OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt - Ngữ văn 6 Tập 1 Kết nối tri thức


Nhằm giúp các em học sinh dễ dàng tiếp cận bài học mới thuộc sách Kết nối tri thức, Học247 mời các em cùng tham khảo bài học Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt dưới đây. Với bài học này các em sẽ nắm được các bước khi viết bài văn tả cảnh sinh hoạt mà em ấn tượng nhất. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Yêu cầu đối với bài văn tả cảnh sinh hoạt

- Giới thiệu được cảnh sinh hoạt

- Tả bao quát quang cảnh (không gian, thời gian, hoạt động chính)

- Tả hoạt động cụ thể của con người

- Sử dụng từ ngữ phù hợp để miêu tả cảnh sinh hoạt một cách rõ nét, sinh động.

- Nêu được cảm nghĩ về cảnh sinh hoạt.

1.2. Phân tích bài viết tham khảo

Phân tích "Chợ phiên vùng cao":

- Giới thiệu cảnh sinh hoạt: phiên chợ vùng cao.

- Tả quang cảnh chung của phiên chợ: vị trí phiên chợ.

- Tả hoạt động cụ thể của con người: màu sắc, con người tới phiên chợ: đàn ông, phụ nữ, các loại hàng hoá, âm thanh trong chợ.

=> Tả hoạt động mua bán trong khu chợ bằng các từ ngữ phù hợp, đặc trưng để tả cảnh sinh hoạt một cách rõ nét, sinh động.

- Thể hiện thái độ, suy nghĩ của người viết đối với cảnh sinh hoạt: chợ phiên là một hoạt động đẹp và vô cùng sống động của người dân tộc thiểu số vùng cao.

1.3. Thực hành viết theo các bước

a. Trước khi viết:

* Lựa chọn đề tài:

- Có thể tham khảo một số đề tài sau:

+ Cảnh chợ cá bên bờ biển.

+ Ngày tết trung thu ở quê em.

+ Cảnh thu hoạch mùa màng.

+ Cảnh gói bánh chưng ngày Tết.

+ Cảnh một lễ hội của địa phương.

* Tìm ý:

- Hình dung các chi tiết và cảnh sinh hoạt theo trí nhớ của em (viết ngắn gọn dưới hình thức cụm từ):

+ Thời gian, địa điểm.

+ Quang cảnh chung và những hoạt động cụ thể.

+ Những người tham gia và hành động, lời nói của họ.

- Sưu tầm các tư liệu, vật dụng, tranh ảnh, đoạn phim ngắn liên quan đến cách sinh hoạt.

* Lập dàn ý:

- Mở bài: Giới thiệu cảnh sinh hoạt.

- Thân bài: Miêu tả cảnh sinh hoạt.

+ Tả bao quát khung cảnh và ấn tượng chung về cảnh sinh hoạt.

+ Tả cụ thể cảnh sinh hoạt theo trình tự thời gian, hoạt động cụ thể của những người tham gia.

+ Thể hiện cảm xúc khi quan sat, chứng kiến hoặc tham gia cảnh sinh hoạt.

- Kết bài: Nêu suy nghĩ, đánh giá của người viết.

b. Viết bài:

Khi viết bài cần lưu ý:

- Tả những gì em đã quan sát.

- Nên tả cụ thể hình dáng, màu sắc, âm thanh, mùi vị,... Chú ý dùng các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa để bài viết thêm sinh động.

- Sử dụng những từ ngữ thể hiện chân thực tình cảm, suy nghĩ của em.

c. Chỉnh sửa bài viết:

Rà soát chỉnh sửa bài viết theo những gợi ý sau:

- Chỉnh sửa, bổ sung nếu bài viết chưa giới thiệu được cách sinh hoạt cần miêu tả và quang cảnh chung.

-Bổ sung những chi tiết về các hoạt động cụ thể của những người tham gia cảnh sinh hoạt (nếu cần). Có thể thêm các thông tin về lịch sử, địa lý, văn hóa có liên quan đến cảnh sinh hoạt.

- Đánh dấu những từ ngữ miêu tả cảnh sinh hoạt. Nếu cần thiết hãy bổ sung để cảnh sinh hoạt hiện ra một cách rõ nét sinh động.

- Rà soát lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,... Trong bài viết và chỉnh sửa nếu phát hiện có lỗi.

- Chỉnh sửa, bổ sung nếu bài viết chưa giới thiệu được cách sinh hoạt cần miêu tả và quang cảnh chung.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy viết một bài văn tả về một cảnh sinh hoạt mà em thích nhất.

a. Hướng dẫn giải:

- Nắm kĩ các bước khi viết bài văn tả cảnh sinh hoạt.

- Bài văn cần có bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài và kết bài đầy đủ.

b. Lời giải chi tiết:

Một tuần học tập của chúng em lại sắp trôi qua, thời gian trôi thật nhanh mới thứ hai đầu tuần ngồi chào cờ dưới sân trường hôm nay đã là thứ bảy và chúng em lại có buổi sinh hoạt tổng kết. Giờ sinh hoạt cuối tuần cũng là giờ được chờ mong nhất vì có những trò chơi và luôn ngập tràn tiếng cười.

Buổi sinh hoạt vào tiết cuối của thứ bảy, sau 4 tiết học tập căng thẳng, tiết sinh hoạt là tiết để chúng em thư giãn, tổng kết lại các hoạt động nề nếp, học tập, rèn luyện của cả lớp sau một tuần. Đầu tiên cô giáo chủ nhiệm sẽ lên lớp rồi yêu cầu các bạn tổ trưởng báo cáo tình hình nề nếp, học tập của các thành viên trong tổ. Bạn nào đi học muộn, không quàng khăn đỏ hoặc nói chuyện trong giờ học hay tất cả các hành vi vi phạm nội quy của trường, lớp đều được ghi lại, bên cạnh đó bạn nào đạt thành tích tốt, điểm cao, giúp đỡ bạn bè hay làm việc tốt lại được tuyên dương trước lớp. Nhờ bản báo cáo của tổ trưởng cô giáo sẽ nắm sát được tình hình của từng học sinh trong lớp. Lớp trưởng là người tổng kết mọi hoạt động của lớp, báo cáo thi đua và đưa ra phương hướng cho tuần tới. Sau cùng cô giáo chủ nhiệm sẽ đưa ra quyết định thưởng - phạt cho từng bạn, những lỗi nhẹ cô sẽ phạt lên hát hoặc múa một bài, và khi đó là lúc lớp em vui nhộn nhất.

Cũng nhờ những buổi sinh hoạt mà lớp chúng em thêm đoàn kết, gắn bó, thấu hiểu nhau hơn, giúp đỡ nhau nhiều hơn và cùng nhau cố gắng học tập. Hơn thế còn tìm ra được những tài năng như hát hay, nhảy đẹp, múa dẻo, đối với em giờ sinh hoạt lớp thật ý nghĩa.

(Sưu tầm)

 

ADMICRO

Lời kết

- Học xong bài này, các em cần nắm:

+ Nắm được các bước viết bài văn tả cảnh sinh hoạt.

+ Trau dồi thêm vốn từ cho bản thân.

Soạn bài Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

Bài học Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt này nhằm giúp các em nâng cao kĩ năng viết bài văn tả cảnh hay và sáng tạo nhất. Để hiểu hơn về bài học này, các em có thể tham khảo bài soạn chi tiết hoặc tóm tắt dưới đây:

Hỏi đáp bài Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt Ngữ văn 6

Khi gặp bất cứ khó khăn gì trong việc tìm hiểu bài học này, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời cho các em.

-- Mod Ngữ văn 6 HỌC247

NONE
OFF