OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

Cô bé bán diêm của An-đéc-xen - Ngữ văn 8


Để thấy được tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm, cảm thông và thương xót biết bao với những điều ấy cũng như nghệ thuật của câu chuyện. Học 247 mời các em tham khảo bài giảng Cô bé bán diêm - An-đéc-xen. Chúc các em có thêm một bài học hay và ý nghĩa.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả

  • An-đéc-xen (1805-1875), sinh ra trong một gia đình nghèo, từ nhỏ đã tự lập kiếm sống, lưu lạc nhiều nơi.
  • Truyện của ông nhẹ nhàng, toát lên lòng yêu thương con người, đượm màu sắc hư ảo và thơ mộng, thể hiện niềm tin vào sự thắng lợi cuối cùng của cái tốt đẹp trên thế gian. 
  • Ông là nhà văn vĩ đại của ĐM thế kỷ XIX, là danh nhân văn hoá thế giới. 
  • Bạn đọc khắp năm châu quen thuộc với nhiều truyện của ông như “Cô bé bán diêm”, “Bầy chim thiên nga”, “Nàng tiên cá”, “Bộ quần áo mới của hoàng đế”, “Nàng công chúa và hạt  đậu”...

b. Tác phẩm

  • Đoạn trích: Cô bé bán Diêm trích trong “Cô bé bán diêm” – một trong những truyện ngắn hay nổi tiếng, giàu chất nhân văn.
  • Nội dung: Bằng nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các tình tiết diễn biến hợp lí, tác phẩm “Cô bé bán diêm” của An- đéc-xen truyền cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh.

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Em bé trong đêm giao thừa

* Gia cảnh.

  • Bà nội và mẹ đã qua đời.
  • Sống với bố khó tính - hay chửi mắng.
  • Nhà nghèo, nơi ở tối tăm.
  • Phải đi bán diêm để kiếm sống.

⇒ Em bé thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. Em phải chịu cảnh sống thiệt thòi hơn so với các bạn cùng trang lứa.

* Bối cảnh của truyện.

  • Thời gian: Đêm giao thừa.
  • Không gian: Rét buốt dữ dội, tuyết rơi đầy trời. Em bé một mình cô đơn, đói rét, lang thang trên đường để mong bán được một bao diêm hay có ai bố thí cho một chút
  • Mọi người xung quanh thờ ơ với em

→ Em hoàn toàn ko nơi nương tựa.

* Nghệ thuật tương phản.

  • Em bé đi bán diêm vào đêm giao thừa >< mọi người chuẩn bị đón Tết
  • Trời gió rét, vắng vẻ >< cô bé đầu trần, chân đất.
  • Ngoài trời lạnh buốt, tối tăm >< cửa sổ mọi nhà rực ánh đèn.
  • Em bé bụng đói, cật rét cả ngày chưa ăn uống gì >< cảnh đón giao thừa ấm áp, tưng bừng “sực nức mùi ngỗng quay”.
  • Sự hờ hững của khách qua đường >< em bé cố kiếm người mua.

→ Gợi tình cảnh đáng thương của em bé, gợi cho người đọc sự cảm thông với nỗi đau khổ mà những con người bất hạnh phải chịu, nhắc nhở sự quan tâm, giúp đỡ của mọi người. ⇒ Nêu bật nỗi cực khổ của cô bé bán diêm, gợi niềm thương cảm cho người đọc

b. Những mộng tưởng của cô bé bán diêm. (Thực tế và mộng tưởng của cô bé)

  • Em bé quẹt diêm 5 lần và mộng tưởng đẹp đẽ cứ hiện ra.
  • Mộng tưởng (quẹt diêm) → Thực tại (diêm tắt)
    • Lò sưởi ấm áp → bần thần trở về nỗi lo bán diêm
    • Bàn ăn thịnh soạn, ngỗng quay → Cô đơn, lạnh lẽo
    • Cây thông Nôen lộng lẫy → Tất cả bay lên trời, nghĩ đến bà
    • Bà nội hiện về, mỉm cười hiền hậu → Bà biến mất
    • Hai bà cháu bay lên 
  • Các mộng tưởng của em bé diễn ra lần lượt theo thứ tự hợp lí (phù hợp với tâm lí tuổi thơ và hoàn cảnh thực tế của em)
    • Lần 1: Vì trời rét
    • Lần 2: Vì bụng đói
    • Lần 3: Đó là đêm giao thừa
    • Lần 4: Trong giờ phút hạnh phúc đó bà đã hiện về đem đến cho em t/y thương như thuở nào.
    • Lần 5: Em muốn níu bà lại, muốn đi với bà... => Những mộng tưởng ko cao xa, nó vô cùng giản dị, là nhu cầu cần thiết, tối thiếu của mỗi con người bình thường.
  • Các mộng tưởng lò sưởi, bàn ăn, cây thông Nôen gắn liền với thực tế (em bé đang rất cần) Còn hình ảnh con ngỗng quay bay ra khỏi đĩa và hình ảnh hai bà cháu nắm tay nhau bay lên trời thì thuần tuý là mộng tưởng. ⇒ Làm nổi bật khát khao cháy bỏng và tình cảnh đang thương của cô bé bán diêm.

c. Một cảnh thương tâm

  • Em bé bán diêm đã chết.
  • Nguyên nhân: vì đói, rét.
  • Cái chết của em được miêu tả nhẹ nhàng, thanh thản. Đó là cái chết của 1 người toại nguyện “đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười” (bởi em đã được về với bà ở thế giới khác chẳng còn đói rét, buồn đau)

→ Em thật tội nghiệp. Người đời đối xử với em quá lạnh lùng, chỉ có mẹ, bà em là thương em, nhưng đều đã mất. Người cha đối xử với em thiếu tình thương, khách qua đường chẳng đoái hoài nên em chẳng bán được diêm, những người nhìn thấy thi thể em vào ngày mồng 1 tết cũng lạnh lùng như thế.

→ Cái chết của em bé:

  • Nói lên số phận bất hạnh của những con người đau khổ.
  • Tố cáo sự thờ ơ của xã hội, cảnh tỉnh thói vô tâm, ích kỉ của con người.

→ Thái độ của tác giả:

  • Vô cùng cảm thông, thương xót. Ông thấu hiểu sâu sắc tình cảnh của em rồi cùng em đi vào những mộng tưởng đẹp đẽ. Và chính ông đã tiễn đưa em với những giọt nước mắt và nụ cười an ủi cùng bà.
  • Tác giả muốn gửi gắm chúng ta: Con người phải biết yêu thương đùm bọc nhau.  
  • Tổng kết

    • Nội dung

      • Tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm nghèo khổ.
      • Niềm xót thương, đồng cảm của tác giả với những con người bất hạnh. 
    • Nghệ thuật

      • Trí tưởng tượng bay bổng
      • Đan xen yếu tố thật và mộng tưởng
      • Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm
      • Kết cấu tương phản, đối lập
ADMICRO

Bài tập minh họa

Đề: Cảm nghĩ của em về nhân vật cô bé bán diêm trong truyện ngắn Cô bé bán diêm của An-đec-xen.

Gợi ý làm bài

Các em có thể tham khảo dàn ý dưới đây:

  • Mở bài:
    • Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu cám nghĩ sâu sắc nhất về nhân vật cô bé bán diêm (ví dụ: rất thương xót).
  • Thân bài: 
    • Trình bày vì sao mình có cảm nghĩ đó.
      • Ví dụ: thương xót cô bé vì:  
        • Cô sống trong hoàn cảnh đáng thương.
        • Nhất là tình cảnh của cô bé trong đêm Nô-en.
        • Và cái chết vô cùng thương tâm của cô bé
  • Kết bài:
    • Nhấn mạnh thêm cảm tưởng của mình, cũng có thể từ đó lên ăn thái độ thờ ơ của người đời hoặc nghĩ đến bao thân phận các em nhỏ như thân phận cô bé bán diêm này…

 

ADMICRO

3. Soạn bài Cô bé bán diêm

Cô bé bán diêm là một câu chuyện cảm động kể về một cô bé bán diêm vào đêm giao thừa giá lạnh vì không bán được que diêm nào nên cô bé không dám trở về nhà. Từ sự đói rét ấy, cô bé đã tự tạo cho mình những điều ước quý giá từ những que diêm còn chưa bán được. Để nắm được nội dung bài học, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Cô bé bán diêm.

4. Hỏi đáp Bài Cô bé bán diêm của An-đéc-xen

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

5. Một số bài văn mẫu Cô bé bán diêm

Truyện cổ An-đéc-xen đã từng đi qua tuổi thơ của biết bao con người. Nó gợi lên cho người đọc trí tưởng tượng phong phú, đồng thời cũng gửi gắm trong đó nhiều thông điệp của tác giả. Không ai có thể quên những ánh lửa diêm nhỏ nhoi bùng lên giữa đêm giao thừa giá rét gắn với một thế giới mộng tưởng thật đẹp của cô bé nghèo khố trong Cô bé bán diêm cùng một kết thúc buồn nhưng nhẹ nhàng, giàu tình người. Để có cảm nhận sâu sắc hơn về văn bản này, các em có thể tham khảo một số abif văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
OFF