OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Soạn bài Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận - Ngữ văn 8

Banner-Video

Hướng dẫn soạn bài Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận dưới đây gợi ý cho các em trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong sách giáo khoa cách dễ dàng hơn. Mong rằng những gợi ý sẽ giúp các em nắm vững kiến thức hơn về Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận Chúc các em có một bài soạn thật hay để chuẩn bị cho bài học trên lớp thật thuận lợi và tốt đẹp.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài học

  • Thấy được tự sự và miẽu tả thường là những yếu tố rất cần thiết trong một bài văn nghị luận. Chúng giúp cho việc trình bày luận cứ trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn, và do đó, có khả năng giúp người nghe (người đọc) nhận thức được nội dung nghị luận một cách rõ ràng, sáng tỏ hơn. 
  • Nắm được việc đưa các yếu tố tự sự và miêu tả dùng làm luận cứ phải phục vụ cho viộc làm rõ luận điểm, tăng sức thuyết phục và khồng phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.  
  • Yếu tố tự sự và miêu tả trong vãn nghị luận

2. Soạn bài Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

Câu 1: Chỉ ra các yếu tố tự sự và miêu tả trong đoạn văn nghị luận dưới đây và cho biết tác dụng của chúng. (SGK, t.2, tr. 116)

  • Yếu tố tự sự trong đoạn văn nghị luận là:

“Đêm trước rằm đầu tiên từ ngày bị giam giữ. Mười mấy ngày qua, trừ cái bực mình ban đầu khi bị bắt giữ vô cớ, cái khẳng định mình vẫn là khách tự do, chỉ là một xâu những sự vật lỉnh kỉnh, lích kích dáng lạ, đáng cười, dáng ghét của bộ mật nhà giam. Bổng đêm nay trăng sáng quá chừng”, “Nó là dấu hiệu của một tâm trạng dạt dào nên sinh băn khoản. Hơn nữa, bối rối, xao xuyến. Nó ăm ắp tình tứ, nó rạo rực, nó muốn yêu, muốn thưởng thức, muốn chan hoà, muốn giãi bày, bộc lộ. Phải đi ra với đêm, phải tắm mình trong nguyệt, phải vui, phải làm thơ.”

  • Các yếu tố tự sự giúp người đọc hình dung rõ hơn hoàn cảnh sáng tác của bài thơ và tâm trạng của nhà thơ. 
  • Yếu tố miêu tả trong đoạn văn: “Trời xứ Bắc hẳn trong, trăng hẳn tròn và sáng”, “Trong suốt, bao la, huyền ảo, vỗ về”. Các yếu tố miêu tả làm cho người đọc như trông thấy trước mắt khung cảnh của đêm trăng.

Câu 2. Nếu viết bài tập làm văn theo đề bài “Nêu ý kiến của em về vẻ đẹp của bài ca dao “Trong đầm gì dẹp bằng sen" thì em có cần vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài làm không? Vì sao? 

  • Khi viết bài văn nghị luận “Nêu ý kiến của em vẻ vẻ đẹp của bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen", người viết có thể sử dụng các yếu tố miêu tả để bài văn hay hơn, sinh động hơn (ví dụ, có thể sử dụng yếu tố miêu tả để gợi lại vẻ đẹp của hoa sen), cũng có thể sử dụng yếu tố tự sự để làm cho luận điểm được sáng rõ hơn (ví dụ, có thể kể một kỉ niệm về bài ca dao này). 

Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm

bài giảng Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận để nắm vững kiến thức hơn, chuẩn bị cho bài mới tốt hơn. 

3. Hỏi đáp về bài Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

OFF