OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Ôn tập (Bài 9) - Ngữ văn 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo


Bài học Ôn tập (Bài 9) dưới đây nhằm giúp các em hệ thống hóa lại những văn bản nghị luận đã học trong Bài 9: Nuôi dưỡng tâm hồn. Hy vọng rằng bài học này sẽ hữu ích với các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn lại nội dung chính những văn bản đã học

- Lẵng quả thông: Ta thấy đc phong cách văn xuôi đậm chất thơ thấm vào từng câu từng chữ của nhà thơ.Chất thơ trong tác phẩm tỏa ra từ những vẻ đẹp của thiên nhiên, của con người nước Nga. Chất thơ còn ánh lên từ tình huống truyện, từ giọng điệu trần thuật, từ ngôn ngữ,…

- Con muốn làm một cái cây: Câu chuyện nhắc tới tình yêu thương, sự chia sẻ từ những người xung quanh, từ những điều bé nhỏ gần gũi xung quanh chúng ta.

- Và tôi nhớ khói: Tình cảm quê hương là điều không thể quên trong mỗi kí ức con người. những kỉ niện trong quá khứ giúp nuôi dưỡng tâm hồn ta trong hiện tại.

- Cô bé bán diêm: Cô bé bán diêm là câu chuyện kể về hình ảnh cô bé bán diêm nghèo khổ, cô đơn, bất hạnh trong đêm giao thừa. Qua đó tác giả muốn gửi gắm một thông điệp giàu tính nhân đạo: hãy yêu thương và để trẻ thơ được sống hạnh phúc.

1.2. Ý nghĩa của việc nuôi dưỡng tâm hồn

Việc nuôi dưỡng một đời sống tâm hồn phong phú có ý nghĩa đối với chúng ta như sau:

- Một là giúp chúng ta yêu cuộc sống, có cái nhìn khách quan hơn về cuộc sống.

- Hai là giúp chúng ta tươi sáng, trẻ trung, năng động hơn.

- Ba là giúp chúng ta nhận ra giá trị của những thứ xung quanh chúng ta.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Em có suy nghĩ gì về việc nuôi dưỡng tâm hồn con người trong cuộc sống hiện nay.

a. Hướng dẫn giải:

- Suy nghĩ và viết thành đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của bản thân về việc nuôi dưỡng tâm hồn con người.

- Đoạn văn có thể đưa ra những cách nuôi dưỡng tâm hồn con người đẹp.

b. Lời giải chi tiết:

Cũng như cuộc sống, vẻ đẹp cũng rất đa dạng, muôn màu, muôn vẻ. Có những vẻ đẹp chỉ để ngắm, nhưng cũng có những vẻ đẹp khiến người ta yêu mến, nâng niu, trân trọng và ngưỡng mộ, đó là vẻ đẹp toát ra từ tâm hồn con người. Con người ta chỉ hoàn thiện khi có sự hài hòa giữa vẻ đẹp hình thức với vẻ đẹp tâm hồn. Cha ông ta xưa đề cao vẻ đẹp của tính cách, tâm hồn: Cái nết đánh chết cái đẹp. Ngày nay, một số người có quan điểm khác, rằng thời nay mà còn nói đến “vẻ đẹp tâm hồn” là rất lỗi thời, bởi chỉ có cái đẹp hình thức mới là ưu thế để thành công: Cái đẹp đánh bẹp cái nết. Vậy ý kiến nào đủ sức thuyết phục? Tâm hồn con người là tổng hòa của nhiều yếu tố như cảm xúc, nhận thức, lí trí, khát vọng… Người có tâm hồn đẹp là người có tấm lòng nhân ái, bao dung, nhạy cảm trước mọi nỗi niềm của con người. Đó là những con người có ý chí, hoài bão trong sáng; có khả năng thấu hiểu, chia sẻ và nâng đỡ cảm xúc của người khác bằng sự chân thành, hiểu biết và hướng thiện, vẻ đẹp tâm hồn con người được thể hiện qua thái độ, cử chỉ, cách suy nghĩ, cách giao tiếp, cách sử dụng lời ăn tiếng nói, nghệ thuật lắng nghe và biểu lộ cảm xúc…

Bài tập 2: Em hãy viết đoạn văn cảm nhận về tình cảm của nhân vật “tôi” trong văn bản “Và tôi nhớ khói”.

a. Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ lại văn bản Và tôi nhớ khói để cảm nhận được tình cảm của nhân vật tôi.

- Cảm nhận của em có thể là: Vui, buồn, cảm động,...

b. Lời giải chi tiết:

Và tôi nhớ khói là một tùy bút nhẹ nhàng, sâu lắng của nhân vật “tôi” khi tái hiện lại những kí ức tuổi thơ đầy ắp yêu thương và kỉ niệm đẹp đẽ. Từ hình ảnh ngọn khói bay, tác giả đã dẫn dắt người đọc trở về miền sơn cước trong lành của tác giả với những kỉ niệm ấm áp của tuổi thơ bên khói bếp. Khói bếp chính là nét đặc trưng của những miền nông thôn Việt Nam, đặc biệt trên các vùng núi cao. Khói bếp đã in sâu vào mỗi nếp nhà sàn, nuôi nấng bao thế hệ, để lại những kỉ niệm ấm áp trong trái tim mỗi người con nơi đây. Ai một lần đặt chân lên miền núi sẽ ngất ngây trước cảnh tượng trong lành nơi đây, với phía tây rải về những tia nắng màu vàng cam len qua từng kẽ lá, và trên cái nền đó hương vị của khói bốc lên, lan tỏa ra núi rừng và lưu giữ rất nhiều những kí ức tuổi thơ chan chứa yêu thương. Đó là khói bếp của những bữa cơm chiều ấm áp, là tiếng gọi thúc giục đám trẻ chăn trâu trở về, và ngọn khói biết buồn khi những cơn lũ kéo qua, biết vui khi có em bé chào đời. Có thể nói, nhân vật “tôi” đã yêu khói như yêu một người bạn, đã thấy khói và cảm nhận khói như cảm nhận một trái tim, một hơi thở, một linh hồn bằng da bằng thịt.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Củng cố lại nội dung những văn bản đã học.

+ Hiểu được ý nghĩa của việc nuôi dưỡng tâm hồn.

Soạn bài Ôn tập (Bài 9)

Bài học Ôn tập (Bài 9) dưới đây nhằm giúp các em dễ dàng hơn khi tiến hành ôn lại những kiến thức đã học trong Bài 9: Nuôi dưỡng tâm hồn. Để nắm rõ hơn về những kiến thức này, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây:

Hỏi đáp bài Ôn tập (Bài 9) Ngữ văn 6

Trong quá trình tìm hiểu bài học này, nếu có bất cứ khó khăn gì các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
OFF