhọn, đèn cồn, kẹp, tăm tre, tăm bông, ống nghiệm, ống nhỏ giọt.

Hoá chất: Nước cất, dung dịch fuchsine 1996, xanh methylene.

Mẫu vật: Mảng bám trên răng, là thái lãi tia (là lễ bạn), tế bào niêm mạc miệng.

Chú ý

- Đối với tế bào thực vật, tuy theo mẫu vật chuẩn bị mà ta có thể quan sát được các bảo quan khác nhau.

- Có thể thay lá thái lái tía bằng củ hành tim hoặc hành tây.

-  Trường hợp không thể quan sát bằng kinh hiển vi, có thể thay thế bằng việc quan sát hình ảnh, phim về các loài vi khuẩn, nguyên sinh vật,

1.2. Cách tiến hành

a. Quan sát tế bào vi khuẩn ở mảng bám trên răng

- Bước 1: Dùng tăm tre sạch cạo một ít mảng bám trên răng cho vào ống nghiệm đã có sẵn 5 mL nước cất rồi khuấy đều.

- Bước 2: Nhỏ một giọt dung dịch trên lên một làm kính sạch, hong khô trên ngọn lửa đèn cồn từ 2 – 3 phút để tạo vết bội

- Bước 3: Nhỏ một giọt dung dịch fuchsine 1 % lên vết bởi, để khoảng 1 phút rồi rửa sạch tiêu bản bằng nước cất và hong khô.

- Bước 4: Đưa lên kinh hiển vi để quan sát tế bào vi khuẩn ở vật kinh 10x, sau đó chuyển sang vật kính 100x.

b. Quan sát tế bào thực vật

- Bước 1: Cắt lá thài lài tia thành những miếng nhỏ có kích thước khoảng 1 cm x 1 cm.

- Bước 2: Dùng kim mũi mác (hoặc mũi nhọn) bóc một lớp mỏng biểu bì mặt dưới của lá thải lài tía và đặt lên lam kính đã nhỏ sẵn một giọt nước cất.

- Bước 3: Đặt lamen lên trên lớp biểu bì, dùng giấy thấm nếu có nước tràn ra ngoài. Bước 4: Đặt và cổ định tiêu bản trên bàn kinh.

- Bước 4: Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi để nhận biết các tế bào (tế bào biểu bì lá, tế bào khí khổng) và các bào quan trọng tế bào. Nên quan sát ở vật kính 10x trước khi chuyển sang vật kính 40x.

c. Quan sát tế bào niêm mạc miệng

- Bước 1: Dùng tăm bông sạch chà nhẹ xung quanh thành trong của miệng ba đến bốn lần.

- Bước 2: Chà nhẹ tăm bông ở Bước 1 lên làm kính đã có sẵn một giọt nước cất.

- Bước 3: Đậy lamen lên mẫu vật.

- Bước 4: Nhỏ một giọt xanh methylene lên một đầu của lamen.

- Bước 5: Dùng giấy thấm, thấm ở đầu ngược lại của lamen sao cho dung dịch xanh methylene đi vào trong lamen. Chờ 3 phút rồi đưa lên kính hiển vi để quan sát ở vật kinh 10x, sau đó chuyển sang vật kính 40x.

Hình 10.1. Các bước khỏi tiêu bản tế bào niêm mạc miệng

d. Báo cáo kết quả thực hành Viết và trình bày báo cáo theo mẫu:

BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH QUAN SÁT TẾ BÀO

Nhóm: ...

Lớp: ...

Thứ ... ngày … tháng ... năm ...

1. Vẽ và chú thích các thành phần của tế bào vi khuẩn ở mảng bám trên răng quan sát được.

2. Vẽ và chú thích các thành phần của tế bảo thực vật và tế bào động vật quan sát được.

ADMICRO

Bài tập minh họa

BÁO CÁO: KẾT QUẢ THỰC HÀNH QUAN SÁT TẾ BÀO

Thứ … ngày … tháng … năm …

Nhóm: …               Lớp: …                  Họ và tên thành viên: …

1. Vẽ và chú thích các thành phần của tế bào vi khuẩn ở mảng bám trên răng quan sát được.

- Trong khoang miệng của người có một hệ vi khuẩn đặc trưng, đó là các liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lactic và một số dạng nấm men,…

- Các vi khuẩn có kích thước rất nhỏ nên hầu như không quan sát rõ được các thành phần trong tế bào, chỉ quan sát được hình dạng của tế bào.

Hình dạng một số loại vi khuẩn ở mảng bám trên răng 

2. Vẽ và chú thích các thành phần của tế bào thực vật và tế bào động vật quan sát được.

- Tế bào biểu bì của lá thài lài tía và tế bào niêm mạc miệng có kích thước lớn hơn tế bào vi khuẩn nên có thể quan sát thấy một số thành phần của tế bào:

+ Tế bào biểu bì lá thài lài tía: có hình đa giác, xếp sít nhau; quan sát được thành tế bào, tế bào chất.

+ Tế bào niêm mạc miệng: có hình dạng khác nhau không đều; quan sát được màng sinh chất, tế bào chất, nhân.

ADMICRO

Luyện tập Bài 10 Sinh học 10 CTST

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

- Thực hành làm được tiêu bản và quan sát được tế bào sinh vật nhân sơ (vi khuẩn).

- Làm được tiêu bản hiển vi tế bào nhân thực (củ hành tây, hành ta, thài lài tía, hoa lúa, bí ngô, tế bào niêm mạc xoang miệng...) và quan sát nhân, một số bào quan trên tiêu bản đó.

3.1. Trắc nghiệm Bài 10 Sinh học 10 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 10 Chân trời sáng tạo Bài 10 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

Hỏi đáp Bài 10 Sinh học 10 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Sinh Học 10 HỌC247

NONE
OFF