OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thúy Kiều báo ân báo oán - Nguyễn Du - Ngữ văn 9


Qua bài học giúp các em thấy được tấm lòng nhân nghĩa, vị tha của Kiều. Ý nguyện của Nguyễn Du mong ước cuộc sống công lý, chính nghĩa "ở hiền gặp lành".

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • Nguyễn Du sinh năm 1765 mất năm 1820.
  • Tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên.
  • Quê quán: làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
  • Cuộc đời
    • Ông sinh trưởng trong gia đình đại quý tộc có truyền thống khoa bảng và sáng tạo nghệ thuật.
    • Ông sống trong thời đại đau khổ, bế tắc và nhiều biến động.
    • Ông là người có hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú, Nguyễn Du đã sống nhiều năm lưu lạc tiếp xúc với nhiều cảnh đời và thân phận con người trong thời đại loạn lạc.
    • Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du rất phong phú và đồ sộ.

b. Tác phẩm

  • Ông có ba tập thơ chữ Hán với 243 bài, sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là “Truyện Kiều”.
  • Đoạn trích được trích trong tác phẩm Truyện Kiều, được viết bằng chữ Nôm.
  • Đoạn trích nằm ở cuối phần II sau đoạn "Kiều gặp Từ Hải".

c. Bố cục: 3 phần

  • Bài thơ được chia thành hai phần.
    • Phần 1: 12 câu đầu: Thúy Kiều báo ân Thúc Sinh.
    • Phần 2: 22 câu còn lại: Thúy Kiều báo oán

1.2. Đọc hiểu văn bản

a. Thúy Kiều báo ân

  • Thúc Sinh được mời đến trong cảnh oai nghiêm nơi Kiều xử án. "Cho gươm mời đến Thúc Lang".
  • Trước cảnh gươm giáo Thúc Sinh vô cùng hoảng sợ. "Mặt như chàm đổ, mình dường dẽ run".
  • Kiều biết ơn Thúc Sinh
    • Đã cứu nàng ra khỏi lầu xanh.
    • Cho nàng làm vợ lẽ dù đau đớn hơn kẻ tôi đòi.
    • Trân trọng Thúc Sinh.
  • Nàng đền ơn Thúc Sinh: "Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân".
  • Trả ơn cho Thúc Sinh nhưng nhắc tới Hoạn Thư cho thấy nỗi đau đớn xót xa của Kiều. Khi Hoạn Thư đã gây cho Kiều bao nhiêu khổ nhục.
  • Nhắc tới Hoạn Thư cho thấy công viêc tiếp theo của Kiều là báo oán. Hành động trừng phạt cái ác theo quan điểm của nhân dân.
  • Tác giả đã dùng từ ngữ mang tính ước lệ và ngôn ngữ môn na, bình dân kết hợp những thành ngữ dân gian.

⇒ Cách cư xử tế nhị, khôn khéo của Thúy Kiều khi báo ân Thúc Sinh. Nàng có bản chất vị tha, thái độ sống vì ân nghĩa. Thông minh, sáng suốt.

b. Kiều báo oán

  • Lúc Kiều còn ở nhà Hoạn Thư: là nô tì, vợ lẽ nhưng giờ lại là phu nhân quan tòa.
  • Hoạn Thư lúc trước là chủ nhà, vợ cả nhưng giờ lại là bị cáo, bị xét xử.
  • Nàng đã chủ động chào thưa "Thoát trông nàng đã chào thưa".
  • Cách xưng hô "Tiểu thư" thể hiện thái độ mỉa mai, đe dạo những hình phạt khủng khiếp đối với Hoạn Thư và danh gia nhà họ Hoạn.
  • Trước thái độ của Kiều tư thế và thái độ của Hoạn Thư tuy sợ nhưng vẫn chứng tỏ mình là người khôn ngoan, gian xảo.
    • "Khấu đầu dưới tướng, liệu điều kêu ca" đầu tiên dựa vào cớ mình là phụ nữ hay ghen để gỡ tội.
    • Hoạn Thu khôn khéo nhắc lại những việc làm nhân nghĩa, mang ơn của bà với Kiều.
      • Cho viết kinh ở Quan Âm Các.
      • Không bắt giữ khi nàng bỏ chốn.
    • Hoạn Thư nhận cả tội lỗi về mình.

→ Hoạn Thư là người khôn ngoan, ranh ma, quỷ quyệt. Với bản lĩnh sắc sảo của mình đã biến nguy thành an, tìm mọi cách để giảm thiểu tội lỗi của mình và hạ bớt sự căm giận của Kiều để Kiều không thể chừng phạt nặng nề như dự định.

  • Trước lí lẽ sắc bén của Hoạn Thư, Kiều đã:
    • Khâm phục tài trí, miệng lưỡi của Hoạn Thư.
    • Phân vân, khó xử
    • Sau đó là răn đe rồi tha bổng cho Hoạn Thư.

→ Kiều là người khoan dung, độ lượng, nhân hậu và có lòng vị tha.

  • Tóm tắt

a. Nội dung

  • Nguyễn Du đã làm nổi bật tính cách nhân vật Thúy Kiều và nhân vật Hoạn Thư. Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán là sự thể hiện ước mơ công lý chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân: con người bị áp bức đau khổ vùng lên cần cán cân công lý, ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ.

b. Nghệ thuật

  • Tác giả thành công xây dựng nhân vật, khắc họa tính cách qua ngôn ngữ đối thoại.
  • Từ ngữ mang tính nôm na, bình dân.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Đề: Phân tích nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích "Kiều báo ân báo oán" của Nguyễn Du.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài 

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
  • Nội dung đoạn trích nói đến ước mơ công lý chính nghĩa theo quan niệm nhân dân "ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ".

2. Thân bài

  • Đúng với phẩm chất nhân hậu vốn có, Thúy Kiều nghĩ tới chuyện đền ơn người được mời đầu tiên là Thúc Sinh.
  • Trước cảnh uy nghiêm “gươm lớn giáo dài”, chàng Thúc hoảng, mất cả thần sắc, bước đi không vững.
  • Lời nói của Kiều chứng tỏ nàng thực sự trân trọng hành động nghĩa hiệp mà Thúc Sinh đã dành cho nàng trong cơn hoạn nạn.
    • Thúc Sinh chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh.
    • Cứu nàng thoát khỏi cảnh đời ô nhục.
    • Kiều đã có những tháng ngày tạm thời yên ổn trong cuộc sống chung với Thúc Sinh.
  • Nàng gọi đó là “nghĩa nặng nghìn non”, nàng không bao giờ quên.
  • Kiều ân cần hỏi han Thúc Sinh để trấn an chàng.
  • Cách nói trang trọng với chàng thư sinh diễn tả được tấm lòng biết ơn trân trọng của Kiều.
  • Trong khi trò chuyện với Thúc Sinh, Thúy Kiều đã đả động tới Hoạn Thư, bởi vết thương lòng mà Hoạn Thư gây ra cho nàng vẫn còn rỉ máu,làm cho nàng không chỉ đau đớn về thể xác mà còn đau đớn gấp bội về tinh thần
  • Nói về ân nghĩa của Thúc Sinh, cách nói của Kiều rất trang trọng.
  • Nhưng nhắc đến Hoạn Thư, cách nói lại chuyển sang nôm na như kiểu nói của người bình dân. Những thành ngữ “kẻ cắp bà già gặp nhau”, “kiến bò miệng chén” và câu nói dứt khoát “Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa” hứa hẹn một cuộc báo oán theo quan điểm của nhân dân: cái ác phải bị trừng phạt, “ác giả ác báo”.

→ Qua việc báo ân Thúc Sinh, ta thấy Thúy Kiều là một người nhân hậu, nghĩa tình “Ơn ai một chút chẳng quên”.

  • Hành động ấy bộc lộ tấm lòng biết ơn tuyệt vời của Kiều.

3. Kết bài

  • Bằng nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc tác giả đã cho thấy chính nghĩa luôn chiến thắng tà ác.
  • Lòng biết ơn, trân trọng của Thúy Kiều đối với Thúc Sinh.
ADMICRO

3. Soạn bài Thúy Kiều báo ân báo oán

Thúy Kiều báo ân báo oán là một trong những đoạn trích thành công của Nguyễn Du khi sử dụng ngôn ngữ đối thoại để khắc họa tính cách và con người nhân vật. Với bài soạn Thúy Kiều báo ân báo oán, các em sẽ thấy được những ân oán của Kiều được đền trả công bằng như thế nào. Chi tiết bài soạn, các em có thể tham khảo tại đây: Bài soạn Thúy Kiều báo ân báo oán.

4. Hỏi đáp Bài Thúy Kiều báo ân báo oán Ngữ Văn 9

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

5. Một số bài văn mẫu Thúy Kiều báo ân báo oán

Nguyễn Du đã sáng tạo nên những lời thoại biến hóa để nói lên chuyện ân oán, cái lẽ đời xưa nay, ca ngợi sự thủy chung tình nghĩa, lên án bọn bạc ác tinh ma. Cảnh báo ân báo oán là một tình tiết rất đậm làm nổi bật tinh thần nhân đạo của Truyện Kiều. Để thấy được những sự việc và thái độ của Thúy Kiều trong đoạn trích này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 9 HỌC247

NONE
OFF