OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) - Ngữ văn 8


Qua bài học giúp các em thấy được sự khác nhau về từ ngữ xưng hô của tiếng địa phương và ngôn ngữ toàn dân. Bên cạnh đó, giúp các em hiểu được tác dụng của việc sử dụng từ ngữ xưng hô ở địa phương, từ ngữ xưng hô toàn dân trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Từ xưng hô ở địa phương

a. Từ xưng hô

  • Xưng: người nói tự gọi mình
  • Hô: người nói gọi người đối thoại, tức người nghe

b. Bảng so sánh các đại từ

Phương ngữ Bắc

Phương ngữ Trung

Phương ngữ Nam

này

ni, nì, này

nầy

thế này

ri này

vầy, như vầy

ấy

nớ, tê, đó

đó

thế, thế ấy

rứa, rứa tề, rứa đó

vậy, vậy đó

kia

đó

kìa

tề

đó

đâu

đâu

nào

mồ

nào

sao, thế nào

răng

sao

tôi

tôi, tui

tui

tao

tau

tao

chúng tôi

bọn tui

tụi tui

chúng tao

choa, bọn choa, bọn tau

tụi tao

mày

mi

mầy

chúng mày

bây, bọn bây

tụi mầy

hắn

chúng nó

bọn hắn

tụi nó

ông ấy

ông nớ

ổng

bà ấy

bà nớ

bả

cô ấy

dì nớ

cổ

chị ấy

chị nớ

chỉ

anh ấy

anh nớ

ảnh


c. Các cách xưng hô

Từ toàn dân

Từ địa phương

Miền Bắc

Miền Trung

Miền Nam

Cha

Cha, bố, thầy, cậu

Cha, ba, chú

Cha, tía

Mẹ

Mẹ, me, má, u, bu, đẻ, cái, mợ

Mẹ, mạ

Mẹ, má

Anh

Anh đầu là anh cả

Anh, eng

Anh đầu gọi là anh hai

Chị

Chị

Chị, ả

Chị

Em

em

Em, út

Em

O

Bác

Bác

O

O

Chú

Chú

Dượng (trượng)

Dượng (trượng)

Mợ

Mợ

Mự

Mợ

d. Hoàn cảnh sử dụng

  • Trong TV có một số lượng khá lớn các danh từ chỉ họ hàng thân thuộc và chỉ nghề nghiệp, chức vụ được dùng làm từ ngữ xưng hô

    • Danh từ chỉ quan hệ xã hội: bạn, đồng chí, đồng hương,…
    • Danh từ chỉ chức vụ nghề nghiệp: Bộ trường, giám đốc, sếp, thầy cô, bác sĩ…
  • Ví dụ: 
    • Chỉ quan hệ xã hội: Đồng chí dạo này khỏe không? Có uống thuốc đều không?
    • Chức vụ nghề nghiệp: Chào Bác sĩ ạ, hôm nay Giám đốc có tới gặp Bác sĩ. Có lẽ là ngày mai sẽ tiến hành chuyển viện ạ!
ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Tìm những câu ca dao dân ca, tục ngữ có chứa cặp từ xưng hô mang đặc trưng địa phương.

Ví dụ minh họa

Cặp đại từ xưng hô địa phương

  • Thiếp – chàng: 

"Ai làm bầu bí đứt dây,

Thiếp ở bên này, chàng ở bên kia".

  • Thiếp – anh: 

"Anh giơ roi đánh thiếp sao đành
Nhớ khi đói khổ rách lành có nhau".

  • Anh – em: 

"Cam sành lột vỏ còn the
Thấy em còn nhỏ, anh ve để dành".

  • Anh – nàng:

"Anh muốn vãng lai, sợ nàng mang tai tiếng
Giả khách qua đường, sớm viếng tối thăm".

  • Ta – bạn:

"Bạn về ta chẳng dám cầm
Dang tay đưa bạn, ruột bầm như dưa".

  • Tui – nàng:

"Đường đi nho nhỏ

Lại đây tui biểu chút xíu, bớ nàng

Tui biểu lời hơn sự thiệt
Chớ không phải biểu nàng từ biệt ngỡi nhơn
Ngỡi nhơn là ngỡi nhơn đồng,
Tui không biểu bậu bỏ chồng bậu đâu".

  • Tui – bạn:

"Thằn lằn chắc lưỡi mái rui,
Từ tui xa bạn, lòng chẳng vui chút nào".

  • Tui -anh:

"Nhợ xa cần, nhợ lại nằm khoanh
Chim kêu rủ rỉ, nhớ anh tui khóc muồi".

  • Đó – đây:

"Đó có đôi, ngồi ăn một ngựa,
Đây một mình, biết dựa vào ai?"

  • Bậu – anh

“Bậu có chồng chưa, bậu thưa cho thiệt,
Kẻo anh lầm tội nghiệp cho anh”

“Trách lòng bậu cứ đẩy đưa,
Gạt anh dãi nắng, dầm mưa nhọc nhằn”

“Bướm xa hoa, bướm dật, bướm dờ,
Anh đây xa bậu, đêm chờ ngày trông”

Động từ địa phương

"Vọt vô thành nội mở cửa tam quan
Chơi mai cùng liễu, dộng chuông vàng em có hay không".

"Tay bưng đĩa muối mà lầm
Vừa đi vừa húp té ầm xuống mương".

"Một mâm năm bảy thứ ngon
Dượng ghẻ ních hết để con nhịn thèm".

"Ngó lên Hòn Kẽm, Dá Dừng
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi..."

Tính từ địa phương

"Anh đi cây cải mới gieo
Anh về cây cải cù queo trong vò"

"Thương nhau giọt lệ chảy dài
Thương chùng nhớ lén một, hai ngày cứ thương
Xưa rày dặn dịu vườn lê
Không ghé thăm bạn bạn đề ta thôi"

"Trai don don gặp gái don don
Cũng như đôi đũa vót tròn, lau trơn"

"Ăn thì lựa miếng cho ngon
Chơi thì lựa chỗ cho giòn mà chơi".

"Duyên em bán thiệt ba trăm
Anh mua chi nổi mà hỏi thăm cho nhộn nhàng."

ADMICRO

3. Soạn bài Chương trình địa phương (phần tiếng Việt)

Để thấy được sự khác nhau về từ ngữ xưng hô của tiếng địa phương và ngôn ngữ toàn dân, các em có thể tham khảo thêm

bài soạn Chương trình địa phương (phần tiếng Việt).

4. Hỏi đáp Bài Chương trình địa phương (phần tiếng Việt)

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
OFF