OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Cái chúc thư - Vũ Đình Long - Ngữ văn 8 Tập 1 Chân Trời Sáng Tạo


Tiếp nối chủ điểm Bài 5: Những tình huống khôi hài (Hài kịch), HỌC247 xin giới thiệu đến các em nội dung bài giảng Cái chúc thư - Vũ Đình Long thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây. Nội dung bài giảng nhằm giúp các em hình thành kiến thức và kĩ năng phân tích một tác phẩm hài kịch cụ thể, đồng thời phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. Mời các em cùng tham khảo

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

1.1.1. Tác giả

a. Cuộc đời:

- Vũ Đình Long (19/12/1896 – 14/8/1960).

- Quê tại thôn Mục Xá, xã Cao Dương, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông (cũ), nay thuộc thành phố Hà Nội.

Nhà viết kịch Vũ Đình Long (19/12/1896 – 14/8/1960)

Nhà viết kịch Vũ Đình Long (19/12/1896 – 14/8/1960)

b. Sự nghiệp sáng tác:

- Ông là nhà viết kịch Việt Nam. Ông còn là chủ nhà in, nhà xuất bản Tân Dân và nhiều tờ báo như Tiểu thuyết thứ bảy, Phổ thông bán nguyệt san, Ích hữu...

- Vũ Đình Long bắt đầu sáng tác kịch ngay từ khi còn trẻ. Vở kịch nổi tiếng Chén thuốc độc - 3 hồi, đăng trên tạp chí Hữu Thanh số 4,5 vào tháng 9 năm 1921, được coi là tác phẩm đầu tiên của văn học kịch Việt Nam.

1.1.2. Tác phẩm

a. Thể loại:

Tác phẩm Cái chúc thư thuộc thể loại hài kịch.

b. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:

Do Vũ Đình Long phóng tác từ vở hài kịch Lê-ga-tê Uy-ni-xéc-xen của Ra-nha.

c. Bố cục văn bản:

- Phần 1: Từ đầu đến “làm việc ám muội này” – Chuẩn bị màn kịch trước khi viên công chứng tới.

- Phần 2: Còn lại – Vở kịch khi công viên chứng tới.

d. Tóm tắt tác phẩm:

Văn bản Cái chúc thư nói về cụ Di Lung lâm bệnh nặng, có nguy cơ không qua khỏi. Gia tài của cụ chưa biết sẽ để cho ai, Hy Lạc, Khiết và Lý bàn mời công chứng đến nhà lập chúc thư giả. Khiết cải trang làm ông Di Lung lừa bịp công chứng viên.

1.2. Đọc hiểu văn bản

1.2.1. Nhân vật Hy Lạc

a. Hành động kịch qua lời độc thoại:

- Tức tối và chửi thầm Khiết vì tự ý để tiền cho mình

- Muốn biết Khiết có ý gì

 

b. Hành động kịch qua lời đối thoại:

- Cảm ơn và trấn an Khiết vì đóng giả bác...

- Làm việc này vì tình yêu

- Muốn ở bên cạnh Khiết để xem xét

- Giả vờ buồn khi Khiết bảo sẽ để lại cho gia tài

- Tức tối khi Khiết muốn để tiền cho mình

 

c. Hành động kịch qua cử chỉ, hành vi:

+ Chửi thầm

+ Tức giận

+ Bất ngờ

+ Vui mừng

=> Nhận xét: Hy Lạc là người tham tiền tài, hám của, dám làm mọi chuyện để trục lời cho mình. Tuy nhiên lại không biết tính toán nên khi Khiết trục lợi cho mình nên chỉ biết chấp nhận.

1.2.2. Nhân vật Khiết

a. Hành động kịch qua lời đối thoại:

- Sợ bị phát hiện khi đóng giả nhưng vẫn liều

- Cho đóng cửa và bảo Hy Lạc ngồi cạnh vì sợ bị phát hiện

- Cho Hy Lạc và Lý ở cạnh

- Đóng giả và muốn chết tiết kiệm

- Tự ý để tiền cho mình

 

b. Hành động kịch qua cử chỉ, hành vi:

- Vui mừng

=> Nhận xét: Khiết là một người tham vật chất nhưng vẫn sợ bị phát hiện, biết cách hưởng lợi cho mình.

1.2.3. Nhân vật Lý

a. Hành động kịch qua lời độc thoại:

- Sợ Khiết quên mình

- Mừng khi việc làm giả hoàn thành

 

b. Hành động kịch qua lời đối thoại:

- Giúp khiết đóng giả bác

- Muốn ở bên cạnh Khiết để xem xét

- Giả vờ cảm ơn khi Khiết bảo sẽ để lại cho gia tài

- Vui mừng khi được để cho hai trăm ngàn đồng

 

c. Hành động kịch qua cử chỉ, hành vi:

- Bất ngờ

- Vui mừng

=> Nhận xét: Khiết là người ngồi không hưởng lợi, vui mừng khi được lợi mà không mất gì.

1.3. Tổng kết

1.3.1. Về nội dung

Tác giả muốn phê phán mãnh liệt bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội ngày ấy. Vì tiền mà bất chấp tất cả bất chấp tình thương, tình cảm anh em chỉ để trục lợi cho mình. Điều này được thể hiện qua các tình huống kịch.

1.3.2. Về nghệ thuật

- Xây dựng những chi tiết mâu thuẫn trào phúng ấn tượng trong đoạn trích.

- Nghệ thuật xây dựng và phát triển các tình huống.

- Ngòi bút miêu tả sắc sảo: Những nét riêng của từng nhân vật trong đoạn trích.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Phân tích thủ pháp trào phúng mà em cho là đặc sắc trong văn bản Cái chúc thư của tác giả Vũ Đình Long.

 

Lời giải chi tiết:

Thủ pháp trào phúng được tác giả thể hiện qua rất nhiều chi tiết, từ hành động đến lời nói của các nhân vật.

- Khiết rất sợ, nhưng khi thấy tiền liền nổi lòng tham, đồng ý vào vai nhân vật và biết cách lợi dụng sơ hở để trục lợi cho bản thân.

- Hy Lạc rất vui vì Khiết đã nhận lời diễn kịch, nhưng khi thấy lợi không về mình thì liền tức tối và thậm chí chửi rủa Khiết.

- Lý là một kẻ ba phải, bất ngờ vì hành vi lật lọng của Khiết nhưng vì mình cũng được chia lợi liền vui mừng.

- Những lời nói của nhân vật thể hiện rõ tính cách của các nhân vật, lại càng làm tăng thêm bộ mặt giả nhân giả nghĩa. Các hành động giả vờ cũng được thể hiện một cách rất mỉa mai, làm nổi bật được sự tương phản sâu sắc.

ADMICRO

Lời kết

Học xong bài Cái chúc thư - Vũ Đình Long, các em cần:

- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: xung đột, hành động, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng.

- Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật.

- Hiểu mỗi người đọc có thể có cách tiếp nhận riêng đối với một văn bản văn học; biết tôn trọng và học hỏi cách tiếp nhận của người khác.

Soạn bài Cái chúc thư - Vũ Đình Long - Ngữ văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Tác phẩm Cái chúc thư nhằm phê phán mãnh liệt bản chất giả dối và sự lố lăng, đồi bại của xã hội ngày ấy. Vì tiền mà bất chấp tất cả bất chấp tình thương, tình cảm anh em chỉ để trục lợi cho mình. Để nắm được nội dung và ý nghĩa của bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn:

Hỏi đáp bài Cái chúc thư - Vũ Đình Long - Ngữ văn 8 tập 1 Chân Trời Sáng Tạo

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Cái chúc thư - Vũ Đình Long

Qua tác phẩm Cái chúc thư - Vũ Đình Long, người đọc có thể thấy được những mặt trái tồn tại trong tâm lí con người. Các nhân vật Hy Lạc, Khiết, Lý lòa đại diện cho những kẻ cấu ham tiền tài, thích trục lợi cho mình. Vì lợi ích của bản thân mà không từ thủ đoạn, đối phó với chính người thân của mình. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 8 HỌC247

NONE
OFF