OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tổng kết từ vựng (luyện tập tổng hợp) - Ngữ văn 9


Qua bài học các em nắm được Hệ thống các kiến thức về nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng, từ tượng thanh, từ tượng hình, các biện pháp tu từ từ vựng. Vận dụng để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp và trong văn chương.

 

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Từ đơn và từ phức

  • Từ đơn: là những từ được cấu tạo bởi một tiếng. Tiếng tạo thành từ đơn phải có nghĩa. Ví dụ: bàn, ghế, học,…
  • Từ phức: là từ được cấu tạo bởi hai hay nhiều tiếng. Từ phức bao gồm, từ ghép và từ láy:
    • Từ ghép: được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. Ví dụ: xe đạp, học hành, ăn mặc,…
    • Từ láy: được tạo ra dựa trên mối quan hệ láy âm giữa các tiếng. Ví dụ: xanh xanh, đo đỏ, long lanh, nhẹ nhàng,…

1.2. Thành ngữ

  • Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo ổn định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Thành ngữ thường cô đọng, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao. Ví dụ: Chó treo mèo đậy; Chuột chạy cùng sào; Được voi đòi tiên;…

1.3. Nghĩa của từ

  • Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, sự việc, khái niệm, hành động, trạng thái, tính chất,…) mà từ biểu thị.

1.4. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyên nghĩa của từ

  • Từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa.
  • Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
  • Từ nhiều nghĩa gồm: nghĩa gốc (là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác) và nghĩa chuyển (nghĩa được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc).

1.5. Từ đồng âm

  • Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
  • Sử dụng từ đồng âm cần chú ý đến ngữ cảnh để tránh gây hiểu lầm.

1.6. Từ đồng nghĩa

  • Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
  • Có hai loại từ đồng nghĩa: những từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái ý nghĩa) và những từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái nghĩa khác nhau).

1.7. Từ trái nghĩa

  • Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.
  • Từ trái nghĩa thường được dùng trong thể đối, tạo sự tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho các diễn đạt thêm sinh động.

1.8. Trường từ vựng

  • Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa. Một trường từ vựng có thể bao hàm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau (do hiện tượng nhiều nghĩa của từ).

1.9. Sự phát triển của từ vựng

  • Từ vựng phát triển theo hai cách:
    • Phát triển nghĩa của từ (chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ, hoán dụ).
    • Phát triển số lượng từ ngữ (tạo từ mới, vay mượn từ của các ngôn ngữ khác: từ gốc Hán; từ gốc tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga,…).

1.10. Từ Hán Việt

  • Từ Hán Việt là từ mượn gốc Hán, chiếm số lượng lớn trong tiếng Việt (khoảng 70%), có một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của tiếng Việt.

1.11. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội

  • Thuật ngữ là những từ ngữ biéu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ, về nguyên tắc, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ. Mỗi ngành khoa học thường có một hệ thống thuật ngữ đặc thù. Thuật ngữ không có tính biểu cảm.
  • Biệt ngữ xã hội là những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt trong một số phạm vi giao tiếp giữa một lớp người có cùng một đặc điểm xã hội nhất định (nghề nghiệp, tôn giáo, tín ngưỡng,…).

1.12. Từ tượng thanh và từ tượng hình

  • Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái cụ thể, sinh động của sự vật. Từ tượng thanh là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, của con người.
  • Từ tượng hình, từ tượng thanh gợi được hình ảnh, âm thanh cụ thể, sinh động và có giá trị biểu cảm cao.

1.13. Một số phép tu từ từ vựng

  • So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Có hai kiểu so sánh phổ biến: so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng.
  • Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó, nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
  • Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp: ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách thức, ẩn dụ phẩm chất, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
  • Nhân hoá: là gọi hoặc tả các con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
  • Hoán dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Có bốn kiểu hoán dụ thường gặp là: lấy một bộ phận để gọi toàn thể, lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng, lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật, lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.
  • Nói quá: là cách nói phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
  • Nói giảm nói tránh: là cách nói giảm nhẹ mức độ, quy mô, tính chất,… của sự vật, sự việc, hiện tượng hoặc dùng cách diễn đạt khác với tên gọi vốn có của sự vật, hiện tượng nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
  • Chơi chữ: là cách lợi dụng các đặc điểm về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước,… những liên tưởng bất ngờ, thường dùng để châm biếm, đả kích, hài hước… làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
  • Điệp ngữ: khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO

2. Soạn bài Tổng kết từ vựng (luyện tập tổng hợp)

Để nắm được Hệ thống các kiến thức về từ vựng, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Tổng kết từ vựng (luyện tập tổng hợp).

3. Hỏi đáp Bài Tổng kết từ vựng (luyện tập tổng hợp) Ngữ Văn 9

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 9 HỌC247

NONE
OFF