OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận - Ngữ văn 8


Bài giảng Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận giúp các em củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận. Qua bài học này các em vận dụng những hiểu biết đó để tập đưa ra các yếu tố tự sự và miêu tả vào một đoạn, một bài văn nghị luận.
 

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Chuẩn bị ở nhà

Cho đề bài : “Trang phục và văn hoá”. Hày lập dàn bài chi tiết. Tập hợp những suy nghĩ, những hình ảnh và những câu chuyện mà em đă tích luỹ xung quanh vấn đề trang phục trong thực tế đời sống ở nhà trường và xã hội.

Lập dàn ý các luận điểm và luận cứ cần thiết. 

  • Mở bài:
    • Người xưa có câu: "Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân".
    • Trang phục là một người bạn đồng hành gắn bó với chúng ta. Chúng không chỉ để che chở sưởi ấm mà còn thể hiện nhu cầu thẩm mĩ của mỗi cá nhân.

    • Do đó việc lựa chọn trang phục sao cho phù hợp với hoàn cảnh, thời tiết, là quan trọng hơn hết.

  • Thân bài:
    •  Ý nghĩa việc lựa chọn trang phục.
      • Có thể nhận biết được nghề nghiệp, thị hiếu thẩm mĩ của mỗi người.
      • Góp phần thể hiện nhân cách con người.
      • Giúp ta tự tin và thành công hơn trong các cuộc giao tiếp.
    • Nhận định về trang phục đẹp.
      • Việc lựa chọn trang phục hết sức quan trọng.

      • Trang phục đẹp là trang phục không cầu kì, tuy đơn giản nhưng màu sắc hài hoà, phù hợp với đối tượng, khung cảnh và tuỳ trường hợp giao tiếp .

      • Trang phục thể hiện tính cách:

        • Trang phục đơn giản? Người giản dị, không cầu kì.

        • Trang phục hợp thời trang, có sự chăm chút? Người thích làm đẹp, quan tâm đến hình thức bên ngoài.

    • Quan điểm về đồng phục học sinh.
      • Tôn thêm nét đẹp tuổi học trò, đảm bảo tính nghiêm túc, tránh được kiểu ăn mặc kệch cỡm, lố lăng không phù hợp với lứa tuổi ở trường học.
      • Xoá bỏ sự ngăn cách và mặc cảm về giàu nghèo giữa các học sinh trong cùng trường, cùng lớp.
      • Học sinh xây dựng ý thức giữ gìn truyền thống, lòng tự hào về truyền thống nhà trường
    • Về đồng phục áo dài của nữ sinh.
      • Thể hiện nét duyên dáng của nữ sinh.
      • Không gì đẹp mắt cho bằng khi mỗi sáng từng nhóm nữ sinh tung tăng với chiếc áo dài thước tha đến trường.
      • Đem lại nét đẹp cho nữ sinh nhưng cũng tạo nên một số khó khăn trong các sinh hoạt tập thể.
    • Khẳng định về trang phục đẹp.
      • Trang phục đẹp không phải là trang phục đắt tiền, mà là phù hợp với lứa tuổi, tính cách của mỗi người.
      • Tránh ăn mặc hở hang, chưng diện không phù hợp.
      • Chọn trang phục hài hòa, lịch sự, thể hiện tính cách riêng của mỗi người.
      • Trang phục trẻ trung, dễ thương có thể giúp bạn chống stress, giải tỏa căng thẳng mỗi khi cảm thấy mệt mỏi.
  • Kết bài: Việc lựa chọn trang phục cho phù hợp lứa tuổi là điều mà mỗi học sinh chúng ta cần quan tâm đúng mức để làm nên cái đẹp cho cuộc sống.

1.2. Luyện tập trên lớp

a. Định hướng làm bài

  • Một số bạn đang đua đòi theo những lối ăn mặc không lành mạnh, không phù hợp với lứa tuổi học sinh, truyền thống văn hóa của dân tộc và hoàn cảnh của gia đình. Em viết một bài nghị luận để thuyết phục các bạn có thay đổi cách ăn mặc cho đúng đắn hơn.

b. Xác định luận điểm (SGK, t.2, tr. 125)

  • Có thể dựa vào bài viết những luận điểm sau: 
  • (1) Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa. 
  • (2) Việc chạy theo “mốt” ăn mặc ấy có nhiều tác hại (làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, gây tốn kém cho cha mẹ).
  • (3) Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành người “văn minh”, “sành điệu”. 
  • (4) (bỏ)
  • (5) Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, với lứa tuổi và hoàn cảnh sống.

c. Sắp xếp luận điểm

Cần sắp xếp các luận điểm đã chọn lựa (có thể bổ sung, nếu cần) theo một hệ thống như thế nào để bài viết có bố cục rành mạch, hợp lí, chật chẽ, thuyết phục được người đọc (người nghe)?

  • Có thể sắp xếp các luận điểm như sau:
    • Gần đây, cách ăn mặc của một số bạn có nhiều thay đổi, không còn giản dị, lành mạnh như trước nữa.
    • Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành người “văn minh”, “sành điệu”.
    • Việc ăn mặc phải phù hợp với thời đại nhưng cũng phải lành mạnh, phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, với lứa tuổi và hoàn cảnh sống.
    • Việc chạy theo “mốt” ăn mặc ấy có nhiểu tác hại như làm mất thời gian của các bạn, ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, gây tốn kém tiển của cho cha mẹ
    • Các bạn cần phải ăn mặc giản dị và lành mạnh như trước đây. 

d. Vận dụng yếu tổ tự sự và miêu tả

Em thấy có nên đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào trong quá trình lập luận của mình không? Vì sao? Nhận xét về việc đưa yếu tố tự sự và miêu tả vào trong hai đoạn văn nghị luận dưới đây: (SGK, t.2, tr. 125- 126)

  • Nên đưa tự sự và miêu tả vào quá trình lập luận.
  • Vì nhờ đó mà việc trình bày luận điểm trở nên rõ ràng, cụ thể và sinh động hơn.
    • Yếu tố miêu tả trong đoạn văn nghị luận (a) đã làm rõ hơn, sinh động hơn cho luận điểm: Cách ăn mặc “văn minh”, “sành điệu” của một số bạn. Tuy nhiên, đoạn này vẫn còn yếu tố miêu tả “Lại có bạn quên cả việc học tập, suốt ngày dán mặt vào màn hình máy vi tính để đắm đuối với các trò chơi điện tử" chưa được chọn lọc và không phù hợp với vấn đề nghị luận.
    • Yếu tố tự sự trong đoạn văn (b) đã làm rõ hơn cho luận điểm: Các bạn lầm tưởng rằng ăn mặc như vậy sẽ làm cho mình trở thành người “văn minh”, “sành điệu”.
ADMICRO
ADMICRO

2. Soạn bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận

Để củng cố chắc chắn hơn những hiểu biết về các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận, các em có thể tham khảo bài soạn Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận.

3. Hỏi đáp Bài Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
OFF