OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thương nhớ bầy ong - Ngữ văn 6 Tập 1 Chân trời sáng tạo


Bài học Thương nhớ bầy ong đã kể về câu chuyện ong trại, qua đó thể hiện tâm trạng buồn da diết cùng những chiêm nghiệm đầy ý nghĩa của tác giả trước sự việc đó. Học247 mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo nhé!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Chuẩn bị đọc

a. Đôi nét về tác giả, tác phẩm:

* Tác giả:

- Huy Cận (1919 - 2005), tên đầy đủ là Cù Huy Cận.

- Quê hương: làng Ân Phú, huyện Hương Sơn (nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang), tỉnh Hà Tĩnh.

- Ông tham gia hoạt động cách mạng và từng giữ nhiều chức vụ cao trong Chính phủ Việt Nam như: Bộ trưởng Bộ canh nông đầu tiên, Thứ trưởng sau đó là Bộ trưởng Bộ Văn hóa nghệ thuật, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục…

- Ông là một trong những nhà thơ xuất sắc thuộc phong trào Thơ mới.

- Một số tác phẩm:

  • Trước cách mạng tháng 8: Lửa thiêng (thơ, 1940), Kinh cầu tự (văn xuôi triết lý, 1942), Vũ trụ ca (thơ, 1940 -1942).
  • Sau cách mạng tháng 8: Trời mỗi ngày lại sáng (thơ, 1958), Đất nở hoa (thơ, 1960), Chiến trường gần đến chiến trường xa (thơ, 1973), Suy nghĩ về nghệ thuật (tiểu luận phê bình, 1980 - 1982)...

* Tác phẩm:

- Hồi kí Song đôi là cuốn hồi kí về cuộc đời của hai nhà thơ Huy Cận và Xuân Diệu.

- Phần văn bản trong SGK được Huy Cận đặt tên là Tổ ong "trại", trích từ tập 1, kể về việc bầy ong của gia đình nhân vật tôi bỏ tổ bay đi mà không có cách nào níu giữ lại chúng được. Trước cảnh ấy, nhân vật tôi thấy trong lòng mình chất chứa một nỗi buồn thương da diết và khó tả.

- Nhan đề "Thương nhớ bầy ong" do người biên soạn đặt.

b. Tìm hiểu từ khó:

- Đõ: Đồ dùng để nuôi ong hoặc bắt ong, thường làm bằng một đoạn thân cây rỗng, bịt kín hai đầu, ở giữa có khoét lỗ để ong ra vào làm tổ.

- Vượng: Ở trạng thái phát triển theo hướng đi lên.

- Xa côi: Xa vắng và lẻ loi.

- Ong chúa: Là con ong cái duy nhất có khả năng sinh sản trong một đàn ong.

- Cày ải: Cày lúc ruộng đã khô để phơi đất qua mưa nắng cho tơi xốp.

- Cốt tủy: Phần cốt yếu ở bên trong.

- Linh hồn: Phần tinh thần sâu kín thiêng liêng mang lại sức sống cho con người, sự vật.

- Ám ảnh: Điều gì đó luôn hiện ra trong tâm trí làm băn khoăn, lo lắng mãi không yên.

c. Đại ý:

Những cảm xúc ngày thơ bé về bầy ong đã ảnh hưởng, ám ảnh đến tác giả về sau.

d. Bố cục: Có thể chia văn bản thành 2 phần như sau:

- Phần 1: Từ đầu đến "bầy ong trại" -> Bầy ong trong kí ức tuổi thơ của nhân vật tôi và nỗi buồn của nhân vật tôi trong hiện tại.

- Phần 2: Còn lại -> Bài học rút ra.

1.2. Trải nghiệm cùng văn bản

a. Bầy ong trong kí ức tuổi thơ của nhân vật tôi và nỗi buồn của nhân vật tôi trong hiện tại:

* Bầy ong trong kí ức tuổi thơ của nhân vật tôi:

- Những đõ ong:

+ Ngày xưa, ông nuôi nhiều ong, đằng sau nhà có hai dãy đõ ong mật.

+ Ngày xưa, hai đõ ong "sây".

+ Chiều lỡ buổi (khoảng 4h chiều) thì ong bay ra họp đàn trước đõ.

-> Nhiều, sung túc, sai trĩu.

- Nhân vật tôi:

+ Hay ra xem ong họp đàn.

+ Nhiều khi bị ong đốt nhưng mê xem không thôi.

-> Vui vẻ, hứng khởi, mê mải.

* Bầy ong và nỗi buồn của nhân vật tôi trong hiện tại:

- Những đõ ong:

+ Sau ngày ông chết, cha và chú còn nuôi một ít đõ, nhưng không vượng như xưa.

+ Mấy lần ong "trại": một phần đàn ong rời xa, bỏ tổ nhà, mang theo một ong chúa.

+ Thường thì chú biết được và hô lên cho cả xóm ném đất vụn lên để cả bầy ong mệt lử lại đậu vào cây nào đó hoặc về trõ. Ong đậu trên cây thì chú hay người khác trèo lên bắt mang về đõ cũ hoặc đõ mới.

+ Nhưng cũng có hôm lỡ vì chú phải ra đồng cày tra.

+ Có lần ong vù vù lên cao, bay mmauu và mất hút trong chốc lát.

-> Ít, bay đi, rời đi.

- Nhân vật tôi:

+ Buồn lắm, cái buồn xa côi vắng tanh của chiều quê, của không gian.

+ Những lúc cả nhà đi vắng thì còn buồn đễn nỗi khóc một mình, nghe long bị ép lại, như trời hạ xuống -> so sánh.

+ Một lần ở nhà một mình, thấy ong trại mà không thể làm gì được. Chỉ nhìn theo, buồn không nói được.

+ Cái buồn của đứa trẻ rộng lớn đến bao nhiêu, các thi sĩ, văn nhân đã ai nói đến chưa? -> câu hỏi tu từ.

+ Nhìn trại ong đi, tưởng như một mảnh hồn tôi đã san đi nơi khác. Nơi xa xôi nào đó đã nhận một phần cốt tủy của linh hồn nhà tôi với bầy ong trại? -> câu hỏi tu từ.

=> Buồn bã, nỗi buồn không thôi, buồn đến phát khóc.

b. Bài học rút ra:

- Đưa ra nhận định thi sĩ phương Tây: Những vật vô tri vô giác đều có một linh hồn, nó vương vấn với hồn ta và khiến ta yêu mến.

- Liên hệ với bản thân: Bao nhiêu vật nhỏ nhẻ, vụn vặt đã gom góp cho tôi những cảm giác đầu tiên, những cái nhìn ngó đầu tiên vào ý nghĩa cuộc đời và vũ trụ.

- Liên hệ với thơ ca của mình: Ý thơ cuộc đời, ý thơ vũ trụ, cái xa xôi vắng vẻ sau này ám ảnh tôi, ngày thơ bé tôi đã nghe rồi. Linh hồn của đất đá, có phải là một điều bịa đặt của các thi nhân đâu.

1.3. Tổng kết

- Về nội dung: Thương nhớ bầy ong là hồi ức của nhân vật tôi về những bầy ong mà nhân vật tôi đã từng được nhìn thấy, cảm nhận, mê đắm ngày nhỏ. Kèm theo những hồi ức tươi đẹp ấy là nỗi buồn không dứt, buồn đến phát khóc khi chúng rời xa. Từ đó nêu lên triết lí, những vật nhỏ bé, vô tri vô giác đều gây vương vấn, ám ảnh vào tâm hồn, ảnh hưởng đến thơ ca, nghệ thuật của mỗi người.

- Về nghệ thuật: Hồi kí kết hợp các biện pháp tu từ: so sánh, câu hỏi tu từ, đối lập.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về văn bản Thương nhớ bầy ong của tác giả Huy Cận.

a. Hướng dẫn giải:

- Đọc và bao quát kĩ lại nội dung văn bản Thương nhớ bầy ong.

- Cảm nhận theo hướng: Biết trân trọng, yêu mến thiên nhiên, những vật nhỏ bé quanh mình.

b. Lời giải chi tiết:

Thương nhớ bầy ong là một tác phẩm có ý nghĩa vô cùng sâu sắc của Huy Cận, tác phẩm kể về sự việc bầy ong ở tuổi thơ. Từ đó ta thấy được những bài học, những chiêm nghiệm ý nghĩa và chính vì thế tác phẩm này đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc, gợi ra nhiều suy ngẫm cho mỗi người về những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống. Dưới dòng hồi ký chân thực, nhẹ nhàng của nhân vật, bầy ong vô tri vô giác đã hiện lên với tất cả linh hồn và vẻ đẹp mà chúng đem lại cho cuộc sống của nhân vật tôi. Đối với cậu bé, bầy ong đó không chỉ đem mật ngọt, chúng còn tạo nên hồi ức tuổi thơ khiến nhân vật háo hức ngắm nhìn và buồn da diết khi chúng bay đi. Qua đó, nhà văn nêu lên triết lí, những vật nhỏ bé, vô tri vô giác đều gây vương vấn, ám ảnh vào tâm hồn, ảnh hưởng đến thơ ca, nghệ thuật của mỗi người. Cuộc sống của chúng ta có biết bao vật nhỏ bé, vụn vặt mà ta không để tâm, để mắt đến. Đọc văn bản của Huy Cận, rồi nhìn lại cuộc sống chung quanh, ta cảm giác thứ gì cũng mang trong mình một sứ mệnh, một linh hồn riêng. Và tự đó, ta tự nhủ mình cần phải yêu mến, trân trọng, nâng niu những vật nhỏ bé quanh mình, vì tất thảy đều có những tâm tình riêng.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Hiểu được nội dung, ý nghĩa của văn bản Thương nhớ bầy ong.

+ Cảm nhận được nỗi buồn da diết của tác giả.

Soạn bài Thương nhớ bầy ong

Tác phẩm Thương nhớ bầy ong đã tái hiện thành công nỗi buồn da diết của tác giả về bầy ong tuổi thơ. Để hiểu hơn về nội dung bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

Hỏi đáp Bài Thương nhớ bầy ong Ngữ văn 6

Trong quá trình tìm hiểu bài học này, nếu có bất cứ khó khăn gì các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

Một số bài văn mẫu về văn bản Thương nhớ bầy ong

Thương nhớ bầy ong thể hiện những triết lý đầy ý nghĩa, khiến người đọc phải suy ngẫm và rút ra bài học cho bản thân mình. Để cảm nhận được một cách đầy đủ về những triết lý đó, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu về văn bản Thương nhớ bầy ong dưới đây:

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
OFF