OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Củng cố, mở rộng Bài 1 - Ngữ văn 8 Tập 1 Kết Nối Tri Thức


Nhằm giúp các em hệ thống hóa lại kiến thức đã học ở Bài 1: Câu chuyện của lịch sử, HỌC 247 đã biên soạn và tổng hợp nội dung bài giảng Củng cố, mở rộng Bài 1 thuộc sách Kết Nối Tri Thức dưới đây. Nội dung bài giảng sẽ giúp các em ôn tập kiến thức về đặc trưng của thể loại truyện lịch sử, cách viết bài văn kể lại một chuyến đi và cách trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách cụ thể. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn lại đặc điểm của thể loại truyện lịch sử

1.1.1. Khái niệm

Truyện lịch sử là tác phẩm truyện tái hiện những sự kiện, nhân vật ở một thời kì, một giai đoạn lịch sử cụ thể. Tình hình chính trị của quốc gia, dân tộc; khung cảnh sinh hoạt của con người;... là các yếu tố cơ bản tạo nên bối cảnh lịch sử của câu chuyện. Nhờ khả năng tưởng tượng, hư cấu và cách miêu tả của nhà văn, bối cảnh của một thời đại trong quá khứ trở nên sống động như đang diễn ra.

1.1.2. Đặc điểm thể loại truyện lịch sử

- Cốt truyện của truyện lịch sử thường được xây dựng trên cơ sở các sự kiện đã xảy ra; nhà văn tái tạo, hư cấu, sắp xếp theo ý đồ nghệ thuật của mình nhằm thể hiện một chủ đề, tư tưởng nào đó.

- Thế giới nhân vật trong truyện lịch sử cũng phong phú như trong cuộc đời thực. Việc chọn kiểu nhân vật nào để miêu tả trong truyện là dụng ý nghệ thuật riêng của nhà văn.

- Truyện lịch sử tập trung khắc hoạ những nhân vật nổi tiếng như vua chúa, anh hùng, danh nhân,... -  những con người có vai trò quan trọng đối với đời sống của cộng đồng, dân tộc.

- Mối quan hệ phức tạp giữa nhân vật với nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội cũng được nhà văn quan tâm thể hiện.

=> Dù viết bằng văn xuôi hay văn vẫn, truyện ngắn hay tiểu thuyết, ngôn ngữ trong truyện lịch sử, nhất là ngôn ngữ nhân vật, phải phù hợp với thời đại được miêu tả, thể hiện vị thế xã hội, tính cách riêng của từng đối tượng.

1.1.3. Chủ đề của tác phẩm văn học

Chủ đề của tác phẩm văn học là vấn đề trung tâm, ý nghĩa cốt lõi hay thông điệp chính của tác phẩm. Thông thường, chủ đề không được thể hiện trực tiếp mà người đọc phải tự rút ra từ nội dung của tác phẩm.

Xem chi tiết truyện lịch sử:

Lá cờ thêu sáu chữ vàng - Nguyễn Huy Tưởng

Quang Trung đại phá quân Thanh

Ta đi tới - Tố Hữu

1.2. Ôn lại cách viết bài văn kể lại một chuyến tham quan một di tích lịch sử, văn hóa

- Giới thiệu được lí do, mục đích của chuyến tham quan một di tích lịch sử, văn hoá.

- Kể được diễn biến chuyến tham quan (trên đường đi, trình tự những điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi,...).

- Nêu được ấn tượng về những đặc điểm nổi bật của di tích (phong cảnh, con người, công trình kiến trúc,...).

- Thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ về chuyến đi.

- Sử dụng được yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài viết.

1.3. Ôn tập cách trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn truyện lịch sử

- Nêu được những thông tin chính xác, cô đọng về một cuốn truyện lịch sử.

- Nói rõ lí do chọn giới thiệu cuốn sách.

- Trình bày được cảm nhận, đánh giá của người nói về giá trị cuốn sách với những dẫn giải thuyết phục.

- Nêu được những tình cảm, thái độ và lịch sử hào hùng của dân tộc.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Tìm đọc thêm một truyện lịch sử và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Xác định bối cảnh xảy ra các sự kiện được tái hiện trong tác phẩm.

b. Nêu chủ đề của truyện.

c. Chọn một nhân vật em yêu thích và nêu một vài đặc điểm tiêu biểu của nhân vật đó (ngoại hình, lời nói, hành động, suy nghĩ,....)

 

Lời giải chi tiết:

Đọc truyện Ngô Quyền đánh quân Nam Hán:

a. Bối cảnh:  Quân Nam Hán xâm lược nước ta.

b. Chủ đề: Ngô Quyền đánh quân Nam Hán

c. Đặc điểm tiêu biểu của nhân vật:

Ngô Quyền sinh ngày 12-3-898, ở tại Đường Lâm  (Ba Vì - Hà Tây), cha là Ngô Mân một Hào trưởng có tài đức. Ngô Quyền thông minh, văn võ song toàn, được Dương Đình Nghệ gả con gái là Dương Thị Ngọc và cho cai quản đất Ái Châu (Thanh Hóa). Nhà Hán có con là Vạn Vương Hoằng Tháo, đưa quân  sang xâm lược nước ta. Ngô Quyền đã nhanh chóng tập hợp lực lượng, đem quân giết tên phản bội là Kiêu Công Tiễn và đón đánh quân Nam Hán. Để đánh thắng quân Nam Hán, lợi dụng  thủy triều lên xuống ông cho bố trí một trận địa cọc nhọn bịt  sắt, cắm xuống lòng sông  Bạch Đằng. Khi chiến thuyền của giặc hùng hổ tiến vào sông Bạch Đằng, quân ta nhử cho giặc vượt qua trận địa cọc, đợi cho nước  thủy triều xuống, đánh trước mặt và hai bên bờ sông làm cho thuyền giặc tháo chạy va vào cọc nhọn bịt sắt  bị đắm chìm gần hết. Thái tử Hoằng Tháo chết tại trận, quân ta đã tiêu diệt toàn bộ quân Nam Hán. Sau chiến thắng  vang dội  trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội), mở ra một kỷ nguyên mới dựng nền độc lập tự chủ, tức là đặt nền móng cho một quốc gia độc lập, Ngô Quyền làm vua  từ năm 939 đến 944 thì mất.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Củng cố, mở rộng Bài 1, các em cần:

- Nhận biết được một số yếu tố của truyện lịch sử như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ.

- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.

- Nhận biết được biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương; hiểu được phạm vi, tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương trong giao tiếp và trong sáng tác văn học.

- Viết được bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội đã để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc, có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố này trong văn bản.

- Biết trình bày bài giới thiệu ngắn về một cuốn sách.

- Tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của cha ông, có tinh thần trách nhiệm đối với đất nước.

Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 1 Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Bài học Củng cố, mở rộng Bài 1: Câu chuyện của lịch sử, sẽ giúp các em ôn tập kiến thức đã học về thể loại truyện lịch sử, cách viết một bài văn kể lại một chuyến đi và giới thiệu về một cuốn sách lịch sử mà em đã đọc. Để nắm được nội dung của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Củng cố, mở rộng Bài 1 Ngữ văn 8 tập 1 Kết Nối Tri Thức

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
OFF