OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Ôn tập (Bài 6) - Ngữ văn 6 Tập 2 Chân trời sáng tạo


Nhằm giúp các em học sinh có thêm tư liệu tham khảo để chuẩn bị bài học trước khi đến lớp thật tốt, Học247 mời các em cùng tham khảo bài học Ôn tập (Bài 6) dưới đây. Đồng thời, bài học này còn giúp các em củng cố lại kiến thức đã học trong Bài 6: Điểm tựa tinh thần. Mời các em cùng tham khảo nhé!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn lại nội dung chính những văn bản đã học

- Gió lạnh đầu mùa: Tình thương người, sự sẻ chia, cảm thông đối với người có hoàn cảnh khó khăn.

- Tuổi thơ tôi: Tình bạn cần có sự cảm thông, thấu hiểu lẫn nhau.

- Chiếc lá cuối cùng: Thắp lên hi vọng sống cho ta từ những điều giản dị đến từ những người xung quanh ta.

- Con gái của mẹ: Con gái của mẹ là những tâm sự của mẹ con chị Nguyễn Thị Thu Hà về "quả ngọt" cho quá trình trưởng thành vất vả, khó khăn nhưng nỗ lực không ngừng của Lam Anh. Qua đó có thể thấy được tình mẫu tử thiêng liêng, đáng trân trọng.

1.2. Lưu ý khi viết biên bản và tóm tắt nội dung trình bày của người khác

a. Lưu ý khi viết biên bản:

Bước 1: Chuẩn bị:

* Tìm hiểu nội dung, mục đích cuộc thảo luận/ cuộc họp:

- Cuộc họp tiến hành ở đâu, vào thời gian nào?

- Thành phần tham dự là ai? Ai điều hành cuộc thảo luận/ cuộc họp?

- Các nội dung sẽ bàn luận là gì?

- Dự kiến biên bản sẽ có các phần, các mục như thế nào?

* Chuẩn bị viết biên bản:

- Người viết biên bản có thể ghi trước các mục, các phần cơ bản của một biên bản.

Bước 2: Viết biên bản:

- Lắng nghe các ý kiến trong cuộc thảo luận và ghi lại trung thực các ý kiến ấy theo trình tự thời gian.

- Viết biên bản một cuộc thảo luận/ cuộc họp là ghi lại tại chỗ những gì đang diễn ra ngay trong thời điểm ấy. Trong trường hợp này em đang thực hiện một bài tập thực hành nên biên bản có thể được viết sau cuộc thảo luận/ cuộc họp, dựa trên những tư liệu được lưu giữ, hoặc những gì mà em nhớ lại, về cuộc thảo luận/ cuộc họp này.

Nội dung, diễn biến của cuộc thảo luận/ cuộc họp thuộc phần chính của biên bản, cho nên cần chú ý ghi kĩ những ý dưới đây:

- Chủ tọa phát biểu về mục đích, nội dung chính cuộc thảo luận/ cuộc họp.

- Các thành viên tham dự phát biểu, trao đổi ý kiến.

- Chủ tọa phát biểu tổng kết.

Bước 3: Chỉnh sửa và đọc lại biên bản cho các thành viên dự họp nghe:

* Kiểm tra lại biên bản dựa theo những gợi ý sau:

- Biên bản đủ ba phần: phần đầu, phần chính, phần cuối:

+ Phần đầu trình bày rõ thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.

+ Phần chính ghi lần lượt các ý kiến phát biểu của từng người theo đúng trình tự diễn ra.

+ Phần cuối ghi rõ thời gian kết thúc cuộc họp, họ tên, chữ kí của thư kí và chủ tọa.

- Ngôn ngữ của biên bản chính xác, ngắn gọn, không làm cho người đọc hiểu lầm ý người nói.

* Đọc lại và điều chỉnh:

- Trong cuộc thảo luận hoặc cuộc họp, thư kí đọc lại biên bản cho mọi thành viên tham dự nghe và điều chỉnh những chỗ ghi chép chưa rõ, chưa sát, chưa đúng với ý kiến người phát biểu (nếu có) trước khi cuộc thảo luận kết thúc. Đối với bài tập thực hành biên bản, em tự chỉnh sửa hoặc đọc cho một vài bạn nghe để nhận được sự góp ý.

b. Lưu ý khi tóm tắt nội dung trình bày của người khác:

* Bước 1: Lắng nghe và ghi tóm tắt:

- Lắng nghe nội dung trình bày: Cần nghe hết câu, hết ý để hiểu rõ điều người trình bày muốn nói.

- Ghi chép tóm tắt nội dung trình bày:

  • Căn cứ trên thực tế ý kiến của người phát biểu để ghi tóm tắt.
  • Tóm lược các ý chính dưới dạng từ, cụm từ.
  • Dùng các kí hiệu như số thứ tự, gạch đầu dòng… để thể hiện tính hệ thống của các ý kiến.

* Bước 2: Đọc lại và chỉnh sửa:

- Đọc lại phần ghi tóm tắt và chỉnh sửa các sai sót (nếu có).

- Xác định với người nói nội dung em vừa tóm tắt. Trao đổi lại ý kiến em chưa hiểu rõ hoặc có quan điểm khác.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Em hãy viết đoạn văn nêu cảm nhận về một văn bản đã học trong Bài 6: Điểm tựa tinh thần.

a. Hướng dẫn giải:

- Chọn văn bản mà em nắm rõ nội dung nhất.

- Cảm nhận của em có thể là: Yêu mến, cảm động,...

b. Lời giải chi tiết:

Chọn văn bản Con gái của mẹ:

“Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ”, thật vậy, chúng ta đi dọc dài cuộc đời này, người mà chúng ta mang ơn nhiều nhất chính là mẹ. Nhân vật người mẹ trong bài báo “Con gái của mẹ” số ra ngày 24 - 8 - 2019 là nhân vật để lại trong em nhiều ấn tượng sâu sắc về tình cảm bao la của người mẹ. Người mẹ ấy là người mẹ vất vả, khi con vừa vài tháng tuổi, đã bế con xa xứ để mưu sinh. Có nhiều người, hiểu được nỗi cơ cực của người mẹ nghèo nên đã gợi ý nuôi đứa bé cho người mẹ đỡ vất vả nhưng chị Hà thà cơ cực chứ không thể rời xa đứa con gái bé bỏng của mình. Khi con gái vào lớp một, chị đã hạnh phúc khôn nguôi khi con viết lên dòng chữ đầu tiên: “Mẹ ơi, con yêu mẹ nhiều”. Và dù vất vả, mệt mỏi, cơ cực với gánh nặng mưu sinh nhưng mẹ Hà lại nhận được những khoảnh khắc hạnh phúc khôn cùng khi con gái luôn chăm ngoan, tài giỏi. Có thể nói, sự cố gắng của con chính là động lực to lớn để người mẹ vượt qua những cơ cực và nuôi con nên người. Người mẹ ấy, bằng tình yêu thương bao la đã nuôi nấng con gái Lam Anh trở thành cô bé ngoan và tài giỏi. Người mẹ ấy đã vượt qua những cơ cực, khốn khó của cuộc đời để dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Người mẹ ấy chính là điểm tựa to lớn, là suối nguồn yêu thương dạt dào để cho con gái tất thảy nụ cười, để con cố gắng và vững bước vào đời. “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào”, câu hát ấy đã khắc họa đầy đủ và rõ nét về tấm lòng của người mẹ trong câu chuyện.

Bài tập 2: Em học được điều gì về cách viết biên bản và cách tóm tắt nội dung trình bày của người khác?

a. Hướng dẫn giải:

- Xem lại lý thuyết về cách viết biên bản và cách tóm tắt nội dung trình bày của người khác để giải bài tập này.

b. Lời giải chi tiết:

- Viết biên bản cần ngắn gọn, súc tích, cô đọng lại các ý chính của buổi học, tránh viết dài, lan man mà chưa đi vào được vấn đề chính.

- Tóm tắt nội dung trình bày của người khác phải đầy đủ các ý chính và ngắn gọn.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Củng cố lại nội dung những văn bản đã học.

+ Nắm được cách viết biên bản và tóm tắt nội dung trình bày của người khác.

Soạn bài Ôn tập (Bài 6)

Bài học Ôn tập (Bài 6) dưới đây nhằm giúp các em dễ dàng hơn khi tiến hành ôn lại những kiến thức đã học trong Bài 6: Điểm tựa tinh thần. Để nắm rõ hơn về những kiến thức này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

Hỏi đáp bài Ôn tập (Bài 6) Ngữ văn 6

Trong quá trình tìm hiểu bài học này, nếu có bất cứ khó khăn gì các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
OFF