OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Sáng tạo tác phẩm nghệ thuật - Ngữ văn 6 Tập 2 Kết nối tri thức


Mời các em học sinh cùng tham khảo bài học Sáng tạo tác phẩm nghệ thuật thuộc sách Kết nối tri thức dưới đây. Với bài học này, các em sẽ biết cách sáng tạo độc đáo từ một văn bản đã học. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Vai trò sự sáng tạo tác phẩm nghệ thuật

- Từ cuốn sách yêu thích, có thể sáng tạo những sản phẩm nghệ thuật mới, chẳng hạn: Sáng tác thơ, kể chuyện sáng tạo, vẽ tranh thể hiện một số chi tiết, nhân vật đáng nhớ hoặc minh họa cho chuỗi sự kiện (truyện tranh).

1.2. Tham khảo sự sáng tạo tác phẩm nghệ thuật

Ví dụ: Thơ về Thánh Gióng:

Đời Hùng Vương thứ sáu

Nước nhà đang bình yên

Bỗng giặc Ân khát máu

Sang xâm lấn nước mình

Chúng đem quân bạo ngược

Đốt phá bao xóm làng

Khắp đường quê bến nước

Xác chết nằm ngổn ngang

 

Vua cầm lòng không được

Sai sứ giả mau mau

Tìm người tài giúp nước

Mong thoát nạn binh đao

Thuở ấy làng Phù Đổng

Có một chuyện kỳ khôi

Cậu bé tên là Gióng

Ba tuổi, chưa nói cười

 

Một hôm loa vang gọi

Của sứ giả: - Loa loa!

Ai là người tài giỏi

Mau ra cứu nước nhà!

 

Gióng đang nằm trên võng

Lắng nghe, bật dậy ngay

Vội bảo với mẹ Gióng

- Mẹ mời sứ vào đây!

 

Mẹ sững sờ ngạc nhiên

Nhìn con như kẻ lạ

Dù nửa ngờ nửa tin

Vẫn ra mời sứ giả

Sứ giả bước vào nhà

Gióng cất lời dõng dạc

- Hỡi sứ giả nghe ta

Về tâu vua gấp gấp

 

Đúc cho ta một ngựa

Một chiếc gậy cầm tay

Và thêm chiếc nón nữa

Đều bằng sắt, đem đây!

 

Sứ giả vội đi ngay

Trong lòng vui ra mặt

Ngựa phóng như tên bay

Về kinh thành tức khắc

 

Gióng cười bảo mẹ rằng:

- Bây giờ con đói lắm

Mẹ nấu cơm con ăn

Để con thêm sức mạnh

 

Bao nhiêu nồi cơm nếp

Cả làng thổi, đem sang

Gióng ta ăn sạch hết

Không một chút ngại ngần

 

Rồi vươn vai đứng dậy

Thoắt hóa thành chàng trai

Đưa tay chân vung vẫy

Oai phong không nhường ai

Các lò rèn trong nước

Bận rộn suốt ngày đêm

Đúc ngựa, nón, gậy sắt

Mang về cho Gióng xem

 

Gióng cầm gậy uốn thử

Gậy liền gãy làm đôi

Gióng nhảy lên lưng ngựa

Ngựa khuỵu chân tức thời

 

Mọi người đều kinh ngạc

Trước sức mạnh siêu nhiên

Bèn đúc ngựa gậy khác

Nặng đến trăm người khiêng

 

Gióng liền đội nón sắt

Tay cầm gậy vội vàng

Nhảy phốc lên lưng ngựa

Ngựa tung chân hí vang

 

Gióng từ biệt mẹ hiền

Và bà con làng xóm

Cùng lớp lớp thanh niên

Rầm rập xông ra trận

 

Giặc Ân tràn khắp lối

Cướp của rồi đốt nhà

Bức hiếp dân vô tội

Trẻ già đều không tha

 

Gióng cau mày giận dữ

Thúc ngựa sắt xông lên

Giặc huênh hoang chống cự

Gậy Gióng dập chết liền

 

Ngựa sắt càng thêm khoái

Phun lửa đốt thành tro

Bất ngờ gậy sắt gãy

Gióng không hề âu lo

 

Vội cúi xuống bên đường

Nhổ bụi tre làm gậy

Quất vào đầu đối phương

Giặc thua to, cút chạy.

 

Đánh đuổi xong giặc Ân

Cùng đoàn quân chiến thắng

Gióng cưỡi ngựa qua làng

Nhằm Sóc Sơn bay thẳng.

 

Người đời sau tưởng nhớ

Đến công đức của ông

Nên lập đén thờ tự

Đức Phù Đổng Thiên Vương.

(Sưu tầm)

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy kể lại truyện Thánh Gióng một cách sáng tạo nhất.

a. Hướng dẫn giải:

- Đọc lại văn bản Thánh Gióng và kể sáng tạo.

- Kể sáng tạo: Đóng vai một nhân vật bất kì kể lại,...

b. Lời giải chi tiết:

Các cháu có biết ta là ai không? Ta chính là Thánh Gióng, người năm xưa đã một mình đánh thắng lũ giặc Ân hung ác. Bây giờ ta sẽ kể cho các cháu nghe về cuộc đời của ta lúc bấy giờ nhé!

Các cháu ạ! Ta vốn là sứ thần của Ngọc Hoàng sai xuống giúp đỡ dân làng đánh đuổi quân xâm lược đang nhăm nhe xâm chiếm nước ta. Muốn được sống cùng với nhân dân, Ngọc Hoàng ra lệnh cho ta đầu thai xuống một gia đình lão nông hiếm muộn đường con cái. Một ngày đẹp trời ta thấy bà lão phúc hậu vào rừng, ta liền hóa thành một vết chân to và bà lão đã tò mò ướm thử vậy là ta đầu thai vào bà cụ. Khỏi phải nói hai ông bà đã vô cùng mừng rỡ khi chờ mãi, sau mười hai tháng ta mới ra đời. Ông bà càng vui hơn khi thấy ta rất khôi ngô tuấn tú. Hai ông bà chăm sóc yêu thương ta hết lòng, ông bà ngày ngày mong ta khôn lớn như những đứa trẻ khác ấy vậy mà mãi đến tận năm ba tuổi ta vẫn chẳng biết cười, nói cũng chẳng biết đi. Các cụ rất buồn, thấy vậy ta rất thương nhưng vì sứ mệnh mà Ngọc Hoàng đã trao cho nên ta vẫn phải im lặng.

Thế rồi giặc Ân đến xâm lược nước ta, chúng kéo đến đông và mạnh khiến ai ai cũng lo sợ. Nhìn khuôn mặt lo âu của dân làng và cha mẹ, ta biết rằng đã đến lúc ta phải ra tay giúp đỡ họ. Một hôm, đang nằm trên giường nghe thấy sứ giả đi qua rao tìm người giỏi cứu nước, thấy mẹ đang ngồi buồn rầu lo lắng, ta liền cất tiếng bảo mẹ:

- Mẹ ơi! Mẹ đừng buồn nữa, mẹ hãy ra mời sứ giả vào đây cho con nói chuyện.

Nghe ta cất tiếng nói mẹ vô cùng ngạc nhiên, mừng rỡ và mẹ ta càng ngạc nhiên hơn khi ta đòi gặp sứ giả vì đó không phải là chuyện đùa, đọc thấy nỗi lo của mẹ ta vội trấn an mẹ:

- Mẹ đừng lo lắng gì cả cứ ra mời sứ giả vào đây!

Nửa tin nửa ngờ nhưng mẹ ta vẫn vội vã ra mời sứ giả vào. Sứ giả bước vào căn nhà nhỏ tuềnh toàng của cha mẹ ta, ông ta vô cùng ngạc nhiên nhìn thấy ta lúc này vẫn chỉ là thằng bé nằm ở trên giường, sứ giả có vẻ không tin tưởng lắm nhưng khi nghe ta nói: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này". Nghe những lời nói đầy quả quyết của ta sứ giả hiểu rằng ta không phải là một đứa trẻ bình thường, sứ giả vội vã trở về tâu với vua và vua cũng vui mừng truyền thợ giỏi ở khắp nơi đến làm gấp những thứ ta cần. Ai ai cũng phấn khởi khi thấy vua đã tìm được người tài.

Còn ta khi sứ giả đi rồi ta liền vùng dậy và vươn vai mấy cái đã thành người lớn. Ta bảo mẹ nấu cho ta nồi cơm ăn cho no để chuẩn bị đi đánh giặc. Mâm cơm vừa bưng lên ta ăn một loáng đã hết nhẵn mà chẳng thấy no gì cả, mẹ lại đi nấu nồi khác cho đến khi nhà không còn gì để ăn. Ta ăn vào bao nhiêu thì lớn như thổi bấy nhiêu, đến nỗi quần áo phải thay liên tục. Mẹ ta thấy ta ăn bao nhiêu cũng chưa no trong khi gạo thì đã hết, bà cụ liền chạy nhờ bà con hàng xóm. Bà con đều vui lòng giúp mẹ ta vì biết ta là người sẽ đi đánh giặc cứu dân làng. Mọi người đến nhà ta nườm nượp, người có gạo góp gạo, người có rau, cà góp rau cà, tóm lại ai có gì góp nấy. Mọi người còn đến giúp mẹ ta thổi cơm cho ta ăn, ta ăn bao nhiêu lại to lớn lừng lững bấy nhiêu. Những ngày đó làng ta ai cũng khấp khởi vui mừng vì mong đợi ta nhanh chóng đi giết giặc, cứu nước.

Một ngày, dân làng nhận được tin giặc đã kéo đến chân núi Trâu. Làng ta lại được một phen khiếp sợ, trẻ con kêu khóc, người lớn thì lo âu, các cụ già thì trầm ngâm, ai ai cũng khiếp sợ. Mọi người nhìn ta như cầu cứu. Ta rất hiểu tâm trạng của họ và đúng lúc đó sứ giả đem những thứ ta cần đến. Lúc này, ta vùng đứng dậy, vươn vai một cái đã biến thành một tráng sĩ cao lớn phi thường, thế nên tất cả những thứ sứ giả vừa mang đến chẳng còn vừa với ta nữa. Thấy vậy, mọi người lại tức tốc đi tìm thợ về rèn ngựa sắt, áo giáp sắt cho ta, họ làm ra chiếc nào lại cho ta thử chiếc ấy và ta chỉ khẽ bẻ đã gãy, mãi sau mới có những thứ vừa với sức ta. Mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, ta liền mặc áo giáp sắt, tay cầm roi sắt, nhảy lên mình ngựa, oai phong lẫm liệt. Ta nhớ hôm đó bà con ra tiễn ta rất đông mọi người nhìn ta đầy tin tưởng, khắp nơi vang lên lời chúc chiến thắng và ta còn nhìn thấy cả những giọt nước mắt tự hào, yêu thương của cha mẹ ta. Từ biệt bà con xóm giềng, cha mẹ những người đã yêu thương, nuôi nấng, ta thầm hứa sẽ chiến đấu hết lòng để không phụ công của bà con dân làng, cha mẹ.

Sau phút chia tay, một mình một ngựa ta lao thẳng vào trận đánh. Ngựa đi đến đâu phun lửa rừng rực đến đó, lũ giặc vô cùng khiếp sợ. Chúng đổ rạp và tan xác dưới roi sắt của ta và ngọn lửa của con chiến mã. Cả bãi chiến trường đầy thây quân giặc. Đúng lúc thế trận đang lên như vũ bão thì cây roi sắt trong tay ta gãy gập, ta liền nhổ lấy những khóm tre quanh mình quật liên tiếp vào lũ giặc. Lũ giặc lại được một phen khiếp sợ, rơi vào thế hỗn loạn và chẳng mấy chốc bỏ chạy tan tác khắp nơi. Những tên may mắn sống sót vội vã thoát thân bỏ chạy vào hẻm núi sâu, tìm cách trở về nước. Làng quê sạch bóng quân thù. Tiếng reo vui của dân làng vang lên rộn rã.

Nhìn trăm họ hạnh phúc ta vô cùng sung sướng, vậy là sứ mệnh Ngọc Hoàng giao cho ta đã hoàn thành, chợt nhớ đến cha mẹ già ta cũng muốn về thăm nhưng lời Ngọc Hoàng dặn dò khi hoàn thành sứ mệnh phải trở về trời khiến ta chẳng dám trái lệnh. Nhìn đất nước, dân làng một lần cuối ta thúc ngựa phi lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp sắt, rồi cả người và ngựa lẳng lặng bay về trời. Ta ra đi nhưng trong lòng đầy tiếc nuối vì không được sống cùng những người dân hiền lành tốt bụng. Dẫu vậy, ta cũng hài lòng vì từ đây ai ai cũng được sống trong cảnh thanh bình, hạnh phúc.

Sau đó, vua đã phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương. Ta cảm thấy rất vui khi được nhận danh hiệu đó, bởi ta đã đem đến sự bình yên và hạnh phúc cho mọi người. Đó chính là điều quý giá nhất đối với ta, nó còn quý hơn cả ngọc ngà châu báu mà nhà vua hứa ban tặng cho ta sau khi đánh thắng quân giặc.

(Sưu tầm)

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Hiểu được nội dung bài Sáng tạo tác phẩm nghệ thuật.

+ Biết sáng tạo một tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Soạn bài Sáng tạo tác phẩm nghệ thuật

Bài học Sáng tạo tác phẩm nghệ thuật nhằm giúp các em bước đầu biết sáng tạo về thơ ca, kể chuyện sáng tạo về một tác phẩm em đã học. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây:

Hỏi đáp bài Sáng tạo tác phẩm nghệ thuật Ngữ văn 6

Khi gặp bất cứ khó khăn gì trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
OFF