OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Ôn tập Học kì 2 - Ngữ văn 6 Tập 2 Kết nối tri thức


Bài học Ôn tập Học kì 2 thuộc sách Kết nối tri thức dưới đây nhằm giúp các em củng cố và ôn luyện lại những kiến thức về văn bản đọc hiểu, kiến thức tiếng Việt, viết, nói và nghe đã học trong Học kì 2. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn lại kiến thức về văn bản đọc hiểu

- Thánh Gióng: Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. 

- Sơn Tinh, Thủy Tinh: Sơn Tinh, Thủy Tinh là câu chuyện giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

- Ai ơi mồng 9 tháng 4: Là văn bản thuyết minh về Hội Gióng. Người viết cung cấp những thông tin như thời gian, địa điểm, ý nghĩa và đặc biệt là các nghi thức độc đáo. 

- Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta. 

- Truyện Cây khế là câu truyện về bài học đền ơn đáp nghĩa, niềm tin ở hiền sẽ gặp lành và may mắn của nhân dân. 

- Vua chích chòe khuyên con người không nên kiêu ngạo, ngông cuồng thích nhạo báng người khác. Đồng thời thể hiện sự bao dung, tình yêu thương của nhân dân với những người biết quay đầu, hoàn lương.

- Tiếng cười không muốn nghe là bài văn nghị luận phê phán những nụ cười nhạo báng, mỉa mai, chê bai người khác. Đồng thời nhấn mạnh thái độ đúng đắn trước những khiếm khuyết của người khác và coi lòng nhân ái là "phương thuốc" trị "căn bệnh" chê bai người khác.

- Xem người ta kìa! bàn luận về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Con người luôn muốn người thân quanh mình được thành công, tài giỏi,... như những nhân vật xuất chúng trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc đi làm cho giống người khác sẽ đánh mất bản thân mỗi người. Vì vậy chúng ta nên hòa nhập chứ không nên hòa tan.

- Hai loại khác biệt đã phân biệt sự khác biệt thành hai loại: có nghĩa và vô nghĩa. Người ta chỉ thực sự chú ý và nể phục những khác biệt có ý nghĩa.

- Bài tập làm văn: Tác phẩm là câu chuyện vui vẻ về việc hai người cùng muốn giúp Ni-cô-la làm văn kể về người bạn thân nhất nhưng vì mâu thuẫn mà không thể thực hiện được. Qua bài, Ni-cô-la nhận ra, bài văn mình phải tự viết thì mới có cá tính và độc đáo được.

- Trái Đất - cái nôi của sự sống: Trái Đất với "vị thần hộ mệnh" nước là hành tinh mang sự sống của muôn loài. Tuy nhiên con người đang dần phá hoại Trái Đất, khiến nó bị tổn hại nhiều. Điều này là nguy cơ lớn đối với muôn loài và chính con người.

- Các loài chung sống với nhau như thế nào: Văn bản nêu lên sự đa dạng của sinh vật cũng như cách các loài chung sống với nhau. Đồng thời nhắc đến con người với tư cách chủ thể tác động tới tự nhiên.

- Trái Đất: Tác giả thể hiện thái độ lên án với những kẻ làm hại Trái Đất đồng thời thương xót, vỗ về những đau đớn của Trái Đất.

1.2. Ôn lại kiến thức về tiếng Việt

- Củng cố kiến thức về cụm động từ, cụm tính từ; nắm được nghĩa của một số cụm động từ, cụm tính từ.

- Luyện tập về từ ghép, từ láy, phân loại 2 loại từ này.

- Luyện tập về biện pháp tu từ so sánh.

- Nhận biết được cấu tạo của từ Hán Việt.

- Dấu chấm phẩy: Thường được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liệt kê phức tạp.

- Cách nhận biết nghĩa của từ ngữ trong văn bản (suy đoán, tra từ điển)

- Mối quan hệ giữa một số thành ngữ và các câu chuyện kể.

- Biện pháp tu từ điệp ngữ.

- Củng cố kiến thức về trạng ngữ.

- Nhận diện và hiểu nghĩa của thành ngữ.

- Lựa chọn từ ngữ và cấu trúc câu.

1.3. Ôn lại kiến thức viết, nói và nghe

a. Ôn lại kiến thức viết:

- Viết bài văn nhập vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích: Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. Người kể chuyện nhập vai một nhân vật trong truyện. Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc; nội dung được kể không làm sai lạc nội dung vốn có của truyện. Cần có sự sắp xếp hợp lí các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các phần. Nên nhấn mạnh, khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo. Có thể bỏ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiện cảm xúc của nhân vật.

- Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng mà em quan tâm: Nêu được hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận. Thể hiện được ý kiến của người viết. Dùng lý lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc.

- Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận: Đúng với thể thức của một biên bản thông thường.

b. Ôn lại kiến thức nói và nghe:

- Kể lại một truyền thuyết.

- Kể lại một truyện cổ tích bằng lời của nhân vật.

- Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) đời sống.

- Thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.

a. Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ lại văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh để giải bài tập này.

b. Lời giải chi tiết:

Trong kho tàng truyện cổ tích, truyền thuyết dân gian Việt Nam. Câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là một câu chuyện gắn bó với tuổi thơ của nước ta, mà không một bạn nhỏ nào không biết. Nó cũng là một câu chuyện khiến nhiều người phải suy ngẫm nhất là nhân vật Sơn Tinh. Mỗi chi tiết của nhân vật này đều mang những ý nghĩa riêng của nó. Nó đã giải thích và nói lên tất cả ý chí của con người không bao giờ khuất phục sức mạnh của thiên nhiên. Người nông dân của nước ta là những người kiên cường, chiến thắng nhiều thiên tai lũ lụt, chiến thắng nhiều kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Hình ảnh Sơn Tinh chống lại và chiến thắng Thủy Tinh từ lâu đã là một biểu tượng cho hình ảnh chống lũ lụt của nhân dân ta. Dù lũ lụt có ghê gớm nhưng nhân dân ta vẫn kiên cường, bất khuất chống lại, và việc đẩy lùi thiên tai kia chỉ là vấn đề thời gian. Chính bằng sức mạnh và trí tuệ, con người đã dần chế ngự được cơn thịnh nộ của thiên nhiên, mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc. Trong tư tưởng của ông cha ta xưa kia. Sơn Tinh là hình ảnh của nhân dân chống lũ lụt, bảo vệ sự sống con người. Thủy Tinh thì tượng trưng cho những tai hoá khủng khiếp mà con người phải chống đỡ. Nhân dân ta luôn ao ước thoát khỏi sự đe dọa của thiên nhiên. Và cũng chính họ đã khôi phục thiên nhiên trong trí tưởng tượng. Ngày nay, những phong ba bão tố không còn hung hăng không còn ghê gớm đối với con người nữa. Nhân dân ta đã biết ngăn đê, đã biết đắp đập chống chọi với lũ lụt. Hăng năm, Thủy Tinh vẫn tạo ra giông bão đánh Sơn Tinh, mong cướp lại Mị Nương. Nhưng cuối cùng Thủy Tinh vẫn là người thua cuộc. Nhân dân ta đồng lòng, đã chung sức ngăn chặn dòng nước ghê gớm trong mùa lũ. Chính bằng trí tuệ và sức mạnh, con người đã khắc phục thiên tai, đã chế ngự được cơn thịnh nộ của thiên nhiên, đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc, đem lại một nhịp sống êm ả, bình yên.

Bài tập 2: Em hãy kể lại một truyền thuyết bằng lời văn của em.

a. Hướng dẫn giải:

- Chọn truyền thuyết em nắm rõ nội dung nhất.

- Lưu ý khi kể dùng lời văn của mình.

b. Lời giải chi tiết:

Ngày xửa ngày xưa, vào thời vua Hùng Vương thứ mười sáu, có một đôi vợ chồng tuy đã già nhưng vẫn chẳng có lấy một mụn con. Hai ông bà lão nổi tiếng là người hiền lành, đôn hậu ở làng Gióng nhưng không hiểu sao lại chịu sự không may mắn như vậy. Cho đến một ngày, khi bà lão đi ra đồng thì chợt thấy một dấu chân to khổng lồ. Lấy làm ngạc nhiên, bà lão đưa chân mình vào ướm thử để đo xem dấu vết chân đó to đến cỡ nào. Thời gian thấm thoát trôi đi, bà lão chẳng còn nhớ đến vết chân ngày xưa nữa thì bỗng một ngày bà có thai. Hai vợ chồng bà lão mừng lắm, bà sinh ra một cậu bé khôi ngô, tuấn tú. Ấy thế mà đứa trẻ đó từ khi sinh ra lại chẳng biết nói, cũng không biết cười, không biết đi, chỉ đặt đâu thì nó nằm đấy. Hai ông bà từ mừng rỡ khi sinh được con đến lo lắng, buồn bã không hiểu sao lại như vậy.

Lúc bấy giờ, giặc Ân tràn sang xâm lược nước ta. Chúng khiến cho đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, tình cảnh đất nước lúc này đang ở thế "nghìn cân treo sợi tóc". Nhà vua sai sứ giả đi rao tin khắp nơi, nhằm tìm người tài đứng lên cứu giúp đất nước. Sứ giả đi rao tin cuối cùng cũng đến làng Gióng. Nghe tiếng sứ giả, cậu bé bỗng nhiên cất tiếng gọi mẹ: "Mẹ ơi, mẹ hãy mời sứ giả vào đây cho con". Thấy đứa con mình suốt bao nhiêu ngày tháng không nói, không cười bỗng dưng hôm nay lại cất tiếng gọi mẹ, hai ông bà lão mừng lắm, liền mời sứ giả vào ngay.

Khi sứ giả vào nhà, cậu bé đã ngay lập tức yêu cầu sứ giả hãy về chuẩn bị đủ những vũ khí để đi đánh giặc: Ngựa sắt, áo sắt và tấm giáp sắt để phá tan lũ giặc xâm lược. Sứ giả mừng rỡ vội về tâu lên cho nhà vua chuẩn bị. Nhà vua cũng đồng ý theo lời của cậu bé. Càng lạ lùng thay, Thánh Gióng từ khi gặp được sứ giả của nhà vua thì lớn nhanh như thổi, cơm cha mẹ thổi bao nhiêu cậu ăn cũng không đủ no, quần áo chẳng mấy chốc đều chật hết cả. Cậu bé chẳng mấy chốc hóa thành một chàng trai cao lớn, khỏe mạnh, khí thế ngút trời.

Chẳng bao lâu, nhà mua sai người đem đến đủ cả những thứ mà Gióng yêu cầu. Thánh Gióng lên đường đánh giặc ngay. Cậu đi đến đâu đánh bại quân giặc đến đấy. Khi kiếm gãy, Gióng liền nhổ một bụi cỏ bên đường, quật ngã bọn giặc ngoại xâm. Một hồi, ngựa của Thánh Gióng đã đến chân núi Sóc Sơn, Thánh Gióng liền cởi bộ giáp sắt đang mặc trên người ra mà bay thẳng lên trời.

Để nhớ đến công lao của Thánh Gióng, nhà vua đã cho người lập đền thờ của vị tướng này tại quê nhà của ông là làng Gióng. Cho đến nay, vẫn còn rất nhiều dấu tích năm xưa còn lưu lại và cứ tháng 4 hằng năm, người ta vẫn thường đến đền thờ Phù Đổng Thiên Vương để tưởng nhớ ông.

(Sưu tầm)

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Nắm được nội dung chính về văn bản đã học.

+ Vận dụng được các biện pháp tu từ đã học.

+ Thực hành nói về một vấn đề trước tập thể lớp học hay và sáng tạo nhất.

Soạn bài Ôn tập Học kì 2

Bài học Ôn tập Học kì 2 nhằm giúp các em củng cố và hệ thống hóa lại những kiến thức đã học. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây:

Hỏi đáp bài Ôn tập Học kì 2 Ngữ văn 6

Nếu có thắc mắc cần giải đáp các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
OFF