OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm - Ngữ văn 9


Qua bài Bàn về đọc sách các em cần nắm được ý nghĩa và tầm quan trong của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. Qua đó giúp các em ham đọc sách và có ý thức giữ gìn sách.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Chu Quang Tiềm

  • Chu Quang Tiềm (1897-1986)
  • Quê quán:  Trung Quốc
  • Cuộc đời: Là nhà mĩ học, lí luận học nổi tiếng.

b. Tác phẩm Bàn về đọc sách

  • Tác phẩm được in trong “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách”, giáo sư Trần Đình Sử dịch.

c. Bố cục

Hệ thống luận điểm:

  • Luận điểm 1: Từ đầu đến "nhằm phát hiện thế giới mới”: Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách.
  • Luận điểm 2: Tiếp đến “tự tiêu hao lực lượng”: Những khó khăn, thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình trạng hiện nay.
  • Luận điểm 3: Còn lại: Bàn về phương pháp chọn sách và đọc sách.

1.2. Đọc hiểu văn bản

a. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách

  • Tầm quan trọng
    • Sách đã cô đúc, ghi chép và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người đã tìm ra, tích lũy qua từng thời đại.

    • Sách là kho tàng quí báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy ngàn năm.

    • Những cuốn sách có giá trị được coi là cột mốc trên con đường phát triển học tập nhân loại.

  • Ý nghĩa

    • Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn – con đường tích lũy và nâng cao tri thức.

    • Đọc sách là sự chuẩn bị để làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn, nhằm phát hiện thế giới mới.

→ Đọc sách có ý nghĩa lớn lao, lâu dài đối với con người.Dù văn hóa nghe, nhìn và thực tế cuộc sống hiện nay đang là những con đường học vấn khác nhau nhưng không bao giờ có thể thay thế được cho việc đọc sách.

b. Những khó khăn, thiên hướng sai lệch dễ mắc phải của việc đọc sách trong tình trạng hiện nay

  • Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối ăn tươi, nuốt sống.
    • Tác giả đã so sánh cách đọc sách của người xưa và học giả ngày nay. Đó là đọc kỹ, nghiền ngẫm, đọc ít mà tinh còn hơn đọc nhiều mà rối.
    • Còn lối đọc của ngày nay không chỉ vô bổ mà còn lãng phí thời gian công sức, thậm chí còn có hại.

→ Cách so sánh đọc sách với ăn uống vô tội vạ đã đem đến cho lời bàn thật trí lí sâu sắc.

  • Sách nhiều khiến người ta khó chọn lựa, dẫn đến lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn sách không có ích.
    • tác giả đã so sánh việc đọc sách với việc đánh trận, làm tự tiêu hao lực lượng của mình. 

Đây là cách so sánh khá mới mà vẫn quen thuộc và lí thú.

c. Bàn về phương pháp chọn sách và đọc sách

  • Cách chọn sách
    • Chọn cho tinh, không cốt lấy nhiều.

    • Đọc nhiều không thể coi là vinh sự, nếu nhiều mà rối.

    • Đọc ít không thể coi là xấu hổ, nếu ít mà kỹ.

    • Tìm đọc những cuốn sách thật sự có giá trị và có ích cho bản thân.

    • Chọn sách phải có mục đích, có định hướng rõ ràng, không nhất thời tùy hứng.

    • Chọn sách nên hướng vào hai loại:
      • Kiến thức phổ thông.

      • Kiến thức chuyên sâu.

  • Phương pháp đọc sách

  • Đọc cho kỹ, đọc đi, đọc lại nhiều lần cho đến thuộc lòng.

  • Đọc với sự say mê, ngẫm nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy và kiên định mục đích.

  • Đọc có kế hoạch, hệ thống, không đọc tràn lan.

  • Đọc về kiến thức phổ thông và kiến thức chuyên sâu.

  • Đọc sách không chỉ là việc tích lũy tri thức mà còn là việc rèn luyện tư cách, chuyện học làm người, rèn đức tính kiên trì, nhẫn nại.

→ Để nêu bật việc đọc sách hời hợt, tác giả so sánh với việc cưỡi ngựa qua chợ như “trọc phú khoe của”… Cách đọc ấy thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém…

  • Tổng kết

    • Nội dung

      • Đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy, nâng cao học vấn. Ngày nay sách nhiều, phải biết chọn sách mà đọc. Phải biết cách đọc để đạt hiệu quả cao.

    • Nghệ thuật

      • Bố cục chặt chẽ, hợp lí.
      • Dẫn dắt tự nhiên, xác đáng bằng giọng chuyện trò, tâm tình của một học giả có uy tín đã làm tăng tính thuyết phục của văn bản.
      • Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh với những cách ví von cụ thể và thú vị
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Ví dụ

Đề: Anh chị hãy cho biết lợi ích của việc đọc sách.

Gợi ý làm bài

1. Mở bài 

  • Sách là người bạn vô cùng thân thiết đối với con người.
  • Sách còn là ngọn đèn sáng bất diệt soi sáng cho con đường tri thức của mỗi chúng ta.
  • Những cuốn sách này dạy em cách sống tốt, cách làm người. 

2. Thân bài

a. Sách là một kho tàng kiến thức vô tận nên ta phải xem sách là một người bạn thân thiết

  • Có rất nhiều loại sách khác nhau, mỗi loại sách có một lĩnh vực và một kiến thức khác nhau.

Ví dụ:

  • Sách văn: có nhiều tác phẩm văn học sẽ giúp ta biết roc hơn về thế giới về con người.
  • Sách sử: giúp ta biết nhiều hơn về lịch sử, về quá trình hình thành và đấu tranh của loài người.
  • Sách giáo khoa: có những bài học bổ ích, giúp ta hoàn thiện bản thân hơn.

b. Con người sẽ ra sao nếu thiếu sách.

  • Nếu thiếu sách con người sẽ rất vô vị và nhàm chán.
  • Con người sẽ bị thiếu kiến thức và hiểu biết một cách trầm trọng.
  • Con người sẽ bị thụt lùi so với xã hội hiện đại ngày nay.
  • Sẽ không còn thứ gì được lưu lại cho thế hệ mai sau.
  • Bóng tối sự dốt nát sẽ bao trùm lên con người.

→ Sách rất cần thiết cho mỗi người chúng ta.

c. Bên cạnh những cuốn sách tốt thì cũng có những cuốn sách xấu.

  • Bên cạnh những cuốn sách tốt thì cũng có những cuốn sách nhảm nhí, vô bổ.
  • Những cuốn sách không phù hợp với lứa tuổi hay những cuốn sách không tốt sẽ rất hại với con người.
  • Chúng ta phải biết lựa chọn sách mà đọc để tránh lệch lạc.

d. Bảo quản sách

  • Luôn giữ gìn sách.
  • Thật sự trân trọng sách.
  • Tìm tòi, học hỏi những cuốn sách mới, lạ.
  • Xem sách là một người bạn lớn.

3. Kết bài

  • Khẳng định vai trò của sách.
  • Luôn giữ gìn và tôn trọng sách.
ADMICRO

3. Soạn bài Bàn về đọc sách

Chu Quang Tiềm (1897 – 1986) là nhà mĩ học và lí luận văn học nổi tiêng của Trung Quốc. Bài viết Bàn về đọc sách là kết quả của quá trình tích luỹ, dày công suy nghĩ, là những lời tâm huyết của tác giả muốn truyền lại kinh nghiệm cho các thế hệ sau. Để nắm được những nội dung kiến thức cần đạt và dễ dàng trả lời được các câu hỏi trong SGK, các em có thể tham khảo bài soạn Bàn về đọc sách.

4. Hỏi đáp về bài Bàn về đọc sách

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

5. Một số bài văn mẫu về Bàn về đọc sách

Bài “Bàn về đọc sách” của học giả Chu Quang Tiềm, văn bản này in trong cuốn “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách." Đây là một bài viết thể hiện được cái nhìn sâu sắc về việc đọc sách của các bạn trẻ ngày nay. Bài viết này đã chỉ rõ được ba nội dung lớn của việc đọc sách là: Mục đích của việc đọc sách? Cái khó của việc đọc sách? Và phương pháp đọc sách? Để nắm vững được nội dung bài học cũng như dễ dàng hoàn thành bài viết liên quan đến tác phẩm này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 9 HỌC247

NONE
OFF