OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Cảnh ngày xuân - Nguyễn Du - Ngữ văn 9


Qua bài học các em cần hiểu rõ đoạn thơ Cảnh ngày xuân là bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng được gợi lên qua từ ngữ, bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình của Nguyên Du.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • Nguyễn Du sinh năm 1765 mất năm 1820.
  • Tên chữ là Tố Như, hiệu Thanh Hiên.
  • Quê quán: làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
  • Cuộc đời
    • Ông sinh trưởng trong gia đình đại quý tốc có truyền thống khoa bảng và sáng tạo nghệ thuật.
    • Ông sống trong thời đại đau khổ, bế tắc và nhiều biến động.
    • Ông là người có hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú, Nguyễn Du đã sống nhiều năm lưu lạc tiếp xúc với nhiều cảnh đời và thân phận con người trong thời đại loạn lạc, dâu bể.
    • Sự nghiệp văn học của Nguyễn Du rất phong phú và đồ sộ.

b. Tác phẩm

  • Ông có ba tập thơ chữ Hán với 243 bài, sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là “Truyện Kiều”.
  • Đoạn trích được trích trong tác phẩm Truyện Kiều, được viết bằng chữ Nôm.
  • Đoạn trích này được viết sau đoạn tả tài sắc chị em Thúy Kiều, đoạn này tả cảnh ngày xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của chị em Thúy Kiều.

c. Bố cục: 3 phần

  • Văn bản được bố cục thành ba phần.
    • Phần 1: 4 câu đầu: Khung cảnh ngày xuân.
    • Phần 2: 8 dòng tiếp theo: Khung cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh.
    • Phần 3: 6 dòng cuối: Cảnh hai chị em Kiều du xuân trở về.

1.2. Đọc hiểu văn bản

a. Khung cảnh mùa xuân

  • Không gian khoáng đạt: Cảnh ngày xuân trong trẻo, tinh khôi và tràn đầy sức sống.
    • Chim én đưa thoi.
    • Thiều quang: ánh sáng ngày xuân. Chín chục ngày xuân mà nay đã sáu mươi ngày.
    • Màu cỏ non xanh: Gợi tả sức sống mới mẻ.
    • Hình ảnh xanh tận chân trời: không gian khoáng đạt, trong trẻo.
    • Hình ảnh "trắng điểm một vài bông hoa": Thanh khiết, nhẹ nhàng.

→ Bút pháp miêu tả, gợi, sử dụng những từ ngữ giàu chất tạo hình cảnh ngày hiện ra mới mẻ, tinh khôi và tràn đầy sức sống với những đặc điểm riêng.

b. Cảnh lễ hội mùa xuân

  • Lễ tảo mộ: dọn dẹp, sửa sang phần mộ của người thân, thắp hương.
  • Hội đạp thanh: chơi xuân ở chốn đồng quê.
  • Gần xa, nô nức (Tính từ): tâm trạng náo  nức.
  • Yến anh, tài tử, giai nhân, chị em (Danh từ): gợi sự đông vui náo nhiệt.
  • Sắm sửa, dập dìu (Động từ): không khí rộn ràng, nhộn nhịp.

⇒ Dùng các từ ghép liên tiếp, từ Hán Việt, từ láy, phép ẩn dụ gợi tả không khí cảnh hội mùa xuân rộn ràng, náo nức, vui tươi cùng những nghi thức trang nghiêm mang tính chất truyền thống của người Việt tưởng nhớ đến người đã khuất.

c. Cảnh chị em Thúy Kiều trở về

  • Bóng ngả về tây: Thời gian, không gian thay đổi.
  • Tà tà, thanh thanh, nao nao, thơ thẩn (từ láy): biểu đạt sắc thái cảnh vật, miêu tả tâm trạng người bâng khuâng, lưu luyến về một ngày vui xuân đã hết.
  • Cảnh nhạt dần, người càng ngày càng thưa vắng.

⇒ Bâng khuâng xao xuyến, lặng buồn về một ngày chơi xuân đang còn mà sự linh cảm về điều sắp xảy ra xuất hiện.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Đề: Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân của Nguyễn Du.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài 

  • Giới thiệu tác giả, tác phẩm 
  • Truyện Kiều có nhiều đoạn thơ tả cảnh thiên nhiên đặc sắc. 
  • Đoạn thơ “Cảnh ngày xuân” là một bức tranh thiên nhiên tả cảnh mùa xuân đẹp với một không khí lễ hội rộn ràng và tưng bừng.

2. Thân bài

  • Phân tích cách dùng từ ngữ gợi hình gợi tả, bút pháp nghệ thuật miêu tả cổ điển tả cảnh mùa xuân theo trình tự không gian, thời gian.

a. Bốn câu thơ đầu: Gợi tả khung cảnh ngày xuân

  • Ngày xuân trôi qua mau, sang tháng ba. 
  • Én bay liệng trên trời như thoi đưa. 
  • Bức phác họa tuyệt đẹp về mùa xuân. 
  • Màu xanh non làm phông nền. Trên đó điểm xuyến vài bông hoa lê trắng. 
  • Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp – bức tranh thiên nhiên càng nổi bật. 
  • Màu sắc hài hòa gợi nét đặc trưng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, trong trẻo, nhẹ nhàng, thanh khiết.

b. Tám câu thơ tiếp theo: Gợi tả khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.

  • Lễ tảo mộ: rọn rẹp, thắp nhang cho người đã khuất. 
  • Hội đạp thanh: dạo chơi trên cỏ xanh.
  • Phân tích giá trị biểu cảm của các từ ghép: yến anh, tài tử, giai nhân (đông vui,nhiều người đến lễ hội), sắm sửa, dập dìu (rộn ràng, náo nhiệt), gần xa, nô nức (đây là tâm trạng của người đi hội).
  • Khắc họa truyền thống lễ hội văn hóa xa xưa trong tiết thanh minh. người hành động, quả quyết với ý chí quyết tâm cao.

c. Sáu câu thơ cuối: Cảnh tan hội lúc chiều ta.

  • Không còn ồn ào náo nhiệt mà cảnh cứ nhạt dần, lặng dần. 
  • Từ láy: tà tà, thanh thanh, nao nao gợi tả sắc thái của cảnh vật đồng thời cũng bộc lộ tâm trạng con người: bâng khuâng, xao xuyến, luyến tiếc cảnh ngày xuân trôi qua nhanh. Và đó cũng giống như một lời dự báo về cuộc gặp gỡ ngôi mộ Đạm Tiên của Thúy Kiều.

3. Kết bài

  • Đoạn thơ có kết cấu hợp lí, vừa gợi, vừa tả làm cảnh vật thiên nhiên trở lên trong trẻo, hài hòa, thanh khiết.
  • Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của nhà thơ. 
  • Cái tài và lòng yêu thiên nhiên của Nguyễn Du.
ADMICRO

3. Soạn bài Cảnh ngày xuân

Cảnh ngày xuân là một trong những đoạn thơ tả cảnh hay nhất trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Với bài soạn tóm tắt đoạn trích, các em sẽ thấy được một bức tranh thiên nhiên tuyệt mĩ với những cánh én bay liệng, cỏ non xanh rợn trải dài đến chân trời hiện ra qua ngòi bút tài tình của Nguyễn Du. Để nắm được toàn bộ những nội dung và nghệ thuật của đoạn trích, các em có thể tham khảo thêm: Bài soạn Cảnh ngày xuân.

4. Hỏi đáp Bài Cảnh ngày xuân Ngữ Văn 9

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

5. Một số bài văn mẫu về đoạn trích Cảnh ngày xuân

Cảnh ngày xuân là đoạn trích sau phần giới thiệu gia thế nhà Thúy Kiều. Với đề bài Phân tích đoạn trích Cảnh ngày xuân, các em sẽ cảm nhận được bức tranh mùa xuân với những hình ảnh của chim én liệng, của cỏ non xanh tận chân trời cùng hình ảnh đi hội vui tươi trong tiết thanh minh của chị em nhà Thúy Kiều. Bên cạnh bài soạn, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 9 HỌC247

NONE
OFF