OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật - Ngữ văn 9

Banner-Video

Qua bài học giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm của người lính lái xe Trường Sơn thời chống Mĩ và sự độc đáo của hình ảnh ngôn ngữ, giọng điệu trong bài Tiểu độ xe không kính.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

  • Qua hình ảnh những chiếc xe không kính bài thơ ca ngợi về vẻ đẹp người lính lai xe ở Trường Sơn hiện lên hiên ngang, lạc quan, dũng cảm, có ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam ruột. Hình ảnh tiểu biểu của lớ trẻ anh hùng trong kháng chiến chống Mĩ.

1.2. Nghệ thuật

  • Ngôn ngữ giản dị, khẩu khí gần với văn xuôi.
  • Giọng điệu: Trẻ trung, tinh nghịch pha chút ngang tàng.

2. Soạn bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính

2.1. Soạn bài tóm tắt

Câu 1: Nhan đề của bài thơ có gì khác lạ? Một hình ảnh nổi bật trong bài thơ là những chiếc xe không kính. Vì sao có thể nói hình ảnh ấy là độc đáo.

  • Nhan đề bài thơ dài, vừa gợi lên nình ảnh những chiếc xe, vừa cho ta thấy được phong thái ngang tàng của người lái xe.
  • Chiếc xe không kính là một độc đáo, đó là chứng tích chiến tranh, cho thấy sự tàn khốc của chiến tranh, nhưng qua đó cũng thấy được sự dũng cảm, ung dung trước những khó khăn, gian khổ của những người lính.

Câu 2: Những chiếc xe không kính đã làm nổi bật hình ảnh người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Em hãy phân tích hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ.

  • Hình ảnh người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn:
    • Tư thế ung dung, hiên ngang, sảng khoái đến bất tận: Ung dung buồng lái ta ngồi…ùa vào buồng lái.
    • Thái độ bất chấp khó khăn, nguy hiểm, mặc kệ gió vào mắt, mặc kệ mưa bom, xe vẫn cứ đi.
    • Tình đồng đội thắm thiết: bắt tay qua cửa kính vỡ, chia sẻ khó khăn.
    • Ý chí chiến đấu vì miền Nam: một trái tim căm thù giặc, quyết tâm chiến đấu.

Câu 3: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ? Những yếu tố đó đã góp phần tạo vẻ đẹp như thế nào trong việc khắc họa những người lính lái xe ở Trường Sơn?

  • Ngôn ngữ, giọng điệu bài thơ giàu tính khẩu ngữ tự nhiên, có lúc gân guốc, cứng cỏi, mạnh mẽ.
  • Ngôn ngữ và giọng điệu ấy góp phần thể hiện sự ngang tàng hóm hỉnh, trẻ trung của những người lính lái xe.

Câu 4: Cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính trong bài thơ so sánh hình ảnh người lính trong bài thơ này với bài thơ Đồng chí.

  • Hình ảnh người lính cho ta thấy sự gan dạ, bất chấp khó khăn, luôn tiến lên phía trước vì lí tưởng cao đẹp của thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ. Họ cũng là những người thật hóm hỉnh, trẻ trung và yêu đời.
  • Giống nhau: Hình ảnh người lính qua hai bài thơ thể hiện phẩm chất tốt của ảnh bộ đội cụ Hồ đó là yêu nước, căm thù giặc, dũng cảm, coi thường gian khó và tình đồng đội thắm thiết.
  • Khác nhau: Những người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính chất trẻ nhiều hơn, hóm hỉnh hơn.

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1: Nhan đề của bài thơ có gì khác lạ? Một hình ảnh nổi bật trong bài thơ là những chiếc xe không kính. Vì sao có thể nói hình ảnh ấy là độc đáo.

  • Nhan đề dài, tạo sự độc đáo. 
  • Nhan đề làm nổi bật hình ảnh những chiếc xe không có kính. Đó là một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó am hiểu hiện thực khốc liệt của chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn.
  • Từ “bài thơ” đặt ở đầu tiên đề nhằm tạo ấn tượng về chất thơ của hiện thực ấy. Cuộc chiến đấu khốc liệt là một bài thơ, cuộc đời người chiến sĩ cũng là một bài thơ.
  • Những chiếc xe đưa vào trong thơ thì được “mỹ lệ hóa”. Vậy mà chiếc xe trong bài thơ là chiếc xe không bình thường. Nó là chiếc xe của thời chiến tranh. Nó không chỉ có một cái mà là cả tiểu đội xe không kính. Đó là một hình ảnh rất thực, rất trần trụi của những chiếc xe ra chiến trường: “không có kính”. Cách giải thích nguyên nhân không có kính cũng rất thực như một câu nói thường ngày: "Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi". 
  • Chỉ vì bom giật bom rung mà chiếc xe không có kính rồi không có đèn, không có mui xe, thùng xe có nước. Chiến tranh ngày càng khốc liệt thì chiếc xe càng biến dạng trơ trụi. Nhưng thật lạ, những chiếc xe ấy vẫn bon bon vào chiến trường không gì ngăn cản nổi.

Câu 2. Những chiếc xe không kính đã làm nổi bật hình ảnh người lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Em hãy phân tích hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ.

  • Qua hình ảnh những chiếc xe không có kính đang bon bon trên đường ra trận, ta thấy phẩm chất nổi bật ở người chiến sĩ lái xe là tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, coi thường gian khổ hiểm nguy. Trong bom đạn các anh vẫn ngẩng cao đầu.
  • Thái độ bất chấp khó khăn gian khổ, hiểm nguy đã trở thành một nét đẹp rất độc đáo của người lính thời chống Mĩ. Coi nguy hiểm là dịp để thử sức, để chứng tỏ bản lĩnh chiến sĩ.
  • Những người lính là những chàng trai trẻ, sôi nổi, vui nhộn, lạc quan. Trên con đường vào miền Nam chiến đấu chúng ta đã thấy biết bao gương mặt hồn nhiên.
  • Phạm Tiến Duật những nụ cười “ha ha”, những cái bắt tay vội vàng qua ô “cửa kinh vỡ”, những bữa cơm “chung bát đũa” giữa trời bom đạn đã gắn kết những người lính lại với nhau, tạo thành một gia đình lớn, gia đình chiến sĩ Trường Sơn thời chống mỹ. Cái gì đã tạo nên sức mạnh để người chiến sĩ coi thường gian khổ, bất chấp nguy nan. Đó chính là vì miền Nam yêu dấu. Khổ thơ cuối bài là linh hồn của bài thơ, nó thể hiện vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn người chiến sĩ.
  • Nhà thơ đã dùng những hình ảnh hoán dụ để miêu tả vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lái xe. Lấy “trái tim” để nói tình cảm, tình yêu của người chiến sĩ. Tình yêu miền Nam, tình yêu tổ quốc có sức mạnh to lớn giúp họ vượt qua mọi khó khăn tiến về giải phóng miền Nam.

Câu 3. Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ? Những yếu tố đó đã góp phần vẻ đẹp như thế nào trong việc khắc họa những người lính lái xe ở Trường Sơn?

  • Ngôn ngữ, giọng điệu bài thơ giàu tính khẩu ngữ tự nhiện: "Ừ thì có bụi, ừ thì ướt áo, cười ha ha. Giọng điệu bài thơ không mền mạu mà gân guốc cúng cói, mạnh mẽ.
  • Ngôn ngữ và giọng điệu ấy góp phần thể hiện sự ngang tàng hóm hỉnh, trẻ trung của những người lính lái xe.

Câu 4. Cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính trong bài thơ so sánh hình ảnh người lính trong bài thơ này  với bài thơ Đồng chí.

  • Khâm phục những con người hiên ngang dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, luôn tiến lên phía trước vì mục đích và lý tưởng cao đẹp. 
  • Yêu mến tính sôi nổi, vui nhộn, tinh nghịch lạc quan, dễ gần, dễ mến, dễ gắn bó giữa những người lính trong chiến tranh.
  • Giống nhau: Hình ảnh người lính qua hia bài thơ thể hiện phẩm chất tốt của anh bộ đội cụ Hồ đó là yêu nước, căm thù giặc, dũng cảm, coi thường gian khó và tình đồng đội thắm thiết.
  • Khác nhau: Những người lính trong bài thơ Tiều đội xe không kính chất trẻ nhiều hơn, hóm hỉnh hơn.

3. Một số bài văn mẫu về Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Để rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận văn học được tốt hơn và có cái nhìn khái quát đối với "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" nói chung và hình ảnh người lính nói riêng, mời các em cùng tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

4. Hỏi đáp về Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

OFF