OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA

Soạn bài Sự tích Hồ Gươm - Ngữ văn 6

Banner-Video

Qua bài soạn sự tích hồ Gươm giúp các em rút ra được nội dung và ý nghĩa sự tích hồ Gươm, thấy được vẻ đẹp của một số hình ảnh chính trong truyện và kể lại được truyện. Chúc các em có quá trình soạn bài thật tốt, để thuận tiện hơn trong quá trình tiếp thu bài giảng tại lớp hiệu quả. 

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 

 

 
 

1. Tóm tắt nội dung bài 

1.1. Nội dung

  • Giải thích tên gọi hồ Gươm, hồ Hoàn Kiếm.
  • Ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa chống giặc Minh do Lê Lợi lãnh đạo.
  • Thể hiện ý nguyện đoạn kết và khát vọng hòa bình của dân tộc.

1.2. Nghệ thuật

  • Xây dựng tình tiết thể hiện tinh thần đoàn kết đánh giặc của nhân dân ta.
  • Sử dụng một số chi tiết kì ảo mang ý nghĩa tượng trưng cho hồn thiêng sông núi, cho sức mạnh chính nghĩa của cuộc kháng chiến.

2. Soạn bài Sự tích Hồ Gươm

2.1. Soạn bài tóm tắt

Câu 1: Vì sao đức Long Quân lại cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần.

  • Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần vì muốn nghĩa quân chiến thắng giặc, vì cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là hợp chính nghĩa, hợp ý trời, hợp lòng dân.

Câu 2: Lê Lợi đã đã nhận được gươm thần như thế nào? Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?

  • Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm mà Lê Thận thả lưới được thanh gươm, gươm sáng rực hai chữ “Thuận thiên” khi Lê Lợi đến nhà Lê Thận; khi chạy giặc Lê Lợi được chuôi gươm có ánh sáng lạ, lấy chuôi và lưỡi tra vào thì vừa khớp.
  • Ý nghĩa của cách cho mượn gươm của Long Quân:
    • Gươm thần: sức mạnh của sông nước và rừng núi quy tụ, sức mạnh của nhân dân.
    • “Thuận thiên”: thuận theo ý trời, Lê Lợi là người lãnh đạo được trời chọn.

Câu 3: Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn?

  • Từ khi có gươm, nhuệ khí của nghĩa quân ngày càng một tăng cao. Sức mạnh của gươm thần làm cho quân Minh bạt vía.
  • Từ thế bị động và nhiều lần thua trận, nghĩa quân chủ động đi tìm giặc đánh và đã chiến thắng giòn giã, đuổi hẳn quân Minh về nước.

Câu 4: Khi nào Long Quân đòi gươm? Cảnh đòi gươm và trả gươm diễn ra những thế nào?

  • Long Quân đòi gươm khi đất nước đã thanh bình. Khi Lê Lợi đang dạo trên Hồ Tả Vọng, Rùa Vàng nhô lên, lưỡi gươm Lê Lợi đeo bên mình động đậy. Rùa Vàng nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”, nhà vua trả gươm, Rùa Vàng ngậm lấy và lặn xuống.

Câu 5: Ý nghĩa của sự tích Hồ Gươm.

  • Ca ngợi tính chất ý nghĩa, tính nhân dân của khởi nghĩa Lam Sơn.
  • Giải thích tên hồ Hoàn Kiếm.
  • Thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc.

Câu 6: Em biết còn truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng? Theo em, hình tượng Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai? Và cho cái gì?

  • Truyền thuyết có hình ảnh Rùa Vàng: An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thủy; Sự tích thành Cổ Loa,…
  • Hình tượng Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho khí thiêng sông núi, tình cảm, trí tuệ của nhân dân; là sứ giả của thần, phù hộ, giúp đỡ nhân dân.

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1. Vì sao đức Long Quân lại cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần.

  • Lí do đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần:
    • Vì giặc Minh quá tàn ác, sát hại dân lành làm bao điều bạo ngược.
    • Vì lòng dân căm giận bọn giặc đến tận xương tuỷ.
    • Vì lực lượng nghĩa quân trong những ngày đầu chưa mạnh.
  • Ý nghĩa
    • Thể hiện sự đồng tình và phù hộ của thần linh của tổ tiên đối với cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc
    • Làm tăng thêm sự kì ảo và hấp dẫn của câu chuyện.

 Câu 2. Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?

  • Lê Thận gặp được lưỡi gươm khi kéo lưới. Lê Lợi ghi nhận điều là của gươm khi đến nhà Lê Thận: Lưỡi gươm phát sáng và có hai chữ “thuận thiên”. Khi chạy giặc Lê Lợi được chuôi gươm có ánh sáng lạ. Lấy chuôi và lưỡi tra vào thì vừa khớp.
  • Cách Long Vương cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm như vậy có ý nghĩa nói về sức mạnh của toàn dân
    • Lê Lợi chủ tướng được chuôi.
    • Lê Thận là người đánh cá được lưỡi.
    • Gươm tỏa sáng biểu hiện cho dân tộc trên dưới đồng lòng sẽ tạo thành sức mạnh cứu nước.
    • Thuận Thiên thực ra là ý muốn muôn dân muốn Lê Lợi là minh chủ của họ trong cuộc kháng chiến.

Câu 3. Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quản Lam Sơn.

  • Từ khi có gươm, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng cao. Sức mạnh của gươm thần làm cho quân Minh bạt vía.
  • Từ bị động và nhiều lần thua trận, nghĩa quân chủ động đi tìm giặc đánh và đã chiến thắng giòn giã, đuổi hẳn quân Minh về nước.

Câu 4. Khi nào Long Quân cho đòi gươm? Cảnh đòi gươm và trả gươm đã diễn ra như thế nào?

  • Sau khi hòa bình, Long Vương cho đòi gươm.
    • Cách trả gươm.
      • Ở hồ Tả Vọng.
      • Một năm sau khi đuổi giặc Minh.
    • Nhân vật đòi: Rùa Vàng – sứ giả Long Vương.
    • Vua nâng gươm trân trọng, Rùa đớp lấy rồi lặn xuống.

Câu 5. Ý nghĩa của truyện Sự tích Hồ Gươm

  • Ý nghĩa
    • Ca ngợi tính chất ý nghĩa, tính nhân dân của khởi nghĩa Lam Sơn.
    • Giải thích tên hồ Hoàn Kiếm.
    • Thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc.

Câu 6.  Em biết còn truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh Rùa vàng? Theo em, hình tượng Rùa vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho ai? Và cho cái gì?

  • Ngoài truyền thuyết Sự tích Hồ Gươm, hình ảnh Rùa Vàng còn xuất hiện trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ.
  • Từ hai truyền thuyết này có thể thấy, trong truyền thuyết Việt Nam, Rùa Vàng thường tượng trưng cho Long Vương (thần cai trị biển), tượng trưng cho sự giúp đỡ của các thần dưới biển với con người.

Trên đây là những gợi ý trả lời chi tiết và đầy đủ nhất hệ thống câu hỏi thuộc phần hướng dẫn đọc - hiểu văn bản mà các em phải hoàn thành trong quá trình soạn bài Sự tích Hồ Gươm. Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm bài giảng Sự tích Hồ Gươm. 

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Đọc thêm phần “Ấn, kiếm Tây Sơn

  • Đọc “Ấn, kiếm Tây Sơn” có chi tiết hai Ông Xà trao thanh bảo kiếm và Ấn ngọc cho Nguyễn Huệ - ở núi Tây Sơn Hạ.
  • Như vậy đây là mô típ quen thuộc: mô típ trao gươm thần giúp người anh hùng cứu dân cứu nước.

Câu 2. Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc?

  • Sự giúp đỡ không hề dễ dàng, giản đơn, mà phải trải qua nhiều thử thách mới có được.
  • Đòi hỏi con người phải có đủ thông minh, tài trí, có quyết tâm và nghị lực cao.

Câu 3. Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hoá nhưng lại trả gươm ở Hồ Gươm - Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hoá thì ý nghĩa của truyền thuyết sẽ khác đi như thế nào?

  • Việc Lê Lợi ở kinh đô Thăng Long là biểu tượng thành công của cuộc khởi nghĩa, đã đuổi xong giặc cướp nước. Thanh gươm công lí đã làm xong nhiệm vụ trừ bạo.
  • Thanh Hoá là nơi dấy binh khởi nghĩa, nhưng Thăng Long là kinh đô của đất nước. Trả gươm ở Thăng Long càng làm tăng thêm sự thiêng liêng quý giá của gươm thần, và tăng thêm ý nghĩa lịch sử của Hồ Gươm - của Thăng Long.
  • Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hoá thì những ý nghĩa sâu sắc của truyền thuyết sẽ bị mất đi.

Câu 4. Hãy nhắc lại định nghĩa truyền thuyết và kể tên những truyền thuyết đã học.

  • Định nghĩa truyền thuyết
    • Là loại truyện dân gian kế về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
  • Những truyền thuyết đã học
    • Con Rồng, cháu Tiên; Bánh chưng, bánh giầy; Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Sự tích Hồ Gươm.

4. Một số bài văn mẫu về văn bản Sự tích Hồ Gươm

Cuộc kháng chiến chống quân Minh do Lê Lợi lãnh đạo, trong buổi đầu còn gặp nhiều khó khăn. Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm thần. Sau thắng lợi, Lê Lợi trả lại thanh gươm. Đó là một phần nội dung của sự tích Hồ Gươm, để nắm được nội dung và nghệ thuật của văn bản này, các em có thể tham khảo thêm một số bài văn mẫu dưới đây:

5. Hỏi đáp về văn bản Sự tích Hồ Gươm

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em. 

OFF