OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Thực hành Tiếng Việt (Trang 20) - Ngữ văn 6 Tập 1 Kết nối tri thức


Bài học Thực hành Tiếng Việt (Trang 20) dưới đây đã được Học247 biên soạn một cách kĩ càng. Hy vọng bài học này có thể giúp ích cho các em học sinh lớp 6 trong việc chuẩn bị bài khi phải tiếp cận với một bộ sách mới - Kết nối tri thức. Mời các em cùng tham khảo nhé! 

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Từ đơn và từ phức

- Từ gồm hai loại là: từ đơn và từ phức:

+ Từ đơn là các từ chỉ gồm một tiếng. Ví dụ: quần, áo, tay, chân,...

+ Từ phức gồm từ ghép và từ láy. Từ ghép là các từ có quan hệ với nhau về mặt nghĩa, từ láy là các từ có quan hệ với nhau về mặt ngữ âm. Ví dụ: hủn hoẳn, phành phạch, giòn giã, rung rinh,...

1.2. Nghĩa của từ ngữ

- Nghĩa của từ ngữ là nội dung gồm có tính chất, chức năng, khái niệm, quan hệ… mà từ biểu thị.

- Ví dụ nghĩa của từ "dũng cảm" được hiểu là đối mặt khó khăn, thử thách vẫn không lùi bước. Luôn chuẩn bị tinh thần đối mặt và vượt qua.

1.3. Biện pháp tu từ so sánh

- Biện pháp tu từ so sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn. Ví dụ: Cô giáo em hiền như cô Tấm.

- Các kiểu so sánh:

+ Phân loại theo mức độ:

  • So sánh ngang bằng
  • So sánh không ngang bằng

+ Phân loại theo đối tượng:

  • So sánh các đối tượng cùng loại
  • So sánh khác loại
  • So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại.
ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau:

(1) Nói băm nói bổ

(2) nói như đấm vào tai

(3) Điều nặng tiếng nhẹ

(4) Nửa úp nửa mở

a. Hướng dẫn giải:

- Xem lại lý thuyết nghĩa của từ ngữ để giải bài tập này.

b. Lời giải chi tiết:

(1) Nói băm nói bổ: nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo.

(2) Nói như đấm vào tai: nói mạnh, trái ý người khác, khó nghe.

(3) Điều nặng tiếng nhẹ: nói trách móc, chì chiết.

(4) Nửa úp, nửa mở: thái độ mập mờ, không nói hết ý.

Bài tập 2: Em hãy viết một đoạn văn ngắn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh.

a. Hướng dẫn giải:

- Xem kĩ lại khái niệm so sánh.

- Gợi ý những từ so sánh: như, tựa, như là,...

b. Lời giải chi tiết:

Em luôn thích ngắm quê em vào những buổi sáng sớm tinh mơ, bởi vì khi ấy em mới cảm nhận được cảnh vật bắt đầu một ngày mới thật trong lành, ấm áp làm sao. Chúng ta sẽ thấy được những cô mây dậy thật sớm, dạo chơi trên những đồi núi cao đằng xa. Các bé sương tinh nghịch đang nhảy nhót trên những chiếc lá non. Ông mặt trời như lòng đỏ trứng gà được đặt trên chiếc mâm màu xanh dương. Còn chị gió thì mải miết rong chơi và nô đùa cùng hoa lá. Từng chú chim đua nhau ca hát để đón chào một ngày mới. Tất cả hài hòa và cùng tạo nên một bức tranh thiên nhiên thật sống động. Những tia nắng đầu tiên cũng bắt đầu phớt nhẹ đây đó trên các thửa ruộng còn chìm trong màn sương bằng bạc làm cả biển lúa xao động tạo thành những làn sóng nhẹ xô đuổi nhau chạy mãi ra xa. Lác đác đã có mấy bác nông dân đi thăm đồng, thỉnh thoảng họ lại cúi xuống xem xét. Có lẽ, năm nay được mùa bội thu. Buổi sớm quê em bình yên như thế đấy!

-> Câu văn có biện pháp tu từ so sánh: Ông mặt trời như lòng đỏ trứng gà được đặt trên chiếc mâm màu xanh dương.

Bài tập 3: Em hãy tìm những từ láy mô phỏng âm thanh trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên.

a. Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ lại văn bản Bài học đường đời đầu tiên và nắm được khái niệm từ láy để giải bài tập này.

b. Lời giải chi tiết:

Trong Bài học đường đời đầu tiên có những từ láy mô phỏng âm thanh như: véo von, hừ hừ, phanh phách, phành phạch, giòn giã, ngoàm ngoạp, văng vẳng, thảm thiết.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Nắm được khái niệm từ đơn và từ phức, nghĩa của từ ngữ, biện pháp tu từ so sánh.

+ Phân biệt được từ đơn và từ phức.

Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 20)

Nhằm giúp các em phân biệt được từ đơn và từ phức, nhận diện được biện pháp tu từ so sánh. Các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

  1. Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 20)
  2. Soạn bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 20) tóm tắt

Hỏi đáp bài Thực hành Tiếng Việt (Trang 20) Ngữ văn 6

Khi có vấn đề khó hiểu trong bài học này cần giải đáp, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
OFF