OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Củng cố và mở rộng trang 127 - Ngữ văn 6 Tập 1 Kết nối tri thức


Mời các em học sinh cùng tham khảo bài học nằm trong sách Kết nối tri thức: Củng cố và mở rộng trang 127 dưới đây. Với bài học này, hy vọng rằng các em sẽ củng cố và hệ thống hóa lại kiến thức về các văn bản cùng biện pháp tu từ đã học. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Ôn lại biện pháp tu từ đã học

a. So sánh:

- Biện pháp tu từ so sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn. Ví dụ: Cô giáo em hiền như cô Tấm.

- Các kiểu so sánh:

+ Phân loại theo mức độ:

  • So sánh ngang bằng
  • So sánh không ngang bằng

+ Phân loại theo đối tượng:

  • So sánh các đối tượng cùng loại
  • So sánh khác loại
  • So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại.

b. Nhân hóa:

- Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật,… bằng những từ ngữ sử dụng cho con người như hành động, suy nghĩ, tính cách cho nó trở nên sinh động, gần gũi, hấp dẫn và có hồn hơn.

- Những hình thức nhân hóa thường gặp:

+ Gọi sự vật bằng những từ chỉ người.

+ Dùng từ tả hành động, tính chất của người để miêu tả sự vật.

+ Xưng hô với vật như với con người.

c. Ẩn dụ:

- Khái niệm: Ẩn dụ là biện pháp tu từ mà người viết dùng tên của sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật, hiện tượng khác. Giữa hai đối tượng có nét tương đồng về đặc điểm nào đó (tính chất, trạng thái, màu sắc...), nhằm làm tăng khả năng gợi cảm, gợi hình cho sự diễn đạt. Hoặc các bạn có thể hiểu khái quát rằng ẩn dụ là hình thức thay đổi tên gọi của sự vật hiện tượng có tên là A bằng sự vật hiện tượng có tên là B, trong đó A với B có nét tương đồng với nhau.

- Các kiểu ẩn dụ:

+ Ẩn dụ hình thức: Với phép ẩn dụ này hai sự vật, sự việc, hiện tượng trong phép ẩn dụ có nét tương đồng về hình thức.

+ Ẩn dụ cách thức: là phép ẩn dụ các sự vật, hiện tượng có tương đồng về cách thức.

+ Ẩn dụ phẩm chất: Các sự vật, hiện tượng có nét tương đồng về phẩm chất

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Hình thức ẩn dụ này là việc cảm nhận bằng một giác quan khác, chuyển đổi từ cảm giác này sang cảm giác khác.

d. Hoán dụ:

- Khái niệm: Hoán dụ là biện pháp tu từ dùng từ ngữ vốn chỉ sự vật, hiện tượng này để gọi tên sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ tương cận (gần nhau) nhằm tăng khả năng gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Các kiểu hoán dụ:

+ Chỉ lấy một bộ phận để gọi toàn thể.

+ Lấy vật chứa đựng gọi vật bị chứa đựng.

+ Lấy dấu hiệu sự vật để gọi các sự vật.

+ Lấy những cái cụ thể để nói về cái trừu tượng.

1.2. Ôn lại văn bản đã học

- Văn bản Cô Tô: Cảnh thiên nhiên và sinh hoạt của con người trên vùng đảo Cô Tô hiện lên thật trong sáng tươi đẹp. Bài văn cho ta hiểu biết và yêu mến một vùng đất của Tổ quốc - quần đảo Cô Tô.

- Văn bản Hang Én: Hang Én là một bài kí kể lại cuộc hành trình khám phá hang én của nhân vật tôi. Tác phẩm đã cung cấp cho người đọc những thông tin từ khung cảnh, thảm thực vật,... vừa hùng vĩ, vừa mơ mộng của địa điểm này.

- Văn bản Cửu Long Giang ta ơi: Bài thơ bắt đầu từ hình ảnh chật chội của lớp học để đưa đến hình ảnh rộng lớn của dòng sông Mê Kông, đem đến cho người đọc những hiểu biết về dòng sông  cùng con người Nam Bộ.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về văn bản Cô Tô đã học.

a. Hướng dẫn giải:

- Đọc kĩ lại văn bản Cô Tô để giải bài tập này.

- Cảm nhận của em có thể là: Ngạc nhiên, yêu mến, tự hào,...

b. Lời giải chi tiết:

Bài kí Cô Tô của Nguyễn Tuân là một tác phẩm đặc sắc mà ở đó đoạn tả mặt trời mọc trên biển đã gây cho em sự thích thú, ham mê và trí tưởng tượng sâu sắc nhất. Cảnh mặt trời mọc trên biển là một bức tranh rất đẹp và đầy chất thơ. Đây là đoạn văn miêu tả đẹp nhất của bài kí. Như một “sản phẩm quí”, vẻ đẹp của thiên nhiên như dâng sẵn, đón chờ, nhưng không phải ai cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp ấy một cách đầy đủ và tinh tế. Chính vì thế mà ngắm nhìn bình minh Cô Tô đối với Nguyễn Tuân không phải là một thú vui hưởng thụ, dễ dãi, thụ động mà là cả một cuộc đi tìm cái đẹp một cách công phu, đầy sự khám phá, sáng tạo. Như một nghệ sĩ đi săn lùng cái đẹp, Nguyễn Tuân đã dậy từ canh tư, lúc còn tôi đất, cô đi mãi trên đầu đá sư, ra thấu đầu mủi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Người đọc cảm mến tác giả về lòng yêu quí, tôn thờ “cái đẹp” và cảm phục, thích thú vì công phu tìm kiếm cái đẹp của người nghệ sĩ, hồi hộp cùng tác giả chờ đón cái “đẹp” xuất hiện. Em chưa một lần được ngắm cảnh bình minh ở biển. Nhờ đoạn kí của Nguyễn Tuân đã giúp em chiêm ngưỡng, thưởng thức vẻ đẹp lộng lẫy, tráng lệ và kì diệu của mặt trời mọc trên biển Cô Tô. Cảm ơn nhà văn với trí sáng tạo đã khám phá, đã “vẽ” lên trong văn chương vẻ đẹp của Cô Tô, giúp ta thêm yêu vùng đảo xa xôi này. Cảm ơn Nguyễn Tuân đã dạy ta cả cách đến với “Cái đẹp”.

Bài tập 2: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong ngữ liệu sau:

"Bây giờ mận mới hỏi đào

Vườn hồng đã có ai vào hay chưa

Mận hỏi thì đào xin thưa

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào".

a. Hướng dẫn giải:

- Xem lại lý thuyết các biện pháp tu từ đã học để giải bài tập này.

b. Lời giải chi tiết:

- Biện pháp tư từ được sử dụng là ẩn dụ:

+ Hình ảnh ẩn dụ: Mận, đào, vườn hồng.

-> Mận để chỉ người con trai. Đào chỉ người con gái, vườn hồng

- Tác dụng: Mận, đào, vườn hồng là những hình ảnh ẩn dụ - những biểu tượng cho những người lao động ngày xưa, trong bài ca dao này, chúng được dùng để chỉ người con trai và người con gái trong tình yêu. Cách nói bóng gió phù hợp với sự kín đáo, tế nhị trong tình yêu.

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Hệ thống hóa lại những văn bản đã học.

+ Nắm được kiến thức về biện pháp tu từ đã học.

Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 127

Bài học Củng cố và mở rộng trang 127 nhằm giúp các em ôn luyện lại những kiến thức đã học trong Bài 5: Những nẻo đường xứ sở. Để nắm rõ được nội dung bài học này, các em có thể tham khảo thêm bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

Hỏi đáp bài Củng cố và mở rộng trang 127 Ngữ văn 6

Khi gặp bất cứ khó khăn gì trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
OFF