OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thực hành tiếng Việt trang 101 - Ngữ văn 8 Tập 2 Kết Nối Tri Thức


Trong giao tiếp tiếng Việt, chúng ta cần sử dụng kết hợp nhiều loại câu khác nhau để có thể biểu lộ cảm xúc giúp cho người nghe, người đọc có thể dễ dàng hiểu và ghi nhớ nội dung cuộc trò chuyện. Chính vì vậy, nội dung bài giảng Thực hành tiếng Việt trang 101 thuộc sách Kết nối tri thức do HỌC 247 biên soạn và tổng hợp sẽ giúp các em phân biệt được câu phủ định và câu khẳng định. Chúc các em đạt kết quả cao trong học tập!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Câu khẳng định

1.1.1. Khái niệm

- Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đầu (có)....

- Tác dụng:

+ Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất quan hệ nào đó (phủ định miêu tả).

+ Phản bác một ý tiếnmột nhận định (phủ định bác bỏ).

1.1.2. Ví dụ minh họa

- Không có chúng đứng ở đầu chuỗi thức ăn, toàn bộ cộng đồng sinh thái dưới biển sẽ suy giảm và thay đổi tới mức không thể nhận ra.

(Lâm Lê, Choáng ngợp và đau đớn những cảnh báo từ loạt phim "Hành tinh của chúng ta")

=> Nhận xét: Câu nêu một giả định nhằm khẳng định vấn để câu khẳng định. Lưu ý: Câu có hai từ phủ định đi liền nhau theo mô hình sau không phải là câu phủ định mà là câu khẳng định: Tôi không phải không biết.

1.2. Câu phủ định

1.2.1. Khái niệm

- Câu khẳng định là câu không có phương tiện thể hiện sự phủ định vốn thường được dùng để đánh dấu câu phủ định.

Tác dụng: Câu khẳng định xác nhận có sự tồn tại của một đối tượng hay của một diễn biến nào đó

1.2.2. Ví dụ minh họa

a. Nhưng không phải vậy đâu Sam à.

(Đa-ni-en Gốt-li-ép, Bản đồ dẫn đường)

=> Nhận xét: Câu được dùng để phản bác một ý kiến, nhận định; có xuất hiện từ ngữ phủ định (không phải) → câu phủ định bác bỏ.

b. Mảnh đất này đâu phải là những người anh em của họ, mảnh đất này là kẻ thù của họ và khi đã chinh phục được, thì họ sẽ lấn tới.

(Xi-át-tơn, Diễn từ ứng khẩu của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn)

=> Nhận xét: Câu xác nhận không có quan hệ anh em giữa "mảnh đất này" và người da trắng; có dùng từ ngữ phủ định (đầu phải) → câu phủ định miêu tả.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Theo em, câu nào dưới đây là câu khẳng định, câu nào là câu phủ định? Vì sao em xác định như vậy?

a. Ngập lụt đã tạo nên ít nhất là ba kết nối quan trọng cho hệ sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm dòng nước, phù sa và dòng sinh vật.

(Lê Anh Tuấn, Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ)

b. Thật ra, điều này không mới, ít nhất vài trăm năm trước, các cư dân đầu tiên đến vùng haong địa châu thổ, họ đã quen với cách sống với mùa nước nổi hàng năm.

(Lê Anh Tuấn, Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ)

 

Lời giải chi tiết:

a. Câu khẳng định => câu khẳng định vấn đề, không có từ phủ định.

b. Câu phủ định => có từ phủ định “không”.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Thực hành tiếng Việt trang 101, các em cần nắm:

- Phân biệt được câu phủ định và câu khẳng định.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 101 Ngữ văn 8 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Bài học Thực hành tiếng Việt trang 101 sẽ giúp các em phân biệt được câu phủ định và câu khẳng định. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

  • Soạn bài đầy đủ Thực hành tiếng Việt trang 101
  • Soạn bài tóm tắt Thực hành tiếng Việt trang 101

Hỏi đáp bài Thực hành tiếng Việt trang 101 Ngữ văn 8 tập 2 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
OFF