OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sách hay cùng đọc - Ngữ văn 6 Tập 2 Kết nối tri thức


Mời các em học sinh cùng tham khảo bài học chi tiết Sách hay cùng đọc thuộc sách Kết nối tri thức đã được Học247 biên soạn kĩ càng nhằm giúp các em có thêm tài liệu tham khảo để chuẩn bị bài học trước khi đến lớp thật tốt. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Trước khi đọc

(1) Đối với em cuốn sách hay phải đáp ứng những yêu cầu gì?

Gợi ý:

- Nội dung sách mang đến những thông tin bổ ích, ý nghĩa.

- Nội dung dễ hiểu, chuẩn xác.

1.2. Cùng đọc và trải nghiệm

a. Chủ đề Thế giới cổ tích:

- Quyển 1: Thánh Gióng

+ Thông tin sách: SGK Ngữ Văn 6 tập 1, trang 19, NXB Giáo dục.

+ Tóm tắt nội dung: Hai vợ chồng ông lão ao ước có một đứa con. Bà ra đồng thấy một vết chân to ướm thử. Bà sinh ra Gióng, lên ba vẫn không biết nói. Giặc Ân xâm lược, vua sai sứ giả rao tìm người tài cứu nước. Nghe tiếng rao, Gióng liền nói được ngỏ lời xin đi đánh giặc. Gióng lớn nhanh như thổi, bà con làng xóm phải góp gạo nuôi. Vua cho mang ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt đến, Gióng vươn vai cao hơn trượng, phi ngựa xông vào trận, giặc tan. Gióng cùng ngựa sắt lên núi Sóc Sơn và bay lên trời. Vua nhớ công ơn, lập đền thờ.

+ Những câu văn, đoạn văn yêu thích hoặc những nhận định về cuốn sách: Đoạn Thánh Gióng đánh giặc Ân.

- Quyển 2: Sự tích hồ Gươm

+ Thông tin sách: SGK Ngữ Văn 6 tập 1, trang 19, NXB Giáo dục.

+ Tóm tắt nội dung: Giặc Minh đô hộ, nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhưng thất bại, Long Quân quyết định cho mượn gươm thần. Lê Thận được lưỡi gươm dưới nước. Lê Lợi được chuôi gươm trên rừng, tra vào nhau vừa như in. Từ đó nghĩa quân nhanh chóng quét sạch giặc ngoại xâm. Đất nước thanh bình, Lê Lợi lên làm vua, Long Quân cho đòi lại gươm thần. Vua trả gươm, từ đó hồ Tả Vọng mang tên hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

+ Những câu văn, đoạn văn yêu thích hoặc những nhận định về cuốn sách: Đoạn văn miêu tả cảnh Lê Lợi trả gươm thần cho thần Rùa.

b. Chủ đề Gõ cửa trái tim:

- Quyển 1: Bố con cá gai

+ Thông tin sách: In năm 2000, NXB Nhã Nam, tác giả Cho Chang-In.

+ Tóm tắt nội dung: Nội dung tác phẩm là câu chuyện về hai bố con kiên cường, dũng cảm chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo của đứa con, từ lúc em còn 3 tuổi cho đến giờ em đã lên 10. Thế nhưng em bé Daum lại rất giỏi, em chịu đau không hề khóc, em suy nghĩ lạc quan về cuộc sống. Em rất thông minh, quan tâm đến bố, rất hiểu chuyện vì em không muốn bố phải lo lắng. Còn người bố, dành cả tuổi trẻ để bên con, chăm sóc đứa con bị bệnh. Hơn ai hết bố hiểu chỉ cần bố vẫn còn niềm tin, sức sống thì sẽ truyền cảm hứng cho đứa con nhỏ tội nghiệp chiến thắng bệnh tật.

+ Những câu văn, đoạn văn yêu thích hoặc những nhận định về cuốn sách: Đoạn cuối truyện khiến em khóc vì quá cảm động.

- Quyển 2: Chiếc lược ngà

+ Thông tin sách: Tác giả Nguyễn Quang Sáng, trích trong 25 truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng, NXB Thông tin, Hà Nội, 1990.

+ Tóm tắt nội dung: Truyện kể về gia đình anh Sáu – một cán bộ kháng chiến. Anh Sáu xa nhà đi kháng chiến lúc bé Thu, con gái anh, chưa đầy một tuổi. Tám năm sau, anh mới có dịp trở về thăm nhà, thăm con. Nỗi vui mừng, niềm phấn khởi sắp được gặp lại con gái yêu khiến anh sung sướng vô cùng. Nhưng trớ trêu thay, bé Thu không chịu nhận anh là cha, một mực cự tuyệt dù mọi người đã hết lời giải thích. Nguyên nhân là do vết sẹo trên mặt anh Sáu khiến anh không giống với bức hình mà bé Thu đã giữ từ lâu. Nhờ bé Thu tâm sự với ngoại điều ấy mà mọi việc mới vỡ lẽ ra. Cha con nhận ra nhau cũng là lúc anh Sáu phải trở về chiến khu. Buổi sáng chia tay trên bến sông thật cảm động. Bé Thu ôm chặt anh Sáu không muốn rời. Dù rất yêu con nhưng vì nhiệm vụ chiến đấu, anh Sáu phải lên đường. Anh Sáu hứa sẽ trở về và tặng con một chiếc lược. Trên chiến khu, anh Sáu ngày đêm mong nhớ con. Anh dành hết tình yêu con vào việc làm chiếc lược ngà. Mỗi chiếc răng lược chất chứa muôn vàn nỗi nhớ và tình yêu mến con. Thật không may, trong một trận càn ác liệt của địch, anh Sáu đã hi sinh. Trước lúc ra đi, anh kịp gửi lại chiếc lược cho người đồng đội và nhờ trao lại cho con bé. Câu chuyện còn tiếp tục khi mười mấy năm sau, trong một chuyến đi công tác, người đồng đội của anh Sáu năm xưa bất ngờ gặp được bé Thu. Ông đã trao lại cây lược và kể về anh Sáu cho bé Thu nghe khiến bé Thu vô cùng xúc động. Tình cha con được gắn kết trong niềm hạnh phúc lẫn đau thương vô tận.

+ Những câu văn, đoạn văn yêu thích hoặc những nhận định về cuốn sách: Đoạn trích nhận cha con của bé Thu và ba đã gây cho em nhiều xúc cảm.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Trong những quyển sách đã được giới thiệu ở phần Cùng đọc và trải nghiệm, em thích nhất quyển sách nào? Vì sao?

a. Hướng dẫn giải:

- Chọn quyển sách em thích và nắm rõ nội dung nhất.

- Em thích quyển sách ấy bởi nội dung hay, hấp dẫn,...

b. Lời giải chi tiết:

Em thích nhất quyển sách Sự tích Hồ Gươm, bởi vì:

- Đọc "Sự tích Hồ Gươm", ta không chỉ được sống lại những năm tháng gian lao và anh dũng của ông cha ta thưở "Bình Ngô" mà còn được bồi đắp, nâng cao thêm niềm tự hào dân tộc, được chiêm ngưỡng những di tích lịch sử, văn hóa trên cố đô Thăng Long.

- Truyện ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo. Truyện cũng giải thích tên hồ Hoàn Kiếm, một hồ nước đẹp nằm giữa lòng thủ đô Hà Nội mà ngày nay giữa hồ còn có tháp Rùa. Tên hồ Hoàn Kiếm có ý nghĩa đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược thể hiện ước vọng hòa bình của dân tộc.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Nắm vững nội dung, ý nghĩa của bài Sách hay cùng đọc.

+ Trau dồi thêm vốn từ cho bản thân.

Soạn bài Sách hay cùng đọc

Bài học Sách hay cùng đọc đã giới thiệu đến các em những cuốn sách vô cùng ý nghĩa. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn tại đây:

Hỏi đáp bài Sách hay cùng đọc Ngữ văn 6

Khi gặp bất cứ khó khăn gì trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
OFF