OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Soạn bài Tổng kết về từ vựng (II) - Ngữ văn 9

Banner-Video

Bài soạn Tổng kết về từ vựng (II) sẽ giúp các em ôn lại toàn bộ những kiến thức về từ ngữ. Đồng thời biết vận dụng những kiến thức từ vựng này để hoàn thành các câu hỏi bài tập trong SGK.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung

  • Từ đồng âm 
  • Từ đồng nghĩa 
  • Từ trái nghĩa 
  • Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ 
  • Trường từ vựng 

2. Hướng dẫn soạn bài Tổng kết về từ vựng (II)

2.5. Từ đồng âm

Câu 1. Ôn lại khái niệm từ đồng âm. Phân biệt hiện tượng từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ đồng âm.

  • Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.
  • Nhiều nghĩa là hiện tượng phát triển nghĩa theo cơ chế chuyển nghĩa của từ. Nói nghĩa gốc, nghĩa chuyển là xét trong bản thân từ vì việc sử dụng nó trong ngữ cảnh. Còn từ đồng âm là hiện tượng giống nhau về âm thanh, khác nhau về nghĩa của những từ khác nhau, không phải hiện tương xảy ra trong một từ.

Câu 2. Trong hai trường hợp (a) và (b) sau đây, trường hợp nào có hiện tượng từ nhiều nghĩa, trường hợp nào có hiện tượng từ đồng âm? Vì sao?

a) Từ , trong:

Khi chiếc  xa cành

 không còn màu xanh

Mà sao em xa anh

Đời vẫn xanh rời rợi.

(Hồ Ngọc Sơn, Gửi em dưới quê làng)

và trong: Công viên là  phổi của thành phố.

b) Từ đường, trong:

Đường ra trận mùa này đẹp lắm.

(Phạm Tiến Duật, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây)

và trong: Ngọt như đường.

Gợi ý:

  • Trong hai trường hợp thì (a) là hiện tượng nhiều nghĩa. Từ lá trong "lá phổi "có thể coi là hiện tượng chuyển nghĩa của từ lá trong "lá xa cành".
  • Trường hợp (b) là hiện tượng đồng âm. Hai từ đường có vỏ âm thanh giống nhau nhưng nghĩa lại khác xa nhau. Đường trong đường ra trái không có một mối liên hệ nào về nghĩa với từ đường trong ngọt như đường.

2.6. Từ đồng nghĩa

Câu 1. Ôn lại khái niệm từ đồng nghĩa

  • Từ đồng nghĩa là các từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau (trong một số trường hợp có thể thay thế nhau)

Câu 2. Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau:

a) Đồng nghĩa là hiện tượng chỉ có trong một số ngôn ngữ trên thế giới.

b) Đồng nghĩa bao giờ cũng là quan hệ nghĩa giữa hai từ, không coa quan hệ đồng nghĩa giữa ba hoặc hơn ba từ.

c) Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế nhau được trong nhiều trường hợp sử dụng.

Gợi ý:

  • Chọn cách hiểu (d). Từ đồng nghĩa chỉ có thể thay thế cho nhau trong một số trường hợp, còn lại không thể thay thế vì đa số các trường hợp là đồng nghĩa không hoàn toàn.

Câu 3. Đọc câu sau:

Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khỏe càng thấp.

(Hồ Chí Minh, Di chúc)

Cho biết dựa trên cơ sở nào, từ xuân có thể thay thế cho từ tuổi. Việc thay từ trong câu trên có tác dụng diễn đạt như thế nào?

Gợi ý:

  • Từ "xuân" có thể thay thế từ "tuổi" ở đây vì từ "xuân" đã chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ (lấy một khoảng thời gian trong năm thay cho năm, tức lấy bộ phận thay cho toàn thể).
  • Việc thay từ "xuân" cho từ "tuổi" có tác dụng tránh trùng lặp (với từ tuổi tác ở sau) và thể hiện ý vị lạc quan, hóm hỉnh của tác giả (vì mùa xuân là hình ảnh sự tươi trẻ, của sức sống mạnh mẽ)

2.7. Từ trái nghĩa

Câu 1. Ôn lại khái niệm từ trái nghĩa.

  • Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

Câu 2. Cho biết trong các cặp từ sau đây, cặp từ nào có quan hệ trái nghĩa: ông - bà, xấu - đẹp, xa - gần, voi - chuột, thông minh - lười, chó - mèo, rộng - hẹp, giàu - khổ.

Gợi ý:

  • Các cặp từ trái nghĩa: xấu-đẹp, xa-gần, rộng-hẹp.

Câu 3*. Cho những cặp từ trái nghĩa sau: sống - chết, yêu - ghét, chẵn - lẻ, cao - thấp, chiến tranh - hòa bình, già - trẻ, nông - sâu, giàu - nghèo.

Có thể sắp xếp từ trái nghĩa này thành hai nhóm: nhóm 1: sống - chết (không sống có nghĩa là chết, không chết có nghĩa là sống), nhóm 2: già - trẻ (không già không có nghĩa là trẻ, không trẻ không có nghĩa là già). Hãy cho biêt mỗi cặp từ trái nghĩa còn lại thuộc nhóm nào?

Gợi ý:

  • Các cặp từ trái nghĩa cùng nhóm với sống - chết: chiến tranh - hòa bình, đực - cái. Các cặp trái nghĩa này thể hiện hai khái niệm loại trừ nhau.
  • Các từ trái nghĩa cùng nhóm với già - trẻ: yêu - ghét, cao - thấp, nông - sâu, giàu - nghèo. Các cặp từ trái nghĩa thang độ, thể hiện các khái niệm có tính thang độ (sự hơn kém), khẳng định cái này không có nghĩa là loại trừ cái kia.

2.8. Cấp độ khái quát nghĩa của từ

Câu 1. Ôn lại khái niệm cấp độ khái quát nghĩa của từ ngữ.

Gợi ý:

  • Nghĩa của một từ ngữ có thể rộng hơn hoặc hẹp hơn nghĩa của từ ngữ khác:
    • Từ nghĩa hẹp: Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ khác.
    • Từ nghĩa rộng: Một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng khi phạm vi của các từ ngữ đó bao hàm phạm vi nghĩa của một số từ ngữ khác.

Câu 2. Vận dụng kiến thức về các kiểu cấu tạo từ tiếng Việt đã học ở lớp 6 và lớp 7 để điền từ ngữ thích hợp vào các ô trống trong sơ đồ sau. Giải thích nghĩa của những từ  ngữ đó theo cách dùng từ ngữ nghĩa rộng để giải thích nghĩa của từ ngữ nghĩa hẹp. Chẳng hạn: từ đơn là từ cóa một tiếng. (Để giải thích nghĩa của từ đơn phải dùng một cụm từ trong đó có từ là từ có nghĩa rộng so với từ đơn.)

 

Gợi ý:

2.9. Trường từ vựng

Câu 1. Ôn lại khái niệm trường từ vựng.

  • Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

Câu 2. Vận dụng kiến thức về trường từ vựng để phân tích sự độc đáo trong cách dùng từ ở đoạn trích sau:

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những nười yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

(Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập

Gợi ý:

  • "Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu" có từ "tắm" và "bể" cùng trường nghĩa làm tăng tính biểu cảm cho câu văn, do đó sức tố cáo thực dân Pháp mạnh hơn.

Để hiểu bài hơn, các em tham khảo bài giảng Tổng kết về từ vựng (II).

3. Hỏi đáp về bài Tổng kết về từ vựng (II)

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

OFF